Những quy định vô lý lại được sở nội vụ tỉnh Kontum sử dụng để hạn chế quyền tự do tôn giáo của giáo dân. Với văn thư của ông Phạm Văn Long - phó giám đốc sở nội vụ tỉnh gửi trả lời văn bản đề nghị của Tòa Giám Mục Kontum, chính quyền tỉnh lại một lần nữa can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo khi đề ra những điều khoản giới hạn hoạt động tôn giáo thuần túy. Kính mời quý vị độc giả theo dõi và đồng hành cùng dân Chúa tại giáo phận Kontum. - TNCG.
GNsP: Ngày 24/11/2015 Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kontum ông Phạm Văn Long ký văn bản số 2110/SNV-TG phúc đáp Văn thư của Tòa Giám mục Kontum đề ngày 25/8/2015 về việc đề nghị tổ chức lễ Đức Mẹ Măng Đen vào hai ngày 9 và 10.12.2015. Nội dung phúc đáp hạn chế việc tổ chức lễ của nội bộ tôn giáo. Cụ thể là bắt phải tháo dỡ mọi sự “ngay sau khi kết thúc cuộc lễ”, trong khi Văn thư đề nghị là hết ngày 12/12/2015.
Sở Nội vụ tỉnh Kontum còn cấm “không đặt ‘hòm công đức’, không được để chữ ‘hành hương’ trên các băng rôn, khẩu hiệu”…
Về vấn đề này, Nghị định 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ tại:
Điều 25. Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở
Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 18 và 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:
a) Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận;
b) Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận.
Tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ tên hoạt động tôn giáo, người tổ chức, dự kiến số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện bảo đảm.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, chính UBND tỉnh Kontum phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho TGM Kontum, chứ không phải là Sở Nội vụ. Sở Nội vụ chỉ là cơ quan tham vấn của UBND tỉnh. Ông Phạm Văn Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kontum đã lạm quyền và văn thư của ông không có giá trị.
Văn thư 2110/SNV-TG nếu đúng thẩm quyền thì cũng đã quá thời hạn cho phép trả lời.
Mới đây ông Phạm Văn Long còn lạm quyền khi nhân danh cá nhân viết Thư ngỏ gửi Đức tân Giám mục Nguyễn Hùng Vị và sử dụng con dấu không còn giá trị là “Ban Tôn giáo”. Vì theo cơ cấu UBND hiện nay, không còn tồn tại cái gọi là “Ban Tôn giáo” nữa mà cơ quan này nay trực thuộc Sở Nội vụ.
Sở Nội vụ tỉnh Kontum còn cấm “không đặt ‘hòm công đức’, không được để chữ ‘hành hương’ trên các băng rôn, khẩu hiệu”…
Về vấn đề này, Nghị định 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ tại:
Điều 25. Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký của tổ chức tôn giáo cơ sở
Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 18 và 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:
a) Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận;
b) Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận.
Tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này, trong đó nêu rõ tên hoạt động tôn giáo, người tổ chức, dự kiến số lượng người tham dự, nội dung hoạt động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động, các điều kiện bảo đảm.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, chính UBND tỉnh Kontum phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho TGM Kontum, chứ không phải là Sở Nội vụ. Sở Nội vụ chỉ là cơ quan tham vấn của UBND tỉnh. Ông Phạm Văn Long, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kontum đã lạm quyền và văn thư của ông không có giá trị.
Văn thư 2110/SNV-TG nếu đúng thẩm quyền thì cũng đã quá thời hạn cho phép trả lời.
Mới đây ông Phạm Văn Long còn lạm quyền khi nhân danh cá nhân viết Thư ngỏ gửi Đức tân Giám mục Nguyễn Hùng Vị và sử dụng con dấu không còn giá trị là “Ban Tôn giáo”. Vì theo cơ cấu UBND hiện nay, không còn tồn tại cái gọi là “Ban Tôn giáo” nữa mà cơ quan này nay trực thuộc Sở Nội vụ.
Nguồn: GNsP
Không có nhận xét nào: