(HRW - New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố chính quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo và phóng thích 15 người bị bắt vì đã bày tỏ niềm tin của mình. Các vụ bắt bớ, chủ yếu nhằm vào các tín đồ Công giáo Dòng Chúa Cứu thế, là một vết đen nữa trong bảng thành tích vốn đã nhiều vấn đề của Việt Nam về tự do tôn giáo.
Đợt bắt bớ này khởi đầu từ ngày 30 tháng Bảy năm 2011, khi công an bắt 3 nhà hoạt động Công giáo tại sân bay Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh ngay khi họ vừa từ nước ngoài trở về. Trong bảy tuần tiếp theo, chính quyền tiếp tục bắt thêm 12 nhà hoạt động tôn giáo nữa. Đến thời điểm này, 10 người đã bị khởi tố theo điều 79 bộ luật hình sự, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, với mức án quy định là từ 5 đến 15 năm tù đối với người “đồng phạm” và 12 năm đến chung thân hoặc tử hình đối với những người được coi là “tổ chức,” hoặc có hành vi “gây hậu quả nghiêm trọng.”
“Những vụ bắt bớ mới nhất nói trên thể hiện mối ác cảm của chính quyền Việt Nam đối với những người muốn tự do thực hành tín ngưỡng của mình bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Hành động của chính quyền đối với những người vận động tự do tôn giáo một cách ôn hòa nói trên là một chỉ dấu khá rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam.”
Nhiều người bị bắt trong hai tháng qua có quan hệ với Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và Nhà thờ Kỳ Đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều thuộc dòng Chúa Cứu thế. Trong sáu tháng vừa qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi thắp nến cầu nguyện cho sự bình an của các nhà hoạt động đang ở trong tù hoặc trại tạm giam, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Ts. Cù Huy Hà Vũ, nhà vận động Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), blogger Phan Thanh Hải (Anhbasg) và blogger Phạm Minh Hoàng. Ngày 25 tháng Chín, nhà thờ Kỳ Đồng tổ chức một buổi thắp nến nữa để cầu nguyện cho 15 nhà hoạt động tôn giáo mới bị bắt trong hai tháng gần đây, cùng với các nhà hoạt động nổi tiếng khác. Dòng Chúa Cứu thế, trước đây được biết với tên dòng Chúa Cứu chuộc, là một dòng truyền giáo Công giáo được thành lập ở Italy vào năm 1732, hiện có mặt tại hơn 77 quốc gia trên thế giới.
Vụ bắt giữ hai blogger Công giáo có ảnh hưởng, Lê Văn Sơn và Tạ Phong Tần, là điểm kết của chiến dịch sách nhiễu, câu lưu và thẩm vấn của công an đối với cả hai người về việc viết blog. Buổi sáng ngày mồng 2 tháng Tám, ngày xử phúc thẩm Ts. Vũ, Lê Văn Sơn đến khu vực gần Tòa án Nhân dân Tối cao để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ts. Vũ, và bị công an theo sát. Sáng ngày hôm sau ông bị công an bắt. Tạ Phong Tần thì bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín, sáu ngày sau khi bà đăng bài phân tích tính chất tùy tiện và trái luật của việc bắt giữ Lê Văn Sơn trên blog của mình vào ngày 30 tháng Tám. Tạ Phong Tần đã được trao giải thưởng uy tín Hellman Hammett vào ngày 14 tháng Chín vì đã dũng cảm viết dù liên tục bị đàn áp.
Lãnh đạo mục vụ của cả hai nhà thờ cho biết họ bị công an giám sát và sách nhiễu thường xuyên. Ngày mồng 10 tháng Bảy, công an xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh ngăn cấm Linh mục Phạm Trung Thành, lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, xuất cảnh để dự một hội nghị tôn giáo ở Singapore, tuyên bố lý do rằng ông “thuộc diện chưa được xuất cảnh.” Công an không đưa ra được bất cứ lời giải thích nào về việc tại sao ông lại bị xếp vào diện đó. Hai ngày sau đó, công an xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh lại ngăn cấm một vị lãnh đạo khác của Dòng Chúa Cứu thế, Linh mục Đinh Hữu Thoại, xuất cảnh. Ngày 19 tháng Bảy, ông Đinh Hữu Thoại nộp đơn kiện trạm kiểm soát cửa khẩu đã vi phạm quyền tự do của mình, nhưng Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh bác đơn kiện đó vào ngày 26 tháng Chín, tuyên bố rằng vấn đề này “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
“Tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, được tôn vinh trong Hiến pháp Việt Nam và được bảo hộ bằng các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết,” ông Roberson nói. “Qua việc ngăn chặn các lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế ra nước ngoài tham dự các sự kiện tôn giáo, chính quyền Việt Nam đã cho thấy, ở Việt Nam, pháp quyền bị coi rẻ đến mức nào.”
Vụ bắt bớ gần đây nhất diễn ra vào ngày 19 tháng Chín, khi công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam Trần Vũ Anh Bình khi ông vừa về nhà sau khi dự một đám tang ở Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp trong thành phố. Tới giờ chính quyền vẫn chưa thông báo lý do bắt ông.
Trong bản báo cáo mới đây về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định, “Tiếp tục có các báo cáo về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở nước này,” và bổ sung rằng “Không có sự thay đổi về mức độ tôn trọng tự do tôn giáo từ phía chính phủ trong phạm vi thời gian đánh giá của bản báo cáo này.”
“Washington cần nhận định công khai rằng Việt Nam thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, và gây áp lực yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả những người bị giam giữ vì đã ôn hòa bày tỏ tiếng gọi của lương tâm mình chứ không phải đường lối của đảng,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam cần ghi nhận rằng tự do tôn giáo không có nghĩa là chỉ được tự do hành xử theo cách đã được chính quyền cho phép trước.”
Đợt bắt bớ này khởi đầu từ ngày 30 tháng Bảy năm 2011, khi công an bắt 3 nhà hoạt động Công giáo tại sân bay Tân Sơn Nhất thành phố Hồ Chí Minh ngay khi họ vừa từ nước ngoài trở về. Trong bảy tuần tiếp theo, chính quyền tiếp tục bắt thêm 12 nhà hoạt động tôn giáo nữa. Đến thời điểm này, 10 người đã bị khởi tố theo điều 79 bộ luật hình sự, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, với mức án quy định là từ 5 đến 15 năm tù đối với người “đồng phạm” và 12 năm đến chung thân hoặc tử hình đối với những người được coi là “tổ chức,” hoặc có hành vi “gây hậu quả nghiêm trọng.”
“Những vụ bắt bớ mới nhất nói trên thể hiện mối ác cảm của chính quyền Việt Nam đối với những người muốn tự do thực hành tín ngưỡng của mình bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Hành động của chính quyền đối với những người vận động tự do tôn giáo một cách ôn hòa nói trên là một chỉ dấu khá rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam.”
Nhiều người bị bắt trong hai tháng qua có quan hệ với Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và Nhà thờ Kỳ Đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đều thuộc dòng Chúa Cứu thế. Trong sáu tháng vừa qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi thắp nến cầu nguyện cho sự bình an của các nhà hoạt động đang ở trong tù hoặc trại tạm giam, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Ts. Cù Huy Hà Vũ, nhà vận động Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), blogger Phan Thanh Hải (Anhbasg) và blogger Phạm Minh Hoàng. Ngày 25 tháng Chín, nhà thờ Kỳ Đồng tổ chức một buổi thắp nến nữa để cầu nguyện cho 15 nhà hoạt động tôn giáo mới bị bắt trong hai tháng gần đây, cùng với các nhà hoạt động nổi tiếng khác. Dòng Chúa Cứu thế, trước đây được biết với tên dòng Chúa Cứu chuộc, là một dòng truyền giáo Công giáo được thành lập ở Italy vào năm 1732, hiện có mặt tại hơn 77 quốc gia trên thế giới.
Vụ bắt giữ hai blogger Công giáo có ảnh hưởng, Lê Văn Sơn và Tạ Phong Tần, là điểm kết của chiến dịch sách nhiễu, câu lưu và thẩm vấn của công an đối với cả hai người về việc viết blog. Buổi sáng ngày mồng 2 tháng Tám, ngày xử phúc thẩm Ts. Vũ, Lê Văn Sơn đến khu vực gần Tòa án Nhân dân Tối cao để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ts. Vũ, và bị công an theo sát. Sáng ngày hôm sau ông bị công an bắt. Tạ Phong Tần thì bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín, sáu ngày sau khi bà đăng bài phân tích tính chất tùy tiện và trái luật của việc bắt giữ Lê Văn Sơn trên blog của mình vào ngày 30 tháng Tám. Tạ Phong Tần đã được trao giải thưởng uy tín Hellman Hammett vào ngày 14 tháng Chín vì đã dũng cảm viết dù liên tục bị đàn áp.
Lãnh đạo mục vụ của cả hai nhà thờ cho biết họ bị công an giám sát và sách nhiễu thường xuyên. Ngày mồng 10 tháng Bảy, công an xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh ngăn cấm Linh mục Phạm Trung Thành, lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, xuất cảnh để dự một hội nghị tôn giáo ở Singapore, tuyên bố lý do rằng ông “thuộc diện chưa được xuất cảnh.” Công an không đưa ra được bất cứ lời giải thích nào về việc tại sao ông lại bị xếp vào diện đó. Hai ngày sau đó, công an xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh lại ngăn cấm một vị lãnh đạo khác của Dòng Chúa Cứu thế, Linh mục Đinh Hữu Thoại, xuất cảnh. Ngày 19 tháng Bảy, ông Đinh Hữu Thoại nộp đơn kiện trạm kiểm soát cửa khẩu đã vi phạm quyền tự do của mình, nhưng Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh bác đơn kiện đó vào ngày 26 tháng Chín, tuyên bố rằng vấn đề này “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
“Tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, được tôn vinh trong Hiến pháp Việt Nam và được bảo hộ bằng các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết,” ông Roberson nói. “Qua việc ngăn chặn các lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế ra nước ngoài tham dự các sự kiện tôn giáo, chính quyền Việt Nam đã cho thấy, ở Việt Nam, pháp quyền bị coi rẻ đến mức nào.”
Vụ bắt bớ gần đây nhất diễn ra vào ngày 19 tháng Chín, khi công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam Trần Vũ Anh Bình khi ông vừa về nhà sau khi dự một đám tang ở Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp trong thành phố. Tới giờ chính quyền vẫn chưa thông báo lý do bắt ông.
Trong bản báo cáo mới đây về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định, “Tiếp tục có các báo cáo về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở nước này,” và bổ sung rằng “Không có sự thay đổi về mức độ tôn trọng tự do tôn giáo từ phía chính phủ trong phạm vi thời gian đánh giá của bản báo cáo này.”
“Washington cần nhận định công khai rằng Việt Nam thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, và gây áp lực yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả những người bị giam giữ vì đã ôn hòa bày tỏ tiếng gọi của lương tâm mình chứ không phải đường lối của đảng,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam cần ghi nhận rằng tự do tôn giáo không có nghĩa là chỉ được tự do hành xử theo cách đã được chính quyền cho phép trước.”
Không có nhận xét nào: