BBC - 8.12.2014: Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh hai vụ bắt chủ các blog Quê Choa (Bọ Lập hay nhà văn Nguyễn Quang Lập), Người Lót Gạch (hay giáo sư Hồng Lê Thọ) với vụ bắt các ông Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, đồng thời bình luận về việc có hay không 'một danh sách' các bloggers có thể bị bắt tiếp theo.
Ông Dũng nói khoảng cách giữa vụ bắt giữ giữa các cặp blogger này khá tương tự với thời gian khoảng 10 ngày trong vụ bắt ông Nhất và ông Đào, trong khi vụ bắt giữ giữa các ông Bọ Lập và Hồng Lê Thọ cách nhau chỉ một tuần.
"Như vậy hiện tượng năm nay cũng diễn ra gần giống như là một năm rưỡi trước đây và tôi cho rằng vấn đề này liên quan một số yếu tố và đặc biệt liên quan tới một sự kiện diễn ra có lẽ trong tháng 12 này là Hội nghị Trung ương.
"Và trước Hội nghị Trung ương thường có một số động thái của chính quyền và công an để hạn chế những tiếng nói bất đồng... và trước đây đã diễn ra vào năm 2013 và hiện nay đang lặp lại tình trạng đó."
'Danh sách nhập kho'
Tuy nhiên, ông Dũng nói với BBC ông tin rằng từ nay tới hội nghị kế tiếp của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, sẽ không có thêm các vụ bắt bớ blogger, nhà hoạt động nào nữa.
Ông nói: "Cũng như năm trước khi bắt bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào thì lập tức xuất hiện một luồng thông tin mà tôi cho là luồng thông tin này từ trong một số giới công an và dư luận viên đưa ra là có một danh sách 20 bloggers bị bắt, thậm chí là lên tới 30 bloggers bị bắt.
"Nhưng mà sau đó đã không có một danh sách nào cả, đã không có một người nào bị bắt thêm.
"Và năm nay cũng vậy, cũng xuất hiện một thông tin là sẽ có một bản kê danh sách khá dài, có thể một số nhân vật nào đó, thậm chí tôi muốn nói luôn là đã có dư luận về một số bloggers có thể có triển vọng 'nhập kho' nhất... và một số vị khác.
"Riêng tôi đánh giá rằng việc bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập đã cơ bản dừng lại và nhiều khả năng là con số bắt giữ lần này chỉ là con số 'hai' mà thôi và sẽ không có thêm một trường hợp nào bị bắt cho tới Hội nghị Trung ương cuối năm 2014," nhà báo độc lập nói với BBC hôm 07/12/2014.
-----------------
Xem thêm:
Vợ Bọ Lập 'bất đồng' với Bộ Công an
Blogger, nhà văn Nguyễn Quang Lập là hội viên của bốn hội văn nghệ, sân khấu ở Việt Nam.
Vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập, blogger vừa bị bắt hôm 06/12/2014, không đồng ý với tuyên bố của Bộ Công an nói chồng của bà bị 'bắt quả tang'.
Trang tin điện tử của Bộ Công an hôm thứ Bảy nói: "Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956...
"Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật."
Trao đổi với BBC hôm 07/12, bà Hồ Thị Hồng, vợ ông Lập, nói: "Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang viết văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn...
Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang viết văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn ... Anh ấy bảo với tôi là anh đang hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết cho xong, sợ là ít hôm nữa già quá, mệt quá viết không nổi, thì anh phải viết trong lúc này Bà Hồ Thị Hồng, vợ blogger Bọ Lập |
"Anh ấy bảo với tôi là anh đang hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết cho xong, sợ là ít hôm nữa già quá, mệt quá viết không nổi, thì anh phải viết trong lúc này, còn sức khỏe thì anh phải viết cho xong chương II cuốn tiểu thuyết cho xong việc, nếu không càng lớn anh càng yếu đi, anh không viết nổi.
"Anh đang ngồi viết văn thôi, viết ở trên máy mà ông vẫn thường thường ngồi sáng tác... Khi bước vào nhà tôi, họ bảo 'bọn tôi là bên bảo vệ lên phòng xem phòng cháy, chữa cháy'.
"Họ chỉ mào đầu nói như thế, nhưng 7-8 người ập ngay vào, lao thẳng vào phòng khách, rồi phòng ngủ nơi phòng làm việc của chồng tôi đang làm.
"Ông đang ngồi viết một tập tiểu thuyết, ông ấy vẫn còn đang sáng tác, ông bảo để hoàn thành cuốn tiểu thuyết ấy," vợ của blogger khẳng định.
'Quả tang hay là cớ?'
Bình luận về sự việc, hôm Chủ Nhật, luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:
"Việc họ sử dụng từ ngữ là bắt quả tang hay bắt một cách gì đó thì không quan trọng. Quan trọng là có tội hay không có tội, việc bắt giữ đúng hay sai thôi, chứ việc dùng những thuật ngữ bắt quả tang hay không, thì những việc ấy không quan trọng lắm.
"Nếu mà nói là bắt quả tang như trường hợp của ông Lập thì tôi nghĩ là không đúng, là vì ông đang ngồi trong nhà, trong cửa thì có ai chứng kiến về việc ông ấy phạm một hành vi phạm tội gì không.
"Mà việc chứng minh hành vi phạm tội thì cần thiết phải giám định, hoặc là phải rõ ràng, những chứng cứ phải rất rõ ràng thì mới có thể nói được. Ví dụ như việc đánh người ở giữa phố bị mọi người nhìn thấy thì mới có thể nói là bắt quả tang được.
"Chứ còn những người đang ngồi ở trong phòng, ngồi ở trong nhà, thực hiện một bài viết gì đó, bài viết đó có vi phạm, xâm phạm quyền lợi của ai không thì phải qua một cơ quan giám định nữa, thì mới chắc chắn được," luật sư Nam nói.
Một luật sư khác, ông Ngô Ngọc Trai, cũng nói với BBC cùng ngày:
"Đại thể thì việc cải trang làm người bình thường, xong rồi vào hỏi về một việc khác, xong rồi 'bắt quả tang', thì thực ra là cơ quan an ninh người ta cứ làm phức tạp hóa, hay là người ta có thêm một sáng kiến mới để ghi nhận công lao, hay tâm huyết của người ta như thế nào, thì tôi không biết.
"Chứ còn lâu nay, nếu bắt phải ai thì người ấy phải chịu, quan điểm người ta quy kết thì phải chấp nhận, chứ còn cách thức bắt như thế nào, theo tôi là không quan trọng...," ông nói.
Bình luận về sự việc, hôm Chủ Nhật, luật sư Trần Thu Nam nói với BBC:
"Việc họ sử dụng từ ngữ là bắt quả tang hay bắt một cách gì đó thì không quan trọng. Quan trọng là có tội hay không có tội, việc bắt giữ đúng hay sai thôi, chứ việc dùng những thuật ngữ bắt quả tang hay không, thì những việc ấy không quan trọng lắm.
"Nếu mà nói là bắt quả tang như trường hợp của ông Lập thì tôi nghĩ là không đúng, là vì ông đang ngồi trong nhà, trong cửa thì có ai chứng kiến về việc ông ấy phạm một hành vi phạm tội gì không.
Nếu mà nói là bắt quả tang như trường hợp của ông Lập thì tôi nghĩ là không đúng, là vì ông đang ngồi trong nhà, trong cửa thì có ai chứng kiến về việc ông ấy phạm một hành vi phạm tội gì không. Luật sư Trần Thu Nam |
"Mà việc chứng minh hành vi phạm tội thì cần thiết phải giám định, hoặc là phải rõ ràng, những chứng cứ phải rất rõ ràng thì mới có thể nói được. Ví dụ như việc đánh người ở giữa phố bị mọi người nhìn thấy thì mới có thể nói là bắt quả tang được.
"Chứ còn những người đang ngồi ở trong phòng, ngồi ở trong nhà, thực hiện một bài viết gì đó, bài viết đó có vi phạm, xâm phạm quyền lợi của ai không thì phải qua một cơ quan giám định nữa, thì mới chắc chắn được," luật sư Nam nói.
Một luật sư khác, ông Ngô Ngọc Trai, cũng nói với BBC cùng ngày:
"Đại thể thì việc cải trang làm người bình thường, xong rồi vào hỏi về một việc khác, xong rồi 'bắt quả tang', thì thực ra là cơ quan an ninh người ta cứ làm phức tạp hóa, hay là người ta có thêm một sáng kiến mới để ghi nhận công lao, hay tâm huyết của người ta như thế nào, thì tôi không biết.
"Chứ còn lâu nay, nếu bắt phải ai thì người ấy phải chịu, quan điểm người ta quy kết thì phải chấp nhận, chứ còn cách thức bắt như thế nào, theo tôi là không quan trọng...," ông nói.
'Hai mặt của phản biện'
Nơi làm việc của blogger, nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) sau khi bị khám xét.
Hôm thứ Bảy tuần trước, nhà chức trách công bố bắt ông Hồng Lê Thọ, chủ trang blog Người Lót Gạch, theo điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam vốn phạt 'tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân'.
Bình luật điều luật này, Luật sư Ngô Ngọc Trai nói:
"Về điều 258, quan điểm của tôi như vầy: việc người ta phản ánh, lên tiếng về các vấn đề của đất nước, đấy là việc làm chính đáng và cần phải khuyến khích.
"Chứ còn cứ quy chụp người ta phạm thế này, thế kia, tuyên truyền chống nhà nước, thực ra mình phải hiểu là nhà nước chỉ là công cụ, phương tiện thôi để giúp cho đời sống con người được tốt hơn.
"Thế thì khi nhà nước chưa làm tròn vai trò, trách nhiệm công cụ của mình thì người ta có quyền lên tiếng, phản ánh về những cái đó.
"Thì cái đó là cái chính đáng, thế còn việc quy chụp, tôi cho là không đúng.
khi nhà nước chưa làm tròn vai trò, trách nhiệm công cụ của mình thì người ta có quyền lên tiếng, phản ánh về những cái đó. Thì cái đó là cái chính đáng, thế còn việc quy chụp, tôi cho là không đúng Luật sư Ngô Ngọc Trai |
"Thế còn về phía người viết, những người lên tiếng thì cũng phải hiểu rằng những cá nhân, những cơ quan, người ta nắm những trọng trách, trách nhiệm, người ta có những khó khăn nhất định
"Thế thì khi viết phản ánh thì anh cũng phải khách quan, anh phải nhìn đa diện, chứ đừng xúc phạm hay vu khống, thì đó lại là vi phạm, thế thôi," luật sư Trai nêu quan điểm.
'Thách thức hay là không?'
Hôm 07/12, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội dân sự từ Hà Nội, bình luận về vụ bắt hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ vốn diến ra chỉ trong vòng một tuần lễ và chỉ vài ngày trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) hàng năm.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng họ không phải là thách thức đâu, mà họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ, chứ không phải là thách thức. Bởi vì chuyện như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi.
"Và tôi rằng đến anh Hồng Lê Thọ và bây giờ đến anh Nguyễn Quang Lập, thì nó là một cái dài dài, chứ nó không phải là một đột xuất gì cả.
"Cái đấy chứng tỏ một cung cách của người ta hiểu về nhân quyền là: hiểu về nhân quyền là phải theo kiểu của chính quyền ở đây họ nghĩ thế nào, thì đấy mới là nhân quyền."
Cùng ngày Chủ Nhật, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập từ Sài Gòn khi bình luận các vụ bắt bloggers mới nhất, không cho rằng chính quyền Việt Nam thách thức quốc tế về nhân quyền.
Ông nói: "Tôi không cho là có động thái muốn thách thức dư luận quốc tế về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
"Và nhà nước Việt Nam, có lẽ họ đã đủ khôn ngoan để họ biết rằng không nên thách thức quốc tế, đặc biệt trong hoàn cảnh nhà nước Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc và phụ thuộc ngày càng nhiều vào quốc tế tế về một số vấn đề lợi ích kinh tế, cũng như chính trị, kể cả vấn đề quân sự.
"Tôi chỉ cho là ngày quốc tế nhân quyền không được đặc biệt khuyến khích, nói cách khác là vẫn bị một thái độ kỳ thị ở Việt Nam, đặc biệt là từ phía nhà nước.
"Họ không xem đó là ngày quốc tế nhân quyền, mặc dù họ luôn tuyên bố rằng họ là người luôn bảo đảm những quyền về các quyền con người," ông Dũng nói.
Hôm 07/12, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội dân sự từ Hà Nội, bình luận về vụ bắt hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ vốn diến ra chỉ trong vòng một tuần lễ và chỉ vài ngày trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) hàng năm.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng họ không phải là thách thức đâu, mà họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ, chứ không phải là thách thức. Bởi vì chuyện như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi.
"Nhiều chuyện khác nhưng các bloggers như anh Trương Duy Nhất vẫn còn đang ở trong trại giam, anh Phạm Viết Đào vừa mới được ra, rồi việc bắt anh Nguyễn Hữu Vinh (anh Ba Sàm). Những cáo buộc họ nêu ra là hết sức vu vơ.
Bộ Công an ra thông báo về vụ bắt giữ ông Nguyễn Quang Lập hôm 06/12/2014.
"Và tôi rằng đến anh Hồng Lê Thọ và bây giờ đến anh Nguyễn Quang Lập, thì nó là một cái dài dài, chứ nó không phải là một đột xuất gì cả.
"Cái đấy chứng tỏ một cung cách của người ta hiểu về nhân quyền là: hiểu về nhân quyền là phải theo kiểu của chính quyền ở đây họ nghĩ thế nào, thì đấy mới là nhân quyền."
Cùng ngày Chủ Nhật, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập từ Sài Gòn khi bình luận các vụ bắt bloggers mới nhất, không cho rằng chính quyền Việt Nam thách thức quốc tế về nhân quyền.
Ông nói: "Tôi không cho là có động thái muốn thách thức dư luận quốc tế về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng họ không phải là thách thức đâu, mà họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ, chứ không phải là thách thức. Bởi vì chuyện như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi. Tiến sỹ Nguyễn Quang A |
"Và nhà nước Việt Nam, có lẽ họ đã đủ khôn ngoan để họ biết rằng không nên thách thức quốc tế, đặc biệt trong hoàn cảnh nhà nước Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc và phụ thuộc ngày càng nhiều vào quốc tế tế về một số vấn đề lợi ích kinh tế, cũng như chính trị, kể cả vấn đề quân sự.
"Tôi chỉ cho là ngày quốc tế nhân quyền không được đặc biệt khuyến khích, nói cách khác là vẫn bị một thái độ kỳ thị ở Việt Nam, đặc biệt là từ phía nhà nước.
"Họ không xem đó là ngày quốc tế nhân quyền, mặc dù họ luôn tuyên bố rằng họ là người luôn bảo đảm những quyền về các quyền con người," ông Dũng nói.
'Răn đe, bất an'
Hôm thứ Bảy, nhà thơ Đỗ Trung Quân nói với BBC các vụ bắt giữ bloggers, mà mới nhất là vụ ông Nguyễn Quang Lập, là một 'hình thái và tín hiệu răn đe' với giới bloggers.
Ông nói với BBC: "Tôi thấy đây cũng là một dấu hiệu gì đó nó hơi không bình thường đối với những người như anh Hồng Lê Thọ, anh Nguyễn Quang Lập.
Blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập thu hút nhiều sự theo dõi trên mạng xã hội ở VN.
"Nhận định của tôi có thể đúng, có thể không đúng, nhưng đó là thông điệp răn đe, tôi chỉ biết được tới đó thôi, còn chuyện cung đình tôi cũng lơ mơ lắm.
"Nhưng mà tôi nghĩ trong lúc này có lẽ đó là một sự răn đe nào đó khi mà tình hình ở trong nội bộ của nhà nước cũng đang có nhiều vấn đề, thì đó có thể là một hình thái răn đe không biết chừng."
Còn nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng việc bắt bớ đang gây ra tâm trạng 'bất an', trong khi lẽ ra nhà nước, theo ông, nên tìm cách khách để tiếp thu từ giới phản biện.
Ông nói với BBC: "Nó bất an lắm. Nếu mà cứ bắt bớ như thế thì quả bất an. Và tôi thấy là nên có một cách khác để phát huy được những cái trí tuệ, tài năng của những con người, đặc biệt là trí thức Việt Nam.
Ông nói về sự cần thiết của tiếng nói phản biện: "Tôi nghĩ rằng nhiều khi cũng phải có những tiếng nói phản biện và tiếng nói phản biện không phải là để lật đổ nhà nước. Mà đấy là những tiếng nói để một đất nước phải suy nghĩ.
"Phải suy nghĩ để có những thay đổi để nó tốt hơn thôi. Tôi cho rằng mục đích của những bài phản biện hầu hết là để làm sao cho đất nước tốt hơn. Có thể nó không hợp với nhà cầm quyền thì họ có thể bắt người này người kia và nếu như thế thì có thể bắt rất nhiều người," blogger Nguyễn Trọng Tạo nói.
'Sẽ không bắt thêm?'
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC ông tin rằng từ nay tới Hội nghị kế tiếp của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ không có thêm các vụ bắt bớ blogger, nhà hoạt động nào nữa.
Ông nói: "Cũng như năm trước khi bắt bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào thì lập tức xuất hiện một luồng thông tin mà tôi cho là luồng thông tin này từ trong một số giới công an và dư luận viên đưa ra là có một danh sách 20 bloggers bị bắt, thậm chí là lên tới 30 bloggers bị bắt.
"Nhưng mà sau đó đã không có một danh sách nào cả, đã không có một người nào bị bắt thêm.
"Và năm nay cũng vậy, cũng xuất hiện một thông tin là sẽ có một bản kê danh sách khá dài, có thể một số nhân vật nào đó, thậm chí tôi muốn nói luôn là đã có dư luận về một số bloggers có thể có triển vọng 'nhập kho' nhất... và một số vị khác.
"Riêng tôi đánh giá rằng việc bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập đã cơ bản dừng lại và nhiều khả năng là con số bắt giữ lần này chỉ là con số 'hai' mà thôi và sẽ không có thêm một trường hợp nào bị bắt cho tới Hội nghị Trung ương cuối năm 2014."
Tuy nhiên, hôm 07/12, có tin nói blogger Mẹ Nấm, tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã bị công an địa phương ở Nha Trang 'chặn bắt' và 'tạm giữ' vào sáng Chủ Nhật.
Blogger Mẹ Nấm là một trong những thành viên sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) và chủ trương các đối thoại, tọa đàm về nhân quyền, quyền của xã hội dân sự như các buổi tọa đàm 'Cafe nhân quyền' ở ba miền tại Việt Nam.
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC ông tin rằng từ nay tới Hội nghị kế tiếp của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ không có thêm các vụ bắt bớ blogger, nhà hoạt động nào nữa.
Ông nói: "Cũng như năm trước khi bắt bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào thì lập tức xuất hiện một luồng thông tin mà tôi cho là luồng thông tin này từ trong một số giới công an và dư luận viên đưa ra là có một danh sách 20 bloggers bị bắt, thậm chí là lên tới 30 bloggers bị bắt.
"Nhưng mà sau đó đã không có một danh sách nào cả, đã không có một người nào bị bắt thêm.
"Và năm nay cũng vậy, cũng xuất hiện một thông tin là sẽ có một bản kê danh sách khá dài, có thể một số nhân vật nào đó, thậm chí tôi muốn nói luôn là đã có dư luận về một số bloggers có thể có triển vọng 'nhập kho' nhất... và một số vị khác.
"Riêng tôi đánh giá rằng việc bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập đã cơ bản dừng lại và nhiều khả năng là con số bắt giữ lần này chỉ là con số 'hai' mà thôi và sẽ không có thêm một trường hợp nào bị bắt cho tới Hội nghị Trung ương cuối năm 2014."
Tuy nhiên, hôm 07/12, có tin nói blogger Mẹ Nấm, tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã bị công an địa phương ở Nha Trang 'chặn bắt' và 'tạm giữ' vào sáng Chủ Nhật.
Blogger Mẹ Nấm là một trong những thành viên sáng lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) và chủ trương các đối thoại, tọa đàm về nhân quyền, quyền của xã hội dân sự như các buổi tọa đàm 'Cafe nhân quyền' ở ba miền tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào: