Không Để Xảy Ra Chết Do Tự Sát Ở Đồn Công An - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
23 tháng 7, 2015

Không Để Xảy Ra Chết Do Tự Sát Ở Đồn Công An

GNsP (23.07.2015) – Ngày 26/6/2015, tại kỳ họp thứ 9 khóa XIII vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 96/2015/NQ-QH13 VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI VÀ BẢO ĐẢM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ.

Điều 1 Nghị quyết này nêu: Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, tích cực của Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; về cơ bản đã bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ oan, sai, có vụ nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận; có một số trường hợp còn chậm bồi thường cho người bị thiệt hại. So với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì việc phòng, chống oan, sai còn hạn chế, bất cập.

Và căn cứ để Quốc hội ra Nghị quyết là: Trên cơ sở xem xét Báo cáo kết quả giám sát số 870/BC-UBTVQH13 ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Nghị quyết đề ra một loạt các biện pháp “để không xảy ra oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự”, đáng chú ý như:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án các cấp khi đã xác định có oan, sai thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại; xử lý nghiêm minh đối với người mắc sai phạm;
– Không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình; không để xảy ra chết do tự sát, chết do can phạm đánh nhau tại cơ sở giam giữ;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật.

– Không để xảy ra trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; kiên quyết tuyên bị cáo vô tội trong trường hợp không có căn cứ kết tội;

– Tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại kêu oan, nhất là đơn kêu oan của người bị kết án có mức hình phạt tù 20 năm trở lên, tù chung thân, tử hình; nếu có căn cứ pháp luật thì phải xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm không oan, sai.

– Khẩn trương giải quyết các vụ án đã quá thời hạn luật định, xử lý dứt điểm những vụ án đã để kéo dài trên 5 năm và một số vụ án khác được dư luận, cử tri quan tâm…

Điều đáng chú ý khác là yêu cầu: “chậm nhất đến tháng 12 năm 2015 phải hoàn thành việc sửa đổi Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc giám định hàm lượng chất ma túy trong các chất nghi là ma túy và Công văn số 234/TANDTC ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Tòa án các địa phương khi xét xử các vụ án về ma túy buộc phải có giám định hàm lượng chất ma túy của các chất nghi là ma túy; Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT ngày 02/11/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về các trường hợp được bồi thường thiệt hại, bảo đảm phù hợp với Bộ luật hình sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; đề nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan để phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự…”.

Nghị quyết này cho thấy các ông Nghị chỉ biết gật, thông qua.

Nghị quyết được thông qua “nhằm tránh oan sai”, nhưng ngay trong nội dung Nghị quyết đã thừa nhận và không có biện pháp xử lý ngay oan sai. Điển hình: Nghị quyết đề ra “xử lý dứt điểm những vụ án đã để kéo dài trên 5 năm…”. Trong khi Bộ luật TTHS qui định thời hạn điều tra – tối đa đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng- cũng chỉ 16 tháng (4 tháng và có thể được gia hạn 3 lần mỗi lần 4 tháng). Luật qui định: “Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra”. Còn thời hạn quyết định truy tố, chuẩn bị xét xử cũng chỉ tối đa – đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng- là 6 tháng. Tổng cộng tối đa là 22 tháng . Như vậy, tại sao có những vụ án “để kéo dài trên 60 tháng ”? Hoặc, nếu xác định văn bản pháp luật sai, phải sửa đổi ngay, tại sao lại để “chậm nhất đến tháng 12/2015” mới hoàn thành việc sửa đổi? Như vậy trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 12/2015 (giả định thực hiện đúng), thì bao nhiêu trường hợp tiếp tục “oan, sai” do văn bản “chưa được sửa đổi”? Dư luận bức xúc do một người sức khỏe bình thường, có cuộc sống ổn định…bỗng dưng “treo cổ tự tử” tại đồn công an khi bị tạm giữ? Hãy chỉ đích danh hành vi cần ngăn ngừa là “kiên quyết không để người dân bị nhục hình đến chết tại nơi giam giữ, sau đó báo cáo là “tự sát”. Đừng che đậy tội ác bằng ngôn từ “lạ”. Chưa thấy chống oan sai, đã phát hiện “bao che” kẻ gây ra oan sai!

Pv. GNsP
Không Để Xảy Ra Chết Do Tự Sát Ở Đồn Công An Reviewed by Unknown on 7/23/2015 Rating: 5 GNsP (23.07.2015) – Ngày 26/6/2015, tại kỳ họp thứ 9 khóa XIII vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 96/2015/NQ-QH13 VỀ TĂNG CƯ...

Không có nhận xét nào: