(TNCG) Một người sống lâu ngày trong một trạng thái nào đó thì trở nên quen với môi trường đó và không muốn thay đổi nữa. Ví dụ kẻ vương giả được sống trong quyền lực thì đi đâu cũng tỏ vẻ quyền uy còn những kẻ nào đã hèn mọn thấp kém thì chỉ cần nhìn qua bề ngoài là đã “bắt được hình dong”.
Câu chuyện về Hạt Thóc của Phù Thăng kể rằng có một chàng Thanh Niên cứ thấy gà là bỏ chạy vì anh bị tâm thần. Anh luôn nghĩ mình là hạt thóc cho nên thấy gà là sợ nó mổ nên bỏ chạy.
Gia đình biết anh bị tâm thần nên đưa vào bệnh viện để chữa trị. Mấy ngày đầu mới đến do bệnh còn nặng nên cứ khi nào bác sỹ bảo: ‘anh là ai ?” anh ta liền trả lời “tôi là hạt thóc thấy gà là tôi chạy”. Sau một thời gian điều trị tích cực, anh dần dần khỏi bệnh, và cuối cùng khi bác sỹ hỏi “anh là ai ?”. Anh ta liền trả lời: “tôi là một con người”. Bác sỹ thấy anh đã khỏe mạnh và khỏi bệnh nên cho ra về.
Khi vừa ra khỏi cổng viện, bắt gặp một con gà, anh ta liền cuống cuồng bỏ chạy và rúc đầu vào một bụi rậm. Các bác sỹ chạy đến lôi ra và hỏi: “anh là ai ? là người hay là hạt thóc” anh ta liền trả lời: “tôi là người, không phải là hạt thóc” Bác sỹ hỏi: “anh là người tại sao thấy gà lại sợ nó mổ mà chạy trốn ?” Anh liền bảo: “tôi là người nhưng con gà nó vẫn nghĩ tôi là hạt thóc !”.
Đó là suy nghĩ và tâm lý của một kẻ đang bị bệnh tâm thần chứ chưa phải khỏi bệnh. Người nô lệ về tư tưởng thì không chỉ nghĩ rằng mình hèn kém, mà còn luôn cho rằng người khác nghĩ mình kém cỏi. Người sợ hãi thì luôn luôn sợ chính mình và sợ luôn cả những gì mà họ nghĩ là đối phương sẽ làm cho họ. Tâm lý đó cũng đúng với toàn xã hội và với cả quốc gia.
Có quốc gia đã hành xử như những đàn em và là nô tài rất lâu của anh cả Liên Xô, là cánh tay nối dài và sẵn sàng làm người gác cửa cho đàn anh đó. Sau này người anh cả chết đi, thì lại đi tìm người anh kế để cung phụng và nhận làm nô tài cho kẻ đó. Thậm chí nguyên thủ quốc gia còn thường xuyên sang “ăn cơm nắm, nằm gầm giường” ở nhà Anh Hai láng giềng nhiều lần trong nhiều năm. Cuối cùng chính người anh hai tìm cách ám hại thì lại quay ra đi tìm người khác. Nay bơ vơ, đi lang thang như một kẻ tâm thần.
Đó là tâm lý nô tài của các quốc gia. Chính tâm lý nô bộc của một số vị điều hành đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhân dân trong quốc gia đó. Họ sợ đủ điều, đầu tiên họ sợ chính mình, không dám làm những điều mà họ cho là nguy hại đến bản thân. Nhưng khi vượt qua được hoàn cảnh bản thân thì họ lại nghĩ rằng “nhà nước nghĩ” thế là nguy hiểm, xa hơn nữa họ lại nghĩ “quan thầy mình nghĩ thế là nguy hiểm, là không được phép…”. Nghĩa là tâm lý lệ thuộc đã ăn sâu cả vào tư tưởng của mọi người và tự mình áp đặt suy nghĩ của người khác vào mình.
Tuy nhiên vẫn có 2 tầng lớp rất dũng cả dám “cách cái mạng” mình đi. Một là những người già đã trải nghiệm đau đớn và tự nhận thức được những cái sai nên lên tiếng. Hai là những thanh niên có thông tin mới và dám chấp nhận lựa chọn cách suy nghĩ khác đi.
Người già là trí khôn soi dẫn còn Thanh niên là lực lượng của cách mạng.
Hai lực lượng này cùng suy nghĩ rằng “chúng ta là những người tự do” và chúng ta có quyền đứng thẳng người tuyên bố với lũ gà rằng chúng ta có đầy đủ nhân quyền như bất cứ dân tộc nào trên khắp thế giới. Khi đó chính chúng ta đã nghĩ mình không phải là “hạt thóc nữa” và chúng ta vững vàng bước ra khỏi cái bệnh viện tâm thần đã giam hãm chúng ta suốt bao nhiêu năm.
Khi ra khỏi cổng rồi mà vẫn thấy có những con gà xông đến để uy hiếp và để “mổ” thì những thanh niên sẽ là lực lượng mạnh mẽ để “xách cổ gà lên và vặn chúng”.
Đó là lúc mọi người thoát khỏi căn bệnh nô tài và vững vàng sải bước đi vào tương lai !
Paul. Nguyễn Đức Minh
Thanh Niên Công Giáo
Câu chuyện về Hạt Thóc của Phù Thăng kể rằng có một chàng Thanh Niên cứ thấy gà là bỏ chạy vì anh bị tâm thần. Anh luôn nghĩ mình là hạt thóc cho nên thấy gà là sợ nó mổ nên bỏ chạy.
Gia đình biết anh bị tâm thần nên đưa vào bệnh viện để chữa trị. Mấy ngày đầu mới đến do bệnh còn nặng nên cứ khi nào bác sỹ bảo: ‘anh là ai ?” anh ta liền trả lời “tôi là hạt thóc thấy gà là tôi chạy”. Sau một thời gian điều trị tích cực, anh dần dần khỏi bệnh, và cuối cùng khi bác sỹ hỏi “anh là ai ?”. Anh ta liền trả lời: “tôi là một con người”. Bác sỹ thấy anh đã khỏe mạnh và khỏi bệnh nên cho ra về.
Khi vừa ra khỏi cổng viện, bắt gặp một con gà, anh ta liền cuống cuồng bỏ chạy và rúc đầu vào một bụi rậm. Các bác sỹ chạy đến lôi ra và hỏi: “anh là ai ? là người hay là hạt thóc” anh ta liền trả lời: “tôi là người, không phải là hạt thóc” Bác sỹ hỏi: “anh là người tại sao thấy gà lại sợ nó mổ mà chạy trốn ?” Anh liền bảo: “tôi là người nhưng con gà nó vẫn nghĩ tôi là hạt thóc !”.
Đó là suy nghĩ và tâm lý của một kẻ đang bị bệnh tâm thần chứ chưa phải khỏi bệnh. Người nô lệ về tư tưởng thì không chỉ nghĩ rằng mình hèn kém, mà còn luôn cho rằng người khác nghĩ mình kém cỏi. Người sợ hãi thì luôn luôn sợ chính mình và sợ luôn cả những gì mà họ nghĩ là đối phương sẽ làm cho họ. Tâm lý đó cũng đúng với toàn xã hội và với cả quốc gia.
Có quốc gia đã hành xử như những đàn em và là nô tài rất lâu của anh cả Liên Xô, là cánh tay nối dài và sẵn sàng làm người gác cửa cho đàn anh đó. Sau này người anh cả chết đi, thì lại đi tìm người anh kế để cung phụng và nhận làm nô tài cho kẻ đó. Thậm chí nguyên thủ quốc gia còn thường xuyên sang “ăn cơm nắm, nằm gầm giường” ở nhà Anh Hai láng giềng nhiều lần trong nhiều năm. Cuối cùng chính người anh hai tìm cách ám hại thì lại quay ra đi tìm người khác. Nay bơ vơ, đi lang thang như một kẻ tâm thần.
Đó là tâm lý nô tài của các quốc gia. Chính tâm lý nô bộc của một số vị điều hành đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của nhân dân trong quốc gia đó. Họ sợ đủ điều, đầu tiên họ sợ chính mình, không dám làm những điều mà họ cho là nguy hại đến bản thân. Nhưng khi vượt qua được hoàn cảnh bản thân thì họ lại nghĩ rằng “nhà nước nghĩ” thế là nguy hiểm, xa hơn nữa họ lại nghĩ “quan thầy mình nghĩ thế là nguy hiểm, là không được phép…”. Nghĩa là tâm lý lệ thuộc đã ăn sâu cả vào tư tưởng của mọi người và tự mình áp đặt suy nghĩ của người khác vào mình.
Tuy nhiên vẫn có 2 tầng lớp rất dũng cả dám “cách cái mạng” mình đi. Một là những người già đã trải nghiệm đau đớn và tự nhận thức được những cái sai nên lên tiếng. Hai là những thanh niên có thông tin mới và dám chấp nhận lựa chọn cách suy nghĩ khác đi.
Người già là trí khôn soi dẫn còn Thanh niên là lực lượng của cách mạng.
Hai lực lượng này cùng suy nghĩ rằng “chúng ta là những người tự do” và chúng ta có quyền đứng thẳng người tuyên bố với lũ gà rằng chúng ta có đầy đủ nhân quyền như bất cứ dân tộc nào trên khắp thế giới. Khi đó chính chúng ta đã nghĩ mình không phải là “hạt thóc nữa” và chúng ta vững vàng bước ra khỏi cái bệnh viện tâm thần đã giam hãm chúng ta suốt bao nhiêu năm.
Khi ra khỏi cổng rồi mà vẫn thấy có những con gà xông đến để uy hiếp và để “mổ” thì những thanh niên sẽ là lực lượng mạnh mẽ để “xách cổ gà lên và vặn chúng”.
Đó là lúc mọi người thoát khỏi căn bệnh nô tài và vững vàng sải bước đi vào tương lai !
Paul. Nguyễn Đức Minh
Thanh Niên Công Giáo
Không có nhận xét nào: