VRNs (11.04.2015) – Sài gòn – Trong hai Chúa nhật liên tiếp 22/3 và 29/3, hàng trăm thậm chí có người cho rằng có hàng ngàn người dân Hà Nội đã xuống đường tuần hành yêu cầu minh bạch việc chặt và thay thế 6.700 cây xanh của thành phố.
Bênh cạnh đó là các hoạt động đạp xe, vận động ký tên để phản đối việc chính quyền thành phố Hà Nội cùng lúc cho chặt và thay thế hàng loạt cây xanh trong tháng 3/1025.
Cũng trong khoảng thời gian này tại Tp.HCM, báo chí trong nước ghi nhận có tới 90.000 công nhân thuộc công ty Pouyen đình công để phản đối luật Bảo hiểm Xã hội 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn được báo điện tử Một Thế Giới công bố hồi 2/2014 nhân dịp 84 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến sĩ Lê Kiên Thành con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nhận xét, “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”.
Lấy tham những như một cái xấu điển hình, ông Thành nói tiếp: “Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu… Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
“Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng!”
“Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu – điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.”
Ông Thành còn cho rằng ‘sẽ là thảm họa nếu người dân chấp nhận [cái xấu trong xã hội]’, tuy vậy ông không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê liệt này.
Hồi đầu tháng 3/2015, một tác giả của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng cảnh báo tình trạng, mà ông cho là người dân trong nước đang ‘im lặng đáng sợ’ trước một cái xấu khác. Tức việc TQ vi phạm chủ quyền biển đảo VN qua việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Tác giả Nguyễn Vinh cho biết, việc TQ hồi tháng 5/2014 đặt giàn khoan dầu HD981 trên vùng biển VN “đã tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, từ truyền thông cho đến biểu tình trên đường phố.”
“Nhưng tuyệt nhiên, cái tình cảm, thái độ bày tỏ chính kiến công khai [để thể hiện lòng yêu nước] của dân chúng đã không mảy may bùng phát… trước câu chuyện thời sự Trung Quốc xây đảo “tiền đồn” trên quần đảo Trường Sa.”
Tác giả nhận xét tiếp, “điều đó nhìn trên khía cạnh trị an xã hội thì có vẻ tốt, song nó tiềm ẩn một sự nguy hiểm khó lường. Người dân phải chăng đã không còn quan tâm và thấy cần phải thể hiện chính kiến rõ ràng trước những sự biến liên quan đến chủ quyền đất nước?”
Ông Vinh băn khoăn, “Điều gì đã thúc đẩy, dẫn tới tâm lý đó? Đã đến lúc cần phải giải mã cho được nguyên nhân và hậu quả về sự lặng im đáng sợ đó.”
Gần đây, TQ tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo ở biển Đông cho mục đích quân sự. Đồng thời họ cho rằng, “việc xây dựng này hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, vì thế nó công bằng, hợp lý, hợp pháp.”
Như ông Thành nhận định “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”, vậy thì ai sẽ là người hỗ trợ người dân thể hiện sự ‘phẫn nộ’ ấy?
Bênh cạnh đó là các hoạt động đạp xe, vận động ký tên để phản đối việc chính quyền thành phố Hà Nội cùng lúc cho chặt và thay thế hàng loạt cây xanh trong tháng 3/1025.
Cũng trong khoảng thời gian này tại Tp.HCM, báo chí trong nước ghi nhận có tới 90.000 công nhân thuộc công ty Pouyen đình công để phản đối luật Bảo hiểm Xã hội 2014.
Trong một cuộc phỏng vấn được báo điện tử Một Thế Giới công bố hồi 2/2014 nhân dịp 84 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến sĩ Lê Kiên Thành con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nhận xét, “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”.
Lấy tham những như một cái xấu điển hình, ông Thành nói tiếp: “Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu… Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
“Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng!”
“Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu – điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.”
Ông Thành còn cho rằng ‘sẽ là thảm họa nếu người dân chấp nhận [cái xấu trong xã hội]’, tuy vậy ông không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê liệt này.
Hồi đầu tháng 3/2015, một tác giả của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cũng cảnh báo tình trạng, mà ông cho là người dân trong nước đang ‘im lặng đáng sợ’ trước một cái xấu khác. Tức việc TQ vi phạm chủ quyền biển đảo VN qua việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Tác giả Nguyễn Vinh cho biết, việc TQ hồi tháng 5/2014 đặt giàn khoan dầu HD981 trên vùng biển VN “đã tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, từ truyền thông cho đến biểu tình trên đường phố.”
“Nhưng tuyệt nhiên, cái tình cảm, thái độ bày tỏ chính kiến công khai [để thể hiện lòng yêu nước] của dân chúng đã không mảy may bùng phát… trước câu chuyện thời sự Trung Quốc xây đảo “tiền đồn” trên quần đảo Trường Sa.”
Tác giả nhận xét tiếp, “điều đó nhìn trên khía cạnh trị an xã hội thì có vẻ tốt, song nó tiềm ẩn một sự nguy hiểm khó lường. Người dân phải chăng đã không còn quan tâm và thấy cần phải thể hiện chính kiến rõ ràng trước những sự biến liên quan đến chủ quyền đất nước?”
Ông Vinh băn khoăn, “Điều gì đã thúc đẩy, dẫn tới tâm lý đó? Đã đến lúc cần phải giải mã cho được nguyên nhân và hậu quả về sự lặng im đáng sợ đó.”
Gần đây, TQ tuyên bố sẽ sử dụng các đảo nhân tạo ở biển Đông cho mục đích quân sự. Đồng thời họ cho rằng, “việc xây dựng này hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, vì thế nó công bằng, hợp lý, hợp pháp.”
Như ông Thành nhận định “nếu người dân còn biết phẫn nộ [trước cái xấu] thì phúc của dân tộc vẫn còn”, vậy thì ai sẽ là người hỗ trợ người dân thể hiện sự ‘phẫn nộ’ ấy?
Đức Thiện, VRNs tổng hợp
Không có nhận xét nào: