Hà Giang: Không chỉ ồ ạt bồi đắp các rạn san hô, TQ còn đang xây dựng các đảo nổi di động có thể sử dụng cho mục đích quân sự tại biển Đông.
Tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông
Liên quan đến lời cảnh báo của chuyên gia Mỹ về việc Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt "đảo nổi di động" trên biển Đông, chiều ngày 22/4, chia sẻ với báo Đất Việt, chuyên gia hàng hải Phan Vĩnh Trị - nguyên Giám đốc Công nghệ thông tin, Tập đoàn Vinashin trước đây cho biết:
"Mục đích thật sự của Trung Quốc khi xây dựng những đảo nổi di động này thì chưa thể nói trước được. Tuy nhiên, một tác dụng thấy ngay là loại đảo nổi đó sẽ tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trên biển Đông ở bất kỳ chỗ nào họ muốn trong một thời gian lâu hơn. Những đảo nổi này chịu sóng gió tốt hơn, chứa được đông người và nhiều phương tiện hơn các loại đảo thông thường".
Ông Trị cho biết thêm: "Những đảo di động này, cũng như giàn khoan nổi Hải Dương 981, chắc chắn sẽ có một đội tàu hộ tống hùng hậu đi kèm. Ảnh hưởng thấy ngay là sẽ hạn chế vùng hoạt động của ngư dân và các loại tàu thuyền đi lại xung quanh nó trong phạm vi bán kính do Trung Quốc quy định."
Tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở biển Đông
Liên quan đến lời cảnh báo của chuyên gia Mỹ về việc Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt "đảo nổi di động" trên biển Đông, chiều ngày 22/4, chia sẻ với báo Đất Việt, chuyên gia hàng hải Phan Vĩnh Trị - nguyên Giám đốc Công nghệ thông tin, Tập đoàn Vinashin trước đây cho biết:
"Mục đích thật sự của Trung Quốc khi xây dựng những đảo nổi di động này thì chưa thể nói trước được. Tuy nhiên, một tác dụng thấy ngay là loại đảo nổi đó sẽ tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trên biển Đông ở bất kỳ chỗ nào họ muốn trong một thời gian lâu hơn. Những đảo nổi này chịu sóng gió tốt hơn, chứa được đông người và nhiều phương tiện hơn các loại đảo thông thường".
Hình ảnh minh họa trên máy tính về một đảo nổi mà Trung Quốc dự kiến xây dựng. Ảnh: popsci
Ông Trị cho biết thêm: "Những đảo di động này, cũng như giàn khoan nổi Hải Dương 981, chắc chắn sẽ có một đội tàu hộ tống hùng hậu đi kèm. Ảnh hưởng thấy ngay là sẽ hạn chế vùng hoạt động của ngư dân và các loại tàu thuyền đi lại xung quanh nó trong phạm vi bán kính do Trung Quốc quy định."
Theo ông Trị, "Cần chủ động hơn theo những cách phù hợp với điều kiện, khả năng kinh tế của ta.
Một trong những cách để tăng cường sự hiện diện, khẳng định chủ quyền của ta trên biển, phù hợp với khả năng của ta hiện nay là sử dụng những con tàu biển lớn, hiện đang bỏ không, làm những “đảo nhỏ di động” ở từng vùng biển cho nhiều mục đích: tuần tra, viễn thông, nghiên cứu biển, tìm kiếm cứu nạn, hậu cần nghề cá...
Sự có mặt của những con tàu này khẳng định chủ quyền trên biển của ta, đồng thời góp phần ngăn trở các phương tiện của Trung Quốc, làm cho bà con ngư dân vững tin hơn là để họ đương đầu với mọi rủi ro."
Thành lập ADIZ?
Như thông tin báo chí đã đưa, trên tạp chí Popular Science, hai chuyên gia Mỹ là Jeffrey Lin và P.W. Singer cho biết các đảo nổi di động sẽ do hai công ty Trung Quốc là Tập đoàn Phát triển Kí Đông (JDG) và Công ty Công nghiệp Hải Nam Hải thi công. Đảo đầu tiên trong số trên sẽ được dùng để khai thác dầu khí xa bờ ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho hay, trong cuộc họp báo tháng này, một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã tuyên bố các đảo nổi sẽ mang nhiều mục đích quân sự.
"Đảo nổi có thể hỗ trợ cả các nhiệm vụ dân sự và quân sự, trong đó có tiếp tế, đỗ máy bay và làm căn cứ cho các phương tiện đổ bộ", hai tác giả cho biết.
Sĩ quan quân đội Trung Quốc công bố dự án xây dựng các đảo nổi trên Biển Đông với mục đích quân sự. Ảnh: Huang Bohai News
Đảo nổi của JDG được thiết kế theo kiểu mô-đun, lắp ráp từ các kết cấu thân nửa nổi nửa chìm và ban đầu sẽ có ba kích thước khác nhau. Đảo nhỏ nhất sẽ dài 300 m và rộng 90 m, trong khi đảo lớn nhất sẽ dài tới 900 m và rộng 120 m. Kích cỡ đảo nổi tầm trung dài 600 m và rộng 120 m.
Các tác giả ước tính rằng ba đảo nổi trên dự kiến có tải trọng từ 400.000 đến 1,5 triệu tấn, và có thể di chuyển với vận tốc 16 km/h.
Thiết kế dạng mô-đun cho phép JDG tiếp tục mở rộng các đảo bằng cách ghép thêm kết cấu nửa nổi nửa chìm giống như trò chơi xếp hình Lego. Dù mỗi mô-đun có kích thước lớn, việc lắp ghép vẫn dễ dàng diễn ra ở ngoài khơi. Các mô-đun sẽ được những tàu hạng nặng kéo từ các xưởng đóng tàu trên bờ ra biển.
Thiết kế này cũng khiến các đảo khó bị đánh chìm.
Theo các chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nước này đang ngang nhiên biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế.
Hà Giang
Nguồn: Theo Báo Đất Việt
Nguồn: Theo Báo Đất Việt
Không có nhận xét nào: