Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Đông Dương 1942 - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
7 tháng 9, 2011

Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Đông Dương 1942

Lễ Chúa Kitô Vua, ngày 25 tháng 10 vừa qua là một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử Đông Dương. Một trang vinh quang của Giáo Hội Annam đã được viết vào ngày này. Với tinh thần đức tin mãnh liệt và tình thương tràn đầy hy vọng, đoàn người đã làm xáo động các quan chức chính quyền và những người ngoại giáo: 5.000 bạn trẻ xứ Annam cùng với hàng trăm bạn trẻ Pháp và một số bạn trẻ Trung Quốc lần đầu tiên tham gia Đại Hội Thanh Niên Công Giáo.

Thật tốt đẹp, khi 5.000 bạn trẻ này đến từ mọi miền: Nam, Bắc của xứ Annam cùng tụ họp dưới một cờ hiệu Đức Kitô và cùng hát một kinh Tin Kính.

Lần đầu tiên, những người nông dân, công nhân, thương gia, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ, luật sư tụ tập nhau lại trong một đất nước mà các tầng lớp xã hội còn bị chia rẽ cực độ và khép kín bởi tâm địa. Sự việc thật sâu sắc và ý nghĩa.
Vào ngày học hỏi và cầu nguyện. Một cuộc tĩnh tâm thực sự do 7 Bề Trên của Hội Truyền Giáo và 6 Khâm Mạng Toà Thánh chủ trì.

Bẩy cha Tuyên uý và những người thầy chuyên biệt nhất của Hội Hoạt Động Công Giáo (Action Catholique) hướng dẫn cuộc tĩnh tâm. Đại diện cho 300.000 Thanh Niên Công Giáo Đông Dương, 5.000 bạn trẻ này được củng cố và tăng trưởng lòng kính mến phép Thánh Thể trên cánh đồng tử đạo, nơi tổ tiên họ đã ngã xuống trong đức tin.

Các bạn trẻ rất vui mừng khi thấy luật sư Lai, luật sư của Toà Thượng Thẩm Hà Nội thuyết trình Cương Lĩnh Tôn Giáo và Xã Hội của Giới Trẻ Công Giáo trước 20.000 người. Họ thấu triệt những nhiệm vụ khẩn thiết của giây phút hiện tại, trong khi chờ đợi Đức Cha Tòng nói cho họ biết phong trào Thanh Niên Công Giáo là gì?

Vào cuối bài phát biểu, Đức Cha rút từ trong túi ra một bức điện ban phép lành của Đức Thánh Cha vừa mới gửi đến. Cảm xúc thật sâu lắng, đến nỗi một sự lặng thinh phi thường bao trùm lên những chiến sĩ trẻ của Hoạt Động Công Giáo. Và người ta có thể thấy những giọt lệ lăn trên gò má của những người nông dân thô kệch này; con đẻ của xứ Annam, nhưng trước hết là con đẻ của Giáo Hội và của Đức Giáo Hoàng.

Chúng ta hãy kể lại những sự kiện của ngày tuyệt đẹp này. Bởi vì kể từ Hội Nghị Thánh Thể Hà Nội và Sài Gòn. Hội Đồng Giám Mục năm 1934 có nói, chưa bao giờ Giáo Hội Annam có được những giây phút trang trọng và huy hoàng đến thế!

Nam Định là một thành phố thương mại rộng lớn, nằm ngay ngã tư của đường giao thông Đông Dương: Sông Hồng và đường cái quan. Thứ Bẩy ngày 24 tháng 10, ở Nam Định náo nhiệt khác thường.

Trên chặng đường rước Thánh Thể trong thành phố đều được chuẩn bị. Không dưới ba kilômét được trang trí hoa, cờ và cổng khải hoàn. Từ những chiếc tàu sà lan, tàu hoả, xe buýt, hàng làn sóng người đổ xuống. Thật đáng kinh ngạc, khi thấy họ đều là những bạn trẻ. Các nhóm đều có cha tuyên uý, nhà truyền giáo hoặc cha bản xứ đi cùng.

Trên những con đường chung quanh, con số người đi bộ tăng lên rất nhiều. Đó là những người công giáo nghèo, họ rất đông, họ phải đi bộ hai, ba ngày đường.

Người ta thấy rằng, các bạn trẻ Phát Diệm đã phải làm phu nhiều ngày để có được những đồng xu cần thiết cho chuyến đi. Một số người khác mang theo những nắm cơm nguội trong túi. Họ cam chịu như vậy phải chăng chỉ để tham dự vào những nghi thức trang trọng. Cha Vacquier là người tổ chức đảm nhận chỗ trọ cho 2500 bạn trẻ; vượt dự tính 500 nhưng mọi người đều nhẫn nại, họ nhớ rằng chính Đức Kitô cũng không có nơi tựa đầu.

Khi tiếng chuông đồng hồ của nhà thờ giáo xứ điểm 8 giờ. Bác sĩ Tâm lên bục giảng của trường học Thiên Thần Bản Mệnh (Anges Gardiens). Giọng nói của anh vang lên trên quảng trường nhà thờ và các khu phố lân cận. Anh kể lại lịch sử các Thánh Tử Đạo, các nhà truyền giáo, các linh mục bản xứ và những người tín hữu đơn sơ. Trong cuộc nói chuyện, anh lấy các ngài làm gương cho các bạn trẻ, mà các ngài có thể là cha ông, họ hàng của họ, mà kỷ niệm của các ngài được tôn kính lưu lại trong các gia đình. Ngay lập tức, cuộc nói chuyện đã đưa đông đảo các bạn trẻ vào khung cảnh của hội nghị.

Giờ đây, họ trở về chỗ trọ nghỉ ngơi sau chuyến đi mệt mỏi và lấy lại sức chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới. Người ta đã bắt đầu dự đoán tới tầm quan trọng của nó đến nỗi kinh ngạc.

Bốn giờ sáng ngày Chủ Nhật, Thánh lễ nối tiếp nhau tại Nhà Thờ Đức Bà. Đám đông lên tận cung thánh với hy vọng được rước lễ dễ dàng hơn. Bởi vì một số người ngồi cuối nhà thờ không được rước lễ.

Từ mọi phố, các phái đoàn dồn về quảng trường nhà thờ, và trong chốc lát, quảng trường không thể chứa hết đám đông. Họ nhấp nhô đầu dưới cờ hiệu và những tấm biển tập hợp. Tất cả các bạn trẻ đều mang huy hiệu Đức Kitô màu sắc khác nhau theo từng Địa phận.

Vào 6 giờ sáng, cuộc rước bắt đầu để chuẩn bị Thánh lễ do Đức Giám Mục chủ tế tại Bẩy Mẫu (Cánh đồng Tử Đạo). Tại nơi này, cách đây 60 năm, hơn 10.000 chứng nhân của Đức Kitô Vua đã đổ máu mình ra. Máu này là hạt giống rực rỡ, người ta chiêm ngắm sự triển nở của nó bằng cách nhìn ngắm đám đông trước bàn thờ tưởng niệm được dựng tạm thời để dâng lễ. Đám đông chật ních sân trước; các tu sĩ ở hai gian bên, hai gian này được dựng nên tạm thời bằng dạ.

Sau khi mặc phẩm phục, Đức Cha Chaize, Giám Mục Địa Phận Hà Nội đọc một bài thuyết trình bằng tiếng bản địa. Ngài gợi lại kỷ niệm của Các Thánh Tử Đạo đã ngã xuống trên mảnh đất này. Ngài tôn vinh Đức Kitô Vua, Ngài còn nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội Nghị lần đầu Giới Trẻ Công Giáo xứ Annam.

Thánh lễ bắt đầu. Tham dự Thánh lễ có các Đức Cha: De Gooman, Carado, Tòng, Vandaele, Cẩn… Cảm động nhất là lúc rước lễ. Hai bên bàn thờ đều có hai khoảng rộng để rước lễ. Có bao nhiêu người rước lễ? Bao nhiêu người tham dự đại hội, bấy nhiêu người lên rước lễ. Bởi vì các cha tuyên uý đều đã giải tội cho các bạn trẻ trước khi lên đường. Giữa cánh đồng lúa xanh tươi đang mùa chín rộ, Thánh lễ này thật sự cảm động. Người ta có thể lặng ngắm hàng giờ, thời gian cần thiết để các bạn trẻ này no thoả Bánh Sự Sống, Bánh Sức Mạnh.

Cuối Thánh lễ, những người vị vọng đứng trên bậc bàn thờ. Một cụ già đáng kính 86 tuổi mà cha của cụ đã được phúc tử đạo nơi đây, cụ đốc học Quang được hai vị vọng địa phận Hà Nội dìu hai bên. Cụ cầm một nhành lá cọ trước bàn thờ, trong khi ngài Ngô Tử Hạ đọc một bài phát biểu ngắn gọn và hùng hồn.

Sự khởi đầu đã diễn ra tốt đẹp. Sau khi ăn điểm tâm, những người tham dự hội nghị đi về phía gò đất cao được gọi là Garde Indigène. Tại đó, họ tập trung thành hàng trên quảng trường nhà thờ. Theo chương trình, Đức Cha Tòng sẽ nói chuyện với họ vào lúc 9 giờ.

Trước đó, anh thanh niên Lai du học ở Pháp trở về, đỗ tiến sĩ luật xuất sắc, lên bục nói chuyện. Trong cuộc nói chuyện, anh nêu bật ba nguyên tắc của Hoạt Động Công Giáo: Kỷ luật và vâng phục tôn ti công giáo; sức mạnh của mọi nhóm là hiệp nhất; tình huynh đệ giữa các bạn trẻ. Anh đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc thứ ba: “Vào thời điểm mà mọi nơi tình yêu không còn nói nữa, mà chỉ còn lòng căm thù cất tiếng”.

Mọi người đã say mê nghe bài giảng của Đức Cha Tòng, mặc dù trời nắng và nóng bức. Sau khi Đức Cha đọc bức điện ban phép lành Toà Thánh của Đức Thánh Cha ban cho những người tham dự đại hội. Các nhóm trở về các phòng đ• bố trí trước để học hỏi.

Nhóm trí thức do ngài Pilard, Bề Trên St. Sulpice chủ toạ. Các cuộc thảo luận đều bằng tiếng Pháp. Kết luận của họ là cần phải làm cái gì đó và làm ngay. Sáng kiến này được nhóm sinh viên Hà Nội đưa ra. Phái đoàn Hải Phòng và Nam Định đồng ý với ý kiến này, nhưng họ mong muốn trước hết, tạo nên một văn phòng chung chỉ đạo những công việc của Hội Hoạt Động Công Giáo. Vả lại, sự thiết lập một văn phòng trung tâm đều được các bạn đề nghị.

Giới trẻ của thành phố (tầng lớp bình dân) được cha Ville - bonnet, cha xứ Nhà Thờ Lớn Hà Nội hướng dẫn. Những bạn trẻ này đề nghị mở rộng các đại hội Thánh Vinhsơn đệ Phaolô Vicentê (Vincent de Paul), và những trường học từ thiện.

Cha Vacquier, cha tuyên uý của Nam Định và là người tổ chức đại hội này, hướng dẫn những người lao động chân tay, những người dễ bị lãng quên nhất. Họ mong muốn thành lập ngay lập tức phong trào Thanh Niên Lao Động Công Giáo. Vì sự yên lặng của Chính phủ tạo điều kiện thuận tiện cho sự lan truyền học thuyết Cộng sản. Và đây là một hiểm họa lớn cho trật tự xã hội trong tất cả những trung tâm công nghiệp quan trọng.

Các bạn nông dân trẻ đông hơn cả. Họ tập trung ngay trong nhà thờ và thảo luận dưới sự hướng dẫn của cha Trinh với một sự hăng say và hết sức đơn sơ. Họ đề cập tới sự phát triển của báo Thanh Niên Công Giáo và mong muốn giáo quyền giải thích cho cha mẹ họ biết tầm quan trọng của phong trào Thanh Niên Công Giáo mà cha mẹ họ chưa biết đến.

Những hướng đạo sinh – sáu cha tuyên uý tham gia cuộc họp và những lãnh đạo xứ Bắc Kỳ nghiên cứu một cách kỹ lưỡng vấn đề thời sự và hết sức tinh tế, đó là sự liên kết. Cuộc thảo luận đã giải quyết được nhiều sự hiểu lầm. Đối với vấn đề này, ý kiến của mọi người là thực hiện một cách thận trọng nhất.

Tiếng chuông báo hiệu giờ ăn trưa. Các bạn trẻ rời phòng học và rất đỗi ngạc nhiên khi thấy nhà chơi của trường học trở thành phòng ăn rộng lớn 500 chỗ. Nơi đây có đại diện Khâm Mạng Toà Thánh, các cha tuyên uý, hơn 100 linh mục đến từ mọi miền của Đông Dương và đại diện các bạn trẻ.

Đám rước bắt đầu kể từ 3 giờ. Chưa bao giờ đông đến như vậy. Ngay cả khi vua Bảo Đại đi qua cách đó 3 năm cũng không đông đến như thế. Đám rước kéo dài gần kín cả chặng đường đi rước. Bốn nhà tạm lớn đã được chuẩn bị, và tại các nơi này bốn Đức Cha thay nhau kiệu Thánh Thể: các Đức Cha Casado, Đức Cha Tòng, Đức Cha Cẩn và Đức Cha Chaize.

Vào sẩm tối, sau khi đã uy nghi rước qua cả thành phố hoan hỉ, đám rước tập trung lại một cách nhẹ nhàng và nghiêm trang xếp thành hàng trước nhà tạm lớn cuối cùng. Tất cả các bạn trẻ đều ở đó. Nhà thờ được chiếu sáng và trên tháp có treo cờ hiệu Toà Thánh màu vàng và trắng. Một nhà tạm bằng kính, đơn giản nhưng tuyệt vời được dựng lên trước cửa chính nhà thờ.

Đức Cha Tòng kiệu Thánh Thể. Đi trước ngài là hơn 200 linh mục và tu sĩ. Như dấu hiệu được báo trước cho đội quân của Đức Kitô Vua. Khi Đức Cha kiệu Thánh Thể tới, tất cả im lặng và quì gối để Đức Chúa, Đức Vua của mình đi qua.

Các Ca đoàn Hà Nội, Phát Diệm và Đại Chủng Viện Nam Định đã ca lên những bài hát (tất cả là 300 ca viên). Thật tuyệt diệu khi tất cả ngẩng đầu lên đón nhận phúc lành của Đức Kitô Vua. Tràn đầy phấn khởi, cùng một giọng rắn chắc và chiến thắng, họ đồng thanh tuyên xưng, như các Thánh Tử Đạo, người anh cả của họ đã không chấp nhận từ chối Đức Kitô, mà lại tuyên xưng Ngài: “Credo”, “Je crois” (tuyên xưng đức tin).

Thánh Thể đã được đặt vào nhà tạm trong nhà thờ. Vô cùng cảm động, Đức Cha Chaize trở lại và ban phép lành Toà Thánh.

Đây là một sự kiện đức tin lớn lao của cả vùng Đông Dương - Một hành động lớn của đức tin kết thúc, nhưng Đông Dương mãi không dễ bị quên lãng…


Cố giám mục Phao Lô Lê Đắc Trọng

Nguồn: Theo sách chứng từ của một giám mục

Nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân Xuấn bản, Giáng sinh 2009
Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Đông Dương 1942 Reviewed by thanhnienconggiao.blogspot.com on 9/07/2011 Rating: 5 Lễ Chúa Kitô Vua, ngày 25 tháng 10 vừa qua là một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử Đông Dương. Một trang vinh quang của Giáo Hội Annam đã đượ...

Không có nhận xét nào: