LamHong.org - “Ta hãy làm ra con ngươi theo hình ảnh Ta…, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất…” (Gen 1, 26).
Ý nghĩa của câu Thánh Kinh vừa trích dẫn cho thấy địa vị trổi thượng và thống trị của con người trên các tạo vật được Chúa dựng nên.
Nhưng thống trị, theo HDXHGH không có nghĩa là con người áp đặt lên tạo vật những gì không thuộc về bản tính của chúng, hay nói cách khác là đàn áp vũ phu lên tạo vật. Các biến cố ô nhiểm môi sinh, ô nhiểm không khí do cách “áp đặt” vô ý thức của con người lên tạo vật đang diễn ra trước mắt chúng ta. Chính những tác động đó đang và sẽ đưa đến những tác hại quật ngược lại đối với mạng sống con người.
Thống trị trên tạo vật cũng không có nghĩa là chiếm hữu tạo vật, coi công trình sáng tạo của Thiên Chúa là một siêu thị, một thị trường mở rộng để mỗi cá nhân tha hồ cạnh tranh, tha hồ chiếm hữu. Đó cũng là thái độ nguyên tội của kinh tế lắm khi tạo ra bao nhiêu tệ nạn cho con người.
Làm việc là cộng tác sáng tạo với Thiên Chúa
Điều vừa kể có nghĩa là tôn trọng và gìn giữ các mục đích mà Thiên Chúa đã đặt vào bản tính của tạo vật, khi Người dựng nên.
Ý nghĩa đó nói lên con người có những giới hạn rõ ràng trong động tác làm việc của mình, mặc dầu với trí khôn được Chúa ban cho, con người vẫn có nhiều khoản không gian rộng lớn để triển nở trí sáng tạo của mình.
Các giới hạn mà con người phải lưu ý đến, đó là vạn vật được sáng tạo có trật tự thứ bậc nơi chính mình và xử dụng vạn vật bị bắt buộc phải xử dụng để mưu lợi ích cho tất cả mọi người, không trừ ai, đảng viên của Đảng và Nhà Nước hay không cũng vậy.
Vạn vật được sáng tạo, được dựng nên có trật tự nơi mình và đối với các tạo vật khác, điều đó con người hiện nay thường hay quên đi.
Bởi đó phát minh ra một sản phẩm mới không phải chỉ có nghĩa là mãnh lực của gân cốt, bấp thịt, mà còn là kết quả của trí khôn ngoan. Không có tạo vật nào được tạo dựng nên riêng rẽ, tách rời, mà luôn luôn hoà hợp với môi trường của mình. Điều đó có nghĩa là mỗi tạo vật được xác định bởi mối liên hệ của mình với cả thể giới được tạo dựng nên.
Giữa các tạo vật và chính con người cũng có mối tương quan trong trật tự thế giới-vũ trụ vừa kể.
Như vậy “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15) là động tác sản xuất và gìn giữ kính trọng các mối tương quan đó giữa các tạo vật.
Đừng nên lầm lẫn giữa tư tưởng về trật tự trong các tạo vật được Chúa sáng tạo với thứ tự phẩm bậc văn hoá, là những gì được các thói quen, truyền thống của con người đưa vào.
Cũng vậy, không nên tưởng rằng trật tự các tạo vật được dựng nên là trật tự, thứ bậc đã hoàn hảo rồi. Trật tự các sự vật được Chúa dựng nên là một nguyên tắc trật tự, thứ bậc được Chúa đặt vào để sống động hoá tạo vật và mối liên hệ giữa chúng với nhau, chúng ta cần còn phải tìm hiểu để biết đưọc thoả đáng.
Lạm dụng và nô lệ hoá thiên nhiên đã khiến con người đặt mình trên trật tự các tạo vật được dựng nên và quên đi con người chúng ta cũng tùy thuộc phải lẽ vào tạo vật để sống.
Làm băng hoại môi trường, dùng súc vật một cách bất chính như là dụng cụ và cả việc pha trộn thủ chế (manupuler) thân thể con người đang cho thấy là những hành động tai hại và hủy hoại đối với chính con người.
Ngày nay trong thế giới giàu sang dư dả của con người, không mấy ai còn nghĩ đến việc tiên liệu, giúp đỡ, giải quyết các vấn đề cho cuộc sống cá nhân, cho bằng mối lo âu làm sao bảo đảm cho sự sống còn của cả nhân loại. Càng ngày chúng ta càng ý thức rằng thái độ không tôn trọng đối với thế giới vật chất không con người, chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng thực hiện hoàn hảo con người. Bởi đó không phải ít khi nhiều người đang suy nghĩ rằng cần phải trở về trạng thái trật tự của tạo vật.
Việc làm của con người phải khởi sự lại từ đây, từ việc duyệt xét lại vị trí của con người giữa thể giới được dựng nên.
Như vậy trước khi có tác động thống trị qua động tác làm việc của con người, con người cần phải nhận thức rằng mình cũng là tạo vật như tất cả những tạo vật khác trên thế gian và có liên hệ với chúng bởi một số mạng sống còn hay bị tiêu diệt.
Dưới nhãn quang vừa kể, mọi thái độ đề cao quá đáng địa vị thượng đẳng của con người trên mọi tạo vật là thái độ không phải cách, bởi lẽ chính đời sống chúng ta nhiều khi tùy thuộc vào cả những tạo vật bé mọn, gần như vô nghĩa.
Như vậy, nếu một mục đích của việc làm là “…và canh giữ đất đai” (Gen 2, 45), bảo vệ và canh giữ tạo vật , thì phận vụ đó là bổn phận phải có của con người đối với tất cả các tạo vật hiện diện khắp đó đây trên thế giới.
Con người làm việc được mời gọi hãy nói lên tiếng nói cho các tặo vật, định chuẩn giá trị của chúng. Hiểu như vậy, kỷ thuật thay vì có thái độ khiêu khích, xem tạo vật như là kho năng lượng và nguyên liệu cần phải khám phá, khai khẩn và lợi dụng để cho thấy quyền năng thống trị con người trên tạo vậy, thì trái lại, có lẽ con người nên có nhãn quang mới mẻ hơn, làm việc là để đem ra ánh sáng những gì còn đang được ẩn giấu trong tạo vật.
Con người làm việc, hiểu như vậy, là con người “trồng trọt và canh giữ đất đai“, chớ không phải làm việc để thu tóm, chất chứa và lợi dụng, bóc lột, tước đoạt.
Bởi đó canh nông là lãnh vực tiêu biểu cho ý nghĩa vừa kể của làm việc và bởi đó HDXHGH luôn luôn nhìn canh nông dưới nhãn quang đầy cảm tình: “Động tác của người nông dân không kích động đất đai đồng ruộng. Trong động tác gieo giống, người nông dân ủy thác hạt giống cho sức manh phát triển của thiên nhiên và trông coi cho chúng lớn lên” (S. Mosso, La Chiesa e il lavoro, Ed. Lavoro, Bologna 1982, p.187).
Cả kỷ nghệ cũng được coi là động tác con người trên động tác của thiên nhiên. Kỷ nghệ cũng có thể được coi là động tác rút ra năng lượng và nguyên liệu đang còn tiềm ần trong thiên nhiên, miễn là động tác kỷ nghệ không đi ngược lại và làm tiêu diệt bản năng của vật liệu được dùng cho kỷ nghệ và phá hoại môi trường hiện hữu của các vật thể đó.
Hiểu như vậy, sự sáng tạo của kỷ nghệ càng làm cho con người sát gần hơn với Đấng Tạo Hoá, nhưng đồng thời cũng nói lên một mức quân bình rất khó thực hiện giữa sáng kiến của người làm việc và tiềm năng đang ẩn chứa trong thiên nhiên (M. Heidegger, Saggi e discorsi, trad. it. di G. Vattimo, Mussa, Milano 1976, p. II).
Bởi đó “gìn giữ và thống trị” không chỉ có nghĩa là để cho vạn vật sống còn, không bị phá hủy tiêu diệt hay chỉ để cho vạn vật tự chúng nảy sinh theo bản tính của chúng, mà còn là mở ra con đường cho những thực hiện, những kết quả mới đang còn tìm ẩn trong khả năng của chúng: bón phân thêm, lựa chọn giống sinh nhiều hoa quả tốt hơn, họp tập những khả năng khác hơn của nhiều loại thực vật với thực vật hay động vật với động vật khác nhau, để được hoa trái nhiều hơn, lớn hơn, ăn ngon miệng với nhiều hương vị hơn, hoặc nhiều động vật có nhiều sức lực hơn để giúp trong việc đồng áng chẳng hạn.
Nhưng nên coi chừng luôn luôn phải đặt hai đặc tính “gìn giữ và thống trị” đi đôi với nhau, nếu chúng ta không muốn đạt được tiến bộ, nhưng đồng thời lại phá hủy thiên nhiên.
Hiểu như vậy chúng ta thấy được việc làm của con người không thể chỉ được xác định để đáp nhu cầu sơ đẳng của con người, nhưng còn có ý nghĩa căn bản là bổn phận làm cho thiên nhiên được phát triển, định chuẩn giá trị của những gì tự chúng bất động và cho phần thiên nhiên câm nín cũng có tiếng nói của chúng.
Con người làm việc là để mưu ích tốt đẹp cho cả thiên nhiên vạn vật.
Ý nghĩa vừa kể cho phép chúng ta liệt kê vào việc làm của con người, cả những động tác không chỉ nhằm trực tiếp đáp ứng lại nhu cầu sống còn của con người.
Và ngay cả việc làm nhằm đáp ứng lại những đòi hỏi sống còn của con người cũng cần có những suy nghĩ rộng rãi hơn và thay đổi chiều hướng hạn hẹp, chỉ nhằm lợi thú trước mắt, cá nhân hay phe nhóm, không đếm xỉa gì đến sự sống còn và phát triển của thiên nhiên.
Làm việc và quyền tư hữu
Dưới một nhãn quang nào đó, con người cũng là tạo vật như những tạo vật khác, nhưng dưới một nhãn quang khác, không ai có thể chối cải được con người trong thiên nhiên có một sứ mệnh, phận vụ đặc biệt.
Điều vừa kể ai cũng thấy được, không những do những gì Thánh Kinh thuật lại, mà ngay cả trong kinh nghiệm của tất cả.
Tín lý về việc tạo dựng cho rằng địa vị cá biệt đó của con người trên thế giới là địa vị do Chúa muốn: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào Vườn Địa Đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15).
Địa vị đó của con người đối với thiên nhiên không phải là những gì con người chinh phục được hay là một chiến thắng trong cuộc đấu tranh giữa các giống loại với nhau. Càng không phải chỉ là đặc ân dành riêng cho những ai có trí óc hơn, có khả năng hơn, hoặc của những ai thắng trận được trong cuộc chiến dành quyền sống còn, càng không phải do việc hên xuôi may rủi, như trong một cuộc xổ số.
Mỗi người, do sự kiện là người thuộc dòng giống nhân loại, đã được Thiên Chúa nghĩ đến và muốn cho là người gìn giữ và thống trị thiên nhiên vạn vật, từ những giống vật khôn ngoan nhất đến những giống kém nhất, từ những giống đẹp nhất đến những giống xấu xí nhất, từ những giống lành mạnh nhất, đến những giống èo uột yếu kém nhất. “Thiên Chúa phán: ‘Ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh Ta, giống như Ta, để cho con người làm bá chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1, 26).
Điều đó cho chúng ta hiểu được lý do cho sự biện minh địa vị thống trị con người trên tạo vật.
Nếu ai khước từ tín lý về công cuộc sáng tạo, ơn gọi trên của con người không còn là ơn gọi nguyên thủy nữa, mà chỉ là kết quả của những gì do nền văn minh phát triển chiếm được.
Và nếu hiểu như vậy, địa vị thống trị của con người trên vạn vật không còn có lề luật lằn mức nào nữa và cũng không phải cho tất cả mọi người, mà chỉ là quyên lực của những kẻ giàu có, uy quyền hoặc phe nhóm, phái giống nào đó.
Trái lại, nếu thống trị trên vạn vật là phận vụ được Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo vũ trụ giao cho mỗi người, bất cứ ai là con người của dòng giống nhân loại, chúng ta thấy được địa vị đó được trải rộng ra cho mọi con người, như là đại diện Thiên Chúa Tạo Hoá trên trần gian.
Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu được tại sao các Thông Điệp về xã hội cuối cùng (Laborem exercens, Sollecitudo rei socialis, Centesimus annus) nhấn mạnh đến đặc tính phổ quát của tài nguyên, của cải trên mặt đất (CA, n. 31): “Thiên Chúa đã ban mặt đất để dùng và hưởng thụ cho cả dòng giống nhân loại, bởi vì Thiên Chúa không ban cho con người để tất cả đều có quyền sở hữu chung và rối loạn. Đây không phải là ý nghĩa của chân lý đó. Điều đó chỉ có nghĩa là Thiên Chúa không giao một phần đất nào cho bất cứ một người cá biệt nào, nhưng để việc phân chia các quyền sở hữu cho khả năng sắp xếp của con người và cho các tổ chức cơ chế của các dân tộc. Nói cho cùng, mặc dầu được chia thành các quyền tư hữu, đất đai vẫn còn được dùng để phục vụ và lợi ích cho tất cả, như vậy không ai trên thế giới mà không tìm được thức ăn từ các sản phẩm đồng áng” (RN, n.7).
Như vậy chúng ta có thể nói là mọi sự vật đều được ban cho mỗi người, để con người thống trị và quản trị theo đồ án của Thiên Chúa, nghĩa là có lợi ích cho tất cả mọi người.
Con người làm việc từ lúc khởi đầu đã có trước mặt mình cả cánh động được dựng nên. Như vậy anh ta có trăm phương ngàn cách để tác động khả năng sáng tạo của mình và phận vụ mình.
Mọi người đều có quyền tác động mỗi việc làm và không có việc làm nào dành riêng cho một người nào.
Tuy nhiên do tính cách giới hạn của con người (mặc dầu trước viễn ảnh bao la của nhiều hình thức làm việc khác nhau, nhưng mỗi người chúng ta có giới hạn trong việc chọn lựa việc làm tùy theo khả năng cá nhân, trên thị trường làm việc hiện đại), chúng ta nhận thức được chúng ta còn xa xôi so với đồ án nguyên thủy của công trình sáng tạo, của đồ án dành cho nhân loại và cuộc sống ngắn ngủi của con người, chúng ta bị bắt buộc đặt trọng tâm việc làm vào một lãnh vực xác định và cũng không phải lúc nào cũng có thể thay đổi việc làm trong cuộc sống.
Điều vừa kể có nghĩa là mỗi người chúng ta có một mối tương quan đặc thù với một phần bé nhỏ của thế giới được tạo dựng và điều đó có liên quan thiết yếu đến quyền tư hữu.
Để có được quyền tư hữu tài nguyên của cải và chiếm hữu tài sản, cần phải có sự phân chia và quy hữu cho từng cá nhân, để cho tài sản được thể hiện một cách có trật tự theo mục đích nguyên thủy của mình, đó là được cộng đồng con người quản trị. Nhưng điều quan trọng là việc sử dụng các tài sản đó phải nhằm lợi ích cho tất cả.
Tư hữu có lý do chính đáng bởi vì đó là phương thế cho phép mỗi con người đều có thế dùng chung các tài sản.
Trái lại nếu tước bỏ đi quyền tư hữu, mỗi con người trong địa vị cá nhân của mình bị làm cho trở thành bất lực tự mình đáp ứng lại ơn gọi tiên khởi là thống trị mọi vạn vật được dựng nên.
Trong tình trạng như vậy, quyền thống trị vạn vật nguyên thủy được thiết dịnh lúc Thiên Chúa sáng tạo vạn vật sẽ bị ủy thác cho một cộng đồng vô danh tính, chiếm hữu công quả việc làm của mỗi người, tước bỏ đi mọi trách nhiệm sản xuất và phân phối các tài sản đó.
Điều đó đưa đến kết quả là người làm việc bị giảm thiểu địa vị của mình và làm cho mình không có trách nhiệm gì nữa: “Quyền tư hữu hay một quyền nào đó trên của cải vật chất bảo đảm cho mỗi người có được một khoản không gian tự lập cần thiết cá nhân và gia đình. Của cải vật chất bên ngoài đó phải được coi như là một sự nối dài của tự đo con người. Chính quyền tư hữu, tự bản thế mình, cũng có động tác xã hội, được đặt trên nền tảng luật về mục đích chung của tài sản” (Gaudium et spes, n. 71).
Thuộc về lãnh vực làm việc và người làm việc không những là động tác sản xuất, mà còn có động tác can thiệp vào việc phân chia các kết quả của việc mình làm (S. Tommaso d’Aquino, Summa Theologia, II = II, q.66).
Quan niệm về chủ quyền hay sở hữu chủ của HDXHGH bao gồm cả tư tưởng này lẫn tư tưởng kia, bởi vì mục đích của làm việc được hàm chứa trong ý nghĩa của việc làm.
Quyền tư hữu là một trong những hình thức cần thiết để bảo đảm cho phận vụ sản xuất và phân chia trong ý nghĩa tổng quát của nó.
Về phía mình, quyền tư hữu trên phương diện lề luật luân lý, con người không được dùng của cải vật chất như là những gì riêng tư của mình, mà như là của chung, làm thế nào để cho người khác cũng có thể dự phần vào được trong trường hợp cần thiết.
TS. Nguyễn Học Tập
Ý nghĩa của câu Thánh Kinh vừa trích dẫn cho thấy địa vị trổi thượng và thống trị của con người trên các tạo vật được Chúa dựng nên.
Nhưng thống trị, theo HDXHGH không có nghĩa là con người áp đặt lên tạo vật những gì không thuộc về bản tính của chúng, hay nói cách khác là đàn áp vũ phu lên tạo vật. Các biến cố ô nhiểm môi sinh, ô nhiểm không khí do cách “áp đặt” vô ý thức của con người lên tạo vật đang diễn ra trước mắt chúng ta. Chính những tác động đó đang và sẽ đưa đến những tác hại quật ngược lại đối với mạng sống con người.
Thống trị trên tạo vật cũng không có nghĩa là chiếm hữu tạo vật, coi công trình sáng tạo của Thiên Chúa là một siêu thị, một thị trường mở rộng để mỗi cá nhân tha hồ cạnh tranh, tha hồ chiếm hữu. Đó cũng là thái độ nguyên tội của kinh tế lắm khi tạo ra bao nhiêu tệ nạn cho con người.
Làm việc là cộng tác sáng tạo với Thiên Chúa
Điều vừa kể có nghĩa là tôn trọng và gìn giữ các mục đích mà Thiên Chúa đã đặt vào bản tính của tạo vật, khi Người dựng nên.
Ý nghĩa đó nói lên con người có những giới hạn rõ ràng trong động tác làm việc của mình, mặc dầu với trí khôn được Chúa ban cho, con người vẫn có nhiều khoản không gian rộng lớn để triển nở trí sáng tạo của mình.
Các giới hạn mà con người phải lưu ý đến, đó là vạn vật được sáng tạo có trật tự thứ bậc nơi chính mình và xử dụng vạn vật bị bắt buộc phải xử dụng để mưu lợi ích cho tất cả mọi người, không trừ ai, đảng viên của Đảng và Nhà Nước hay không cũng vậy.
Vạn vật được sáng tạo, được dựng nên có trật tự nơi mình và đối với các tạo vật khác, điều đó con người hiện nay thường hay quên đi.
Bởi đó phát minh ra một sản phẩm mới không phải chỉ có nghĩa là mãnh lực của gân cốt, bấp thịt, mà còn là kết quả của trí khôn ngoan. Không có tạo vật nào được tạo dựng nên riêng rẽ, tách rời, mà luôn luôn hoà hợp với môi trường của mình. Điều đó có nghĩa là mỗi tạo vật được xác định bởi mối liên hệ của mình với cả thể giới được tạo dựng nên.
Giữa các tạo vật và chính con người cũng có mối tương quan trong trật tự thế giới-vũ trụ vừa kể.
Như vậy “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15) là động tác sản xuất và gìn giữ kính trọng các mối tương quan đó giữa các tạo vật.
Đừng nên lầm lẫn giữa tư tưởng về trật tự trong các tạo vật được Chúa sáng tạo với thứ tự phẩm bậc văn hoá, là những gì được các thói quen, truyền thống của con người đưa vào.
Cũng vậy, không nên tưởng rằng trật tự các tạo vật được dựng nên là trật tự, thứ bậc đã hoàn hảo rồi. Trật tự các sự vật được Chúa dựng nên là một nguyên tắc trật tự, thứ bậc được Chúa đặt vào để sống động hoá tạo vật và mối liên hệ giữa chúng với nhau, chúng ta cần còn phải tìm hiểu để biết đưọc thoả đáng.
Lạm dụng và nô lệ hoá thiên nhiên đã khiến con người đặt mình trên trật tự các tạo vật được dựng nên và quên đi con người chúng ta cũng tùy thuộc phải lẽ vào tạo vật để sống.
Làm băng hoại môi trường, dùng súc vật một cách bất chính như là dụng cụ và cả việc pha trộn thủ chế (manupuler) thân thể con người đang cho thấy là những hành động tai hại và hủy hoại đối với chính con người.
Ngày nay trong thế giới giàu sang dư dả của con người, không mấy ai còn nghĩ đến việc tiên liệu, giúp đỡ, giải quyết các vấn đề cho cuộc sống cá nhân, cho bằng mối lo âu làm sao bảo đảm cho sự sống còn của cả nhân loại. Càng ngày chúng ta càng ý thức rằng thái độ không tôn trọng đối với thế giới vật chất không con người, chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng thực hiện hoàn hảo con người. Bởi đó không phải ít khi nhiều người đang suy nghĩ rằng cần phải trở về trạng thái trật tự của tạo vật.
Việc làm của con người phải khởi sự lại từ đây, từ việc duyệt xét lại vị trí của con người giữa thể giới được dựng nên.
Như vậy trước khi có tác động thống trị qua động tác làm việc của con người, con người cần phải nhận thức rằng mình cũng là tạo vật như tất cả những tạo vật khác trên thế gian và có liên hệ với chúng bởi một số mạng sống còn hay bị tiêu diệt.
Dưới nhãn quang vừa kể, mọi thái độ đề cao quá đáng địa vị thượng đẳng của con người trên mọi tạo vật là thái độ không phải cách, bởi lẽ chính đời sống chúng ta nhiều khi tùy thuộc vào cả những tạo vật bé mọn, gần như vô nghĩa.
Như vậy, nếu một mục đích của việc làm là “…và canh giữ đất đai” (Gen 2, 45), bảo vệ và canh giữ tạo vật , thì phận vụ đó là bổn phận phải có của con người đối với tất cả các tạo vật hiện diện khắp đó đây trên thế giới.
Con người làm việc được mời gọi hãy nói lên tiếng nói cho các tặo vật, định chuẩn giá trị của chúng. Hiểu như vậy, kỷ thuật thay vì có thái độ khiêu khích, xem tạo vật như là kho năng lượng và nguyên liệu cần phải khám phá, khai khẩn và lợi dụng để cho thấy quyền năng thống trị con người trên tạo vậy, thì trái lại, có lẽ con người nên có nhãn quang mới mẻ hơn, làm việc là để đem ra ánh sáng những gì còn đang được ẩn giấu trong tạo vật.
Con người làm việc, hiểu như vậy, là con người “trồng trọt và canh giữ đất đai“, chớ không phải làm việc để thu tóm, chất chứa và lợi dụng, bóc lột, tước đoạt.
Bởi đó canh nông là lãnh vực tiêu biểu cho ý nghĩa vừa kể của làm việc và bởi đó HDXHGH luôn luôn nhìn canh nông dưới nhãn quang đầy cảm tình: “Động tác của người nông dân không kích động đất đai đồng ruộng. Trong động tác gieo giống, người nông dân ủy thác hạt giống cho sức manh phát triển của thiên nhiên và trông coi cho chúng lớn lên” (S. Mosso, La Chiesa e il lavoro, Ed. Lavoro, Bologna 1982, p.187).
Cả kỷ nghệ cũng được coi là động tác con người trên động tác của thiên nhiên. Kỷ nghệ cũng có thể được coi là động tác rút ra năng lượng và nguyên liệu đang còn tiềm ần trong thiên nhiên, miễn là động tác kỷ nghệ không đi ngược lại và làm tiêu diệt bản năng của vật liệu được dùng cho kỷ nghệ và phá hoại môi trường hiện hữu của các vật thể đó.
Hiểu như vậy, sự sáng tạo của kỷ nghệ càng làm cho con người sát gần hơn với Đấng Tạo Hoá, nhưng đồng thời cũng nói lên một mức quân bình rất khó thực hiện giữa sáng kiến của người làm việc và tiềm năng đang ẩn chứa trong thiên nhiên (M. Heidegger, Saggi e discorsi, trad. it. di G. Vattimo, Mussa, Milano 1976, p. II).
Bởi đó “gìn giữ và thống trị” không chỉ có nghĩa là để cho vạn vật sống còn, không bị phá hủy tiêu diệt hay chỉ để cho vạn vật tự chúng nảy sinh theo bản tính của chúng, mà còn là mở ra con đường cho những thực hiện, những kết quả mới đang còn tìm ẩn trong khả năng của chúng: bón phân thêm, lựa chọn giống sinh nhiều hoa quả tốt hơn, họp tập những khả năng khác hơn của nhiều loại thực vật với thực vật hay động vật với động vật khác nhau, để được hoa trái nhiều hơn, lớn hơn, ăn ngon miệng với nhiều hương vị hơn, hoặc nhiều động vật có nhiều sức lực hơn để giúp trong việc đồng áng chẳng hạn.
Nhưng nên coi chừng luôn luôn phải đặt hai đặc tính “gìn giữ và thống trị” đi đôi với nhau, nếu chúng ta không muốn đạt được tiến bộ, nhưng đồng thời lại phá hủy thiên nhiên.
Hiểu như vậy chúng ta thấy được việc làm của con người không thể chỉ được xác định để đáp nhu cầu sơ đẳng của con người, nhưng còn có ý nghĩa căn bản là bổn phận làm cho thiên nhiên được phát triển, định chuẩn giá trị của những gì tự chúng bất động và cho phần thiên nhiên câm nín cũng có tiếng nói của chúng.
Con người làm việc là để mưu ích tốt đẹp cho cả thiên nhiên vạn vật.
Ý nghĩa vừa kể cho phép chúng ta liệt kê vào việc làm của con người, cả những động tác không chỉ nhằm trực tiếp đáp ứng lại nhu cầu sống còn của con người.
Và ngay cả việc làm nhằm đáp ứng lại những đòi hỏi sống còn của con người cũng cần có những suy nghĩ rộng rãi hơn và thay đổi chiều hướng hạn hẹp, chỉ nhằm lợi thú trước mắt, cá nhân hay phe nhóm, không đếm xỉa gì đến sự sống còn và phát triển của thiên nhiên.
Làm việc và quyền tư hữu
Dưới một nhãn quang nào đó, con người cũng là tạo vật như những tạo vật khác, nhưng dưới một nhãn quang khác, không ai có thể chối cải được con người trong thiên nhiên có một sứ mệnh, phận vụ đặc biệt.
Điều vừa kể ai cũng thấy được, không những do những gì Thánh Kinh thuật lại, mà ngay cả trong kinh nghiệm của tất cả.
Tín lý về việc tạo dựng cho rằng địa vị cá biệt đó của con người trên thế giới là địa vị do Chúa muốn: “Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào Vườn Địa Đàng, để trồng trọt và canh giữ đất đai” (Gen 2, 15).
Địa vị đó của con người đối với thiên nhiên không phải là những gì con người chinh phục được hay là một chiến thắng trong cuộc đấu tranh giữa các giống loại với nhau. Càng không phải chỉ là đặc ân dành riêng cho những ai có trí óc hơn, có khả năng hơn, hoặc của những ai thắng trận được trong cuộc chiến dành quyền sống còn, càng không phải do việc hên xuôi may rủi, như trong một cuộc xổ số.
Mỗi người, do sự kiện là người thuộc dòng giống nhân loại, đã được Thiên Chúa nghĩ đến và muốn cho là người gìn giữ và thống trị thiên nhiên vạn vật, từ những giống vật khôn ngoan nhất đến những giống kém nhất, từ những giống đẹp nhất đến những giống xấu xí nhất, từ những giống lành mạnh nhất, đến những giống èo uột yếu kém nhất. “Thiên Chúa phán: ‘Ta hãy tạo dựng con người theo hình ảnh Ta, giống như Ta, để cho con người làm bá chủ cá biển chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1, 26).
Điều đó cho chúng ta hiểu được lý do cho sự biện minh địa vị thống trị con người trên tạo vật.
Nếu ai khước từ tín lý về công cuộc sáng tạo, ơn gọi trên của con người không còn là ơn gọi nguyên thủy nữa, mà chỉ là kết quả của những gì do nền văn minh phát triển chiếm được.
Và nếu hiểu như vậy, địa vị thống trị của con người trên vạn vật không còn có lề luật lằn mức nào nữa và cũng không phải cho tất cả mọi người, mà chỉ là quyên lực của những kẻ giàu có, uy quyền hoặc phe nhóm, phái giống nào đó.
Trái lại, nếu thống trị trên vạn vật là phận vụ được Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo vũ trụ giao cho mỗi người, bất cứ ai là con người của dòng giống nhân loại, chúng ta thấy được địa vị đó được trải rộng ra cho mọi con người, như là đại diện Thiên Chúa Tạo Hoá trên trần gian.
Hiểu được như vậy, chúng ta hiểu được tại sao các Thông Điệp về xã hội cuối cùng (Laborem exercens, Sollecitudo rei socialis, Centesimus annus) nhấn mạnh đến đặc tính phổ quát của tài nguyên, của cải trên mặt đất (CA, n. 31): “Thiên Chúa đã ban mặt đất để dùng và hưởng thụ cho cả dòng giống nhân loại, bởi vì Thiên Chúa không ban cho con người để tất cả đều có quyền sở hữu chung và rối loạn. Đây không phải là ý nghĩa của chân lý đó. Điều đó chỉ có nghĩa là Thiên Chúa không giao một phần đất nào cho bất cứ một người cá biệt nào, nhưng để việc phân chia các quyền sở hữu cho khả năng sắp xếp của con người và cho các tổ chức cơ chế của các dân tộc. Nói cho cùng, mặc dầu được chia thành các quyền tư hữu, đất đai vẫn còn được dùng để phục vụ và lợi ích cho tất cả, như vậy không ai trên thế giới mà không tìm được thức ăn từ các sản phẩm đồng áng” (RN, n.7).
Như vậy chúng ta có thể nói là mọi sự vật đều được ban cho mỗi người, để con người thống trị và quản trị theo đồ án của Thiên Chúa, nghĩa là có lợi ích cho tất cả mọi người.
Con người làm việc từ lúc khởi đầu đã có trước mặt mình cả cánh động được dựng nên. Như vậy anh ta có trăm phương ngàn cách để tác động khả năng sáng tạo của mình và phận vụ mình.
Mọi người đều có quyền tác động mỗi việc làm và không có việc làm nào dành riêng cho một người nào.
Tuy nhiên do tính cách giới hạn của con người (mặc dầu trước viễn ảnh bao la của nhiều hình thức làm việc khác nhau, nhưng mỗi người chúng ta có giới hạn trong việc chọn lựa việc làm tùy theo khả năng cá nhân, trên thị trường làm việc hiện đại), chúng ta nhận thức được chúng ta còn xa xôi so với đồ án nguyên thủy của công trình sáng tạo, của đồ án dành cho nhân loại và cuộc sống ngắn ngủi của con người, chúng ta bị bắt buộc đặt trọng tâm việc làm vào một lãnh vực xác định và cũng không phải lúc nào cũng có thể thay đổi việc làm trong cuộc sống.
Điều vừa kể có nghĩa là mỗi người chúng ta có một mối tương quan đặc thù với một phần bé nhỏ của thế giới được tạo dựng và điều đó có liên quan thiết yếu đến quyền tư hữu.
Để có được quyền tư hữu tài nguyên của cải và chiếm hữu tài sản, cần phải có sự phân chia và quy hữu cho từng cá nhân, để cho tài sản được thể hiện một cách có trật tự theo mục đích nguyên thủy của mình, đó là được cộng đồng con người quản trị. Nhưng điều quan trọng là việc sử dụng các tài sản đó phải nhằm lợi ích cho tất cả.
Tư hữu có lý do chính đáng bởi vì đó là phương thế cho phép mỗi con người đều có thế dùng chung các tài sản.
Trái lại nếu tước bỏ đi quyền tư hữu, mỗi con người trong địa vị cá nhân của mình bị làm cho trở thành bất lực tự mình đáp ứng lại ơn gọi tiên khởi là thống trị mọi vạn vật được dựng nên.
Trong tình trạng như vậy, quyền thống trị vạn vật nguyên thủy được thiết dịnh lúc Thiên Chúa sáng tạo vạn vật sẽ bị ủy thác cho một cộng đồng vô danh tính, chiếm hữu công quả việc làm của mỗi người, tước bỏ đi mọi trách nhiệm sản xuất và phân phối các tài sản đó.
Điều đó đưa đến kết quả là người làm việc bị giảm thiểu địa vị của mình và làm cho mình không có trách nhiệm gì nữa: “Quyền tư hữu hay một quyền nào đó trên của cải vật chất bảo đảm cho mỗi người có được một khoản không gian tự lập cần thiết cá nhân và gia đình. Của cải vật chất bên ngoài đó phải được coi như là một sự nối dài của tự đo con người. Chính quyền tư hữu, tự bản thế mình, cũng có động tác xã hội, được đặt trên nền tảng luật về mục đích chung của tài sản” (Gaudium et spes, n. 71).
Thuộc về lãnh vực làm việc và người làm việc không những là động tác sản xuất, mà còn có động tác can thiệp vào việc phân chia các kết quả của việc mình làm (S. Tommaso d’Aquino, Summa Theologia, II = II, q.66).
Quan niệm về chủ quyền hay sở hữu chủ của HDXHGH bao gồm cả tư tưởng này lẫn tư tưởng kia, bởi vì mục đích của làm việc được hàm chứa trong ý nghĩa của việc làm.
Quyền tư hữu là một trong những hình thức cần thiết để bảo đảm cho phận vụ sản xuất và phân chia trong ý nghĩa tổng quát của nó.
Về phía mình, quyền tư hữu trên phương diện lề luật luân lý, con người không được dùng của cải vật chất như là những gì riêng tư của mình, mà như là của chung, làm thế nào để cho người khác cũng có thể dự phần vào được trong trường hợp cần thiết.
TS. Nguyễn Học Tập
Không có nhận xét nào: