RFA: Hình: Ngoại Trưởng Anifah Aman của Malaysia trả lời báo chí ngày 26 tháng 4, 2015 tại thượng đỉnh ASEAN thứ 26 ở Kuala Lumpur. AFP
Ngày đầu thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 đã kết thúc ở Kuala Lumpur, Malaysia, với bản dự thảo tuyên bố chung, trong đó viết rằng những việc Trung Quốc đang làm ở khu vực tranh chấp tại Biễn Đông “không chỉ làm xói mòn lòng tin mà còn có thể phá hoại ổn định, hòa bình của khu vực”.
Bản dự thảo còn viết rằng các nước thành viên ASEAN “chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số nhà lãnh đạo về hoạt động cải tạo đảo đang xảy ra ở Biến Đông” “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ở Biển Đông”.
Qua tuyên bố chung này, những nhà lãnh đạo cũng chỉ thị các vị ngoại trưởng của những nước thành viên tiếp tục nỗ lực đối thoại với Trung Quốc để tìm giải pháp hòa bình, không để tình huống trở nên xấu hơn.
Lời lẽ trong bản dự thảo tuyên bố chung được một số quan sát viên và viên chức ngoại giao Đông Nam Á xem là dấu hiệu chứng tỏ các nhà lãnh đạo ASEAN, phần nào, đã nhượng bộ đòi hỏi của Philippines và một vài nước khác là phải đoàn kết và phải có biện pháp cứng rắn hơn đối với những việc mà Trung Quốc đang làm ở Trường Sa.
Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cho biết từ chiều hôm qua, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã gặp riêng nhau để thảo luận về những điểm hai bên sẽ trình bày ở thượng đỉnh, trong mục đích thúc đẩy các nước thành viên khác ủng hộ lập trường của mình.
Trước đó, trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao, Ngoại Trưởng Phi Albert del Rosario lên tiếng nói rằng nếu ASEAN không cấp tốc đứng lên phản đối và đòi quyền lợi cho chính mình, Trung Quốc sẽ hoàn tất các công trình bồi đắp ở những vùng đảo mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với nhiều nước khác.
Ngoại Trưởng Philippines cũng nói rằng Trung Quốc làm điều này với mục đích muốn thay đổi hiện trạng để nắm quyền kiểm soát ở những vùng biển đảo mà Bắc Kinh đang chiếm đóng.
Ông nhấn mạnh ý đồ của Trung Quốc là đẩy những nước khác vào chuyện đã rồi, bảo thêm rằng nếu ASEAN không đồng lòng để ngăn chận Trung Quốc ngay lúc này thì mai sau, dù có thương thuyết với Bắc Kinh và đạt được bản quy định hành xử thì văn kiện đó cũng không có ý nghĩa.
Nhận xét cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN nhượng bộ đòi hỏi của một số nước hội viên được đưa ra vì lòi lẽ của bản tuyên bố chung, ít nhiều, khác với những điểm được lãnh đạo nước chủ nhà Malaysia là Thủ Tướng Najib Razak trình bày trong bài diễn văn đọc khai mạc thượng đỉnh.
Trong bài diễn văn, Thủ Tướng Malaysia nói rõ là ASEAN cần tránh đối đầu với Trung Quốc, tiếp tục thúc đẩy đàm phán với Bắc Kinh để đạt được bản quy định hành xử.
Theo trình bày của Thủ Tướng Razak, chính sách không đối đầu mà ASEAN đang thực hiện đã giúp căng thẳng không bùng nổ lớn hơn. Vì thế, ông nói tiếp là ASEAN sẽ tiếp tục chính sách này, song song với việc xây dựng quan hệ tích cực hơn với Trung Quốc.
Cũng xin nói thêm là tin chúng tôi nghe được từ giới ngoại giao Đông Nam Á cho hay ASEAN và Bắc Kinh đã đồng ý gặp nhau vào tháng Năm và tháng Sáu tới đây để bàn thảo về những điểm liên quan đến tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông.
Chưa rõ hai cuộc đàm phán sẽ được thực hiện ở cấp nào nhưng một viên chức ngoại giao đang có mặt tại Kuala Lumpur nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng có lẽ vòng đàm phán sắp tới cũng không đem lại kết quả mà mọi người trông chờ.
Dẫn chứng viên chức ngoại giao yêu cầu được dấu tên này đưa ra là bài viết do Tân Hoa Xã phổ biến, trong đó nói rằng Trung Quốc không làm điều gì sai trái ở biển Đông, vì những hoạt động của họ đều được thực hiện trên những hòn đảo chủ quyền thuộc về Bắc Kinh.
Bài viết này còn dùng những chữ thật nặng nề để chỉ trích việc Philippines kêu gọi ASEAN cùng đứng lên để bày tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, ví lời kêu gọi của Manila là hành động của kẻ “vừa đánh trống vừa ăn cướp”.
Cũng xin nói thêm là sau ngày họp đầu tiên, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đáp phi cơ từ Kuala Lumpur đến thành phố Langkawi, là địa điểm tổ chức ngày thứ nhì của thượng đỉnh năm nay.
Ngày đầu thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 đã kết thúc ở Kuala Lumpur, Malaysia, với bản dự thảo tuyên bố chung, trong đó viết rằng những việc Trung Quốc đang làm ở khu vực tranh chấp tại Biễn Đông “không chỉ làm xói mòn lòng tin mà còn có thể phá hoại ổn định, hòa bình của khu vực”.
Bản dự thảo còn viết rằng các nước thành viên ASEAN “chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số nhà lãnh đạo về hoạt động cải tạo đảo đang xảy ra ở Biến Đông” “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải cũng như tự do hàng không ở Biển Đông”.
Qua tuyên bố chung này, những nhà lãnh đạo cũng chỉ thị các vị ngoại trưởng của những nước thành viên tiếp tục nỗ lực đối thoại với Trung Quốc để tìm giải pháp hòa bình, không để tình huống trở nên xấu hơn.
Lời lẽ trong bản dự thảo tuyên bố chung được một số quan sát viên và viên chức ngoại giao Đông Nam Á xem là dấu hiệu chứng tỏ các nhà lãnh đạo ASEAN, phần nào, đã nhượng bộ đòi hỏi của Philippines và một vài nước khác là phải đoàn kết và phải có biện pháp cứng rắn hơn đối với những việc mà Trung Quốc đang làm ở Trường Sa.
Các bản tin chúng tôi ghi nhận được cho biết từ chiều hôm qua, Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã gặp riêng nhau để thảo luận về những điểm hai bên sẽ trình bày ở thượng đỉnh, trong mục đích thúc đẩy các nước thành viên khác ủng hộ lập trường của mình.
Trước đó, trong cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao, Ngoại Trưởng Phi Albert del Rosario lên tiếng nói rằng nếu ASEAN không cấp tốc đứng lên phản đối và đòi quyền lợi cho chính mình, Trung Quốc sẽ hoàn tất các công trình bồi đắp ở những vùng đảo mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với nhiều nước khác.
Ngoại Trưởng Philippines cũng nói rằng Trung Quốc làm điều này với mục đích muốn thay đổi hiện trạng để nắm quyền kiểm soát ở những vùng biển đảo mà Bắc Kinh đang chiếm đóng.
Ông nhấn mạnh ý đồ của Trung Quốc là đẩy những nước khác vào chuyện đã rồi, bảo thêm rằng nếu ASEAN không đồng lòng để ngăn chận Trung Quốc ngay lúc này thì mai sau, dù có thương thuyết với Bắc Kinh và đạt được bản quy định hành xử thì văn kiện đó cũng không có ý nghĩa.
Nhận xét cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN nhượng bộ đòi hỏi của một số nước hội viên được đưa ra vì lòi lẽ của bản tuyên bố chung, ít nhiều, khác với những điểm được lãnh đạo nước chủ nhà Malaysia là Thủ Tướng Najib Razak trình bày trong bài diễn văn đọc khai mạc thượng đỉnh.
Trong bài diễn văn, Thủ Tướng Malaysia nói rõ là ASEAN cần tránh đối đầu với Trung Quốc, tiếp tục thúc đẩy đàm phán với Bắc Kinh để đạt được bản quy định hành xử.
Theo trình bày của Thủ Tướng Razak, chính sách không đối đầu mà ASEAN đang thực hiện đã giúp căng thẳng không bùng nổ lớn hơn. Vì thế, ông nói tiếp là ASEAN sẽ tiếp tục chính sách này, song song với việc xây dựng quan hệ tích cực hơn với Trung Quốc.
Cũng xin nói thêm là tin chúng tôi nghe được từ giới ngoại giao Đông Nam Á cho hay ASEAN và Bắc Kinh đã đồng ý gặp nhau vào tháng Năm và tháng Sáu tới đây để bàn thảo về những điểm liên quan đến tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông.
Chưa rõ hai cuộc đàm phán sẽ được thực hiện ở cấp nào nhưng một viên chức ngoại giao đang có mặt tại Kuala Lumpur nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng có lẽ vòng đàm phán sắp tới cũng không đem lại kết quả mà mọi người trông chờ.
Dẫn chứng viên chức ngoại giao yêu cầu được dấu tên này đưa ra là bài viết do Tân Hoa Xã phổ biến, trong đó nói rằng Trung Quốc không làm điều gì sai trái ở biển Đông, vì những hoạt động của họ đều được thực hiện trên những hòn đảo chủ quyền thuộc về Bắc Kinh.
Bài viết này còn dùng những chữ thật nặng nề để chỉ trích việc Philippines kêu gọi ASEAN cùng đứng lên để bày tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, ví lời kêu gọi của Manila là hành động của kẻ “vừa đánh trống vừa ăn cướp”.
Cũng xin nói thêm là sau ngày họp đầu tiên, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ đáp phi cơ từ Kuala Lumpur đến thành phố Langkawi, là địa điểm tổ chức ngày thứ nhì của thượng đỉnh năm nay.
Không có nhận xét nào: