Liệu Quốc Hội 2016 Có Làm Chuyển Biến Chính Trị Tại Việt Nam - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
26 tháng 5, 2015

Liệu Quốc Hội 2016 Có Làm Chuyển Biến Chính Trị Tại Việt Nam

Trong năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức họp quốc hội khóa 12 và bầu các lãnh đạo mới. Và lãnh đạo mới sẽ mang lại các chính sách mới nhưng những người mong mỏi đổi mới lần thứ 2 sẽ thấy thất vọng. Bất cứ thay đổi nào cũng sẽ không đủ để biến Việt Nam thành một con hổ châu Á mới.

Ngược lại, điều được gọi là kỷ nguyên đổi mới ở Việt Nam không phải là một giai đoạn nơi cải cách chiếm ưu thế. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Đông Âu cuối những năm 1980 là một kinh nghiệm đau thương đã định nghĩa lại tầm nhìn chiến lược của tầng lớp lãnh đạo Việt Nam trong những thế kỷ sau. Kết quả là, nét chủ đạo của Đổi mới không phải là cải cách nhưng ổn định.

Khi đối mặt với một lựa chọn giữa tiếp tục hay thay đổi, hạt nhân lãnh đạo Việt Nam chọn “tiếp tục mới” trong đó phần “mới” thường giữ ở mức thấp. Mặc dù cam kết đổi mới được nhắc lại mỗi khi Đảng Cộng sản triệu tập Quốc hội, mỗi lần chọn ứng cử viên làm Tổng bí thư – lãnh đạo tối cao của đất nước.

Chế độ này đã theo đuổi một cách có hệ thống các biện pháp với mục đích duy trì quyền lực. Những điều này bao gồm cấp phép các đặc quyền tài chính và điều động quân đội, an ninh và các lực lượng cảnh sát. Lãnh đạo Đảng cộng sản liên tiếp tìm kiếm đồng minh chiến lược với Trung Quốc để đảm bảo lực lượng hỗ trợ nước ngoài cho chế độ.

Chính sách khác là thăng cấp “dòng tộc đỏ” lên các vị trí lãnh đạo. Trường hợp dễ thấy của con trai của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng –hiện là các thành viên trẻ bất thường của Ủy viên Trung ương Đảng – là những dấu hiệu của các trường hợp tương tự ở tất cả các cấp.

Trong khi các biện pháp này tạo nên sự kháng cự có hệ thống, ba thập kỷ gần đây của Đổi mới cũng tạo nên một môi trường đòi hỏi sự thay đổi. Nhân tâm trong nước hoàn toàn có lợi cho hệ thống thị trường tự do và một đồng minh an ninh với phương Tây. Một khảo sát thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew trong 2014 cho thấy 95 phần trăm người Việt Nam ủng hộ thị trường tự do. Và khi thực hiện một khảo sát Pew 2014 khác, đất nước nào Việt Nam có thể dựa vào như một đồng minh tin cậy trong tương lai, 30 phần trăm nghĩ là Mỹ, 25 phần trăm tin tưởng Nga và 15 phần trăm chọn Nhật Bản.

Thập kỷ vừa qua cũng cho thấy xã hội dân sự đang trên đường phát triển mặc cho sự thật là Luật Hiệp hội, một bộ luật chung dự định quy định về các nhóm xã hội dân sự, vẫn đang chờ sau 23 năm soạn thảo. Nhờ có truyền thông xã hội, mọi người giờ có thể xây dựng các mạng lưới, chia sẻ ý tưởng, có tiếng nói riêng và phối hợp hành động bên ngoài những thứ chính phủ có thể dễ dàng kiểm soát. Dấu hiệu của điều này là các cuộc biểu tình gần đây phản đối một kế hoạch chặt cây bởi chính quyền địa phương Hà Nội thúc đẩy bởi nhà báo Trần Đăng Tuấn. “Sức mạnh blogger” đang nổi lên là một tiếng nói mà chính phủ đang bỏ qua sự nguy hiểm của nó.

Một phần đi kèm với sự trỗi dậy của xã hội dân sự là sự trở lại của chủ nghĩa yêu nước, mang các hình thức hiện thời là xu hướng chống Trung Quốc và ủng hộ phương Tây. Tuy có giảm sút trong những năm 1990 và 2000, truyền thống dân tộc này đã được hồi sinh bởi sự xung đột với Trung Quốc tại biển Đông. Tâm lý đó gần đây đã tạo áp lực lớn lên chính phủ để thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc.

Áp lực cho sự thay đổi này cũng đến từ kinh tế. Trong khi tăng trưởng nằm trong khoảng 5-6 phần trăm/ năm, kinh tế Việt Nam vẫn tính trì trệ. Là một dấu chỉ của cải cách cơ chế và tiến bộ công nghệ, năng suất nhân tố tổng đóng góp chỉ 6.4 phần trăm tới tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2007-2012.

Với áp lực của sự thay đổi, các lãnh đạo buộc phải hành động. Nhưng thay vì cải cách sâu hơn phù hợp với lời kêu gọi của tầng lớp trí thức, nhà cầm quyền Việt Nam đã theo hướng khác.

Sự hòa trộn của Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ Đổi mới đã thúc đẩy các hoạt động trục lợi trong đó dùng quyền để kiếm tiền và dùng tiền để mua quyền. Tới 2006, kẻ trục lợi trở thành thành viên chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo và Ủy viên Trung ương Đảng. Như thế, họ có thể ngăn chặn chiến dịch chống tham nhũng được ủng hộ bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cứu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khỏi nguy cơ mất ghế.

Cùng lúc với chống lại cải cách, những kẻ trục lợi đủ linh hoạt để định hình một chế độ mới phù hợp với lợi ích của họ. Tham vọng và sự ganh đua nội bộ của họ sẽ là những động lực mạnh mẽ nhất trong quá trình chuẩn bị cho kỳ Quốc hội khóa 12 và trong những năm tiếp theo.

Anh Khôi chuyển ngữ, Theo East Asia Forum
Tạp chí Thanh Niên Phía Trước
Liệu Quốc Hội 2016 Có Làm Chuyển Biến Chính Trị Tại Việt Nam Reviewed by Unknown on 5/26/2015 Rating: 5 Trong năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức họp quốc hội khóa 12 và bầu các lãnh đạo mới. Và lãnh đạo mới sẽ mang lại các chính sác...

Không có nhận xét nào: