VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của sự thinh lặng như thành phần của tiến trình truyền thông, nhất là trong thời buổi tràn nhập thông tin như ngày nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 24-1-2012, lễ kính thánh Phanxicô đệ Salê, nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 46 sẽ được cử hành vào chúa nhật 20-5 tới đây, với chủ đề ”Thinh lặng và lời nói: con đường truyền giảng Tin Mừng”. Sứ điệp được Đức TGM Claudio Marie Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, cùng với các vị phụ tá, giới triệu trong cuộc họp báo lúc 11 giờ rưỡi sáng 24-1, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.
ĐTC khẳng định rằng ”thinh lặng và lời nói là hai yếu tố của truyền thông, phải được quân bình, nối tiếp và hội nhập với nhau để có thể có một cuộc đối thoại đích thực và sự gần gũi sâu xa giữa con người với nhau. Khi lời nói và thinh lặng loại trừ nhau, thì truyền thông bị suy thoái, hoặc nó tạo nên một sự choáng váng, hoặc trái lại, nó tạo nên một bầu không khí lạnh lùng”.
Theo ĐTC, "Thinh lặng là thành phần của truyền thông và nếu không có nó thì sẽ không có những lời nói với nội dung xúc tích.. Nơi nào các sứ điệp và thông tin dồi dào, thì thinh lặng càng trở nên thiết yếu để phân định điều gì là quan trọng và điều gì là vô ích hoặc phụ thuộc. Sự suy tư sâu xa giúp chúng ta khám phá quan hệ giữa các biến cố, thoạt nhìn chúng có vẻ không liên hệ với nhau; nó cũng giúp thẩm định, phân tích các sứ điệp.. Vì thế cần kiến tạo một môi trường thích hợp, giống như một hệ thống môi sinh biết giữ quân bình giữa thinh lặng, lời nói, hình ảnh và âm thanh”.
Cũng trong Sứ điệp, ĐTC nhận xét rằng thinh lặng là điều quí giá để dễ dàng có sự phân định cần thiết giữa bao nhiêu điều kích thích và bao nhiêu câu trả lời mà chúng ta nhận được, để nhận ra và tập trung vào những câu hỏi thực sự quan trọng.
Ngài viết: ”Con người không thể chỉ hài lòng với một sự trao đổi trong tinh thần bao dung về những ý kiến ngờ vực và về kinh nghiệm cuộc sống: tất cả chúng ta hãy trở thành những người tìm kiếm chân lý và chia sẻ ước muốn sâu xa này, nhất là trong thời này, ”khi con người trao đổi thông tin với nhau, họ cũng đang trao đổi chính bản thân, vũ trụ quan, những hy vọng và lý tưởng của họ cho nhau”.
Trong chiều hướng đó, ĐTC cũng đề cao các mạng Internet, các thảo chương và mạng xã hội có thể giúp con người ngày nay sống những lúc suy tư và tự hỏi đích thực, cũng như tìm được những khoảng thinh lặng, cơ hội cầu nguyện, suy niệm hoặc chia sẻ Lời Chúa... Nếu Thiên Chúa nói với con người cả trong lúc thinh lặng, thì con người cũng có thể khám phá trong thinh lặng khả năng nói với Thiên Chúa và về Thiên Chúa.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Lời nói và thinh lặng. Tự giáo dục về truyền thông có nghĩa là học cách lắng nghe, chiêm niệm, ngoài lời nói, và điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhân viên rao giảng Tin Mừng: thinh lặng và lời nói, cả hai đều là những yếu tố thiết yếu và bổ túc cho nhau trong hoạt động truyền thông của Giáo Hội, để loan báo Chúa Kitô một cách mới mẻ trong thế giới ngày nay” (SD 24-1-2012)
G. Trần Đức Anh OP
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 24-1-2012, lễ kính thánh Phanxicô đệ Salê, nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 46 sẽ được cử hành vào chúa nhật 20-5 tới đây, với chủ đề ”Thinh lặng và lời nói: con đường truyền giảng Tin Mừng”. Sứ điệp được Đức TGM Claudio Marie Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, cùng với các vị phụ tá, giới triệu trong cuộc họp báo lúc 11 giờ rưỡi sáng 24-1, tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.
ĐTC khẳng định rằng ”thinh lặng và lời nói là hai yếu tố của truyền thông, phải được quân bình, nối tiếp và hội nhập với nhau để có thể có một cuộc đối thoại đích thực và sự gần gũi sâu xa giữa con người với nhau. Khi lời nói và thinh lặng loại trừ nhau, thì truyền thông bị suy thoái, hoặc nó tạo nên một sự choáng váng, hoặc trái lại, nó tạo nên một bầu không khí lạnh lùng”.
Theo ĐTC, "Thinh lặng là thành phần của truyền thông và nếu không có nó thì sẽ không có những lời nói với nội dung xúc tích.. Nơi nào các sứ điệp và thông tin dồi dào, thì thinh lặng càng trở nên thiết yếu để phân định điều gì là quan trọng và điều gì là vô ích hoặc phụ thuộc. Sự suy tư sâu xa giúp chúng ta khám phá quan hệ giữa các biến cố, thoạt nhìn chúng có vẻ không liên hệ với nhau; nó cũng giúp thẩm định, phân tích các sứ điệp.. Vì thế cần kiến tạo một môi trường thích hợp, giống như một hệ thống môi sinh biết giữ quân bình giữa thinh lặng, lời nói, hình ảnh và âm thanh”.
Cũng trong Sứ điệp, ĐTC nhận xét rằng thinh lặng là điều quí giá để dễ dàng có sự phân định cần thiết giữa bao nhiêu điều kích thích và bao nhiêu câu trả lời mà chúng ta nhận được, để nhận ra và tập trung vào những câu hỏi thực sự quan trọng.
Ngài viết: ”Con người không thể chỉ hài lòng với một sự trao đổi trong tinh thần bao dung về những ý kiến ngờ vực và về kinh nghiệm cuộc sống: tất cả chúng ta hãy trở thành những người tìm kiếm chân lý và chia sẻ ước muốn sâu xa này, nhất là trong thời này, ”khi con người trao đổi thông tin với nhau, họ cũng đang trao đổi chính bản thân, vũ trụ quan, những hy vọng và lý tưởng của họ cho nhau”.
Trong chiều hướng đó, ĐTC cũng đề cao các mạng Internet, các thảo chương và mạng xã hội có thể giúp con người ngày nay sống những lúc suy tư và tự hỏi đích thực, cũng như tìm được những khoảng thinh lặng, cơ hội cầu nguyện, suy niệm hoặc chia sẻ Lời Chúa... Nếu Thiên Chúa nói với con người cả trong lúc thinh lặng, thì con người cũng có thể khám phá trong thinh lặng khả năng nói với Thiên Chúa và về Thiên Chúa.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Lời nói và thinh lặng. Tự giáo dục về truyền thông có nghĩa là học cách lắng nghe, chiêm niệm, ngoài lời nói, và điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhân viên rao giảng Tin Mừng: thinh lặng và lời nói, cả hai đều là những yếu tố thiết yếu và bổ túc cho nhau trong hoạt động truyền thông của Giáo Hội, để loan báo Chúa Kitô một cách mới mẻ trong thế giới ngày nay” (SD 24-1-2012)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào: