VRNs (29.02.2012) Tổ chức Nhà báo không biên giới đã đề cử Paulus Lê Sơn là cư dân mạng được vinh danh cùng với 5 cá nhân blogger cũng như tổ chức truyền thông khác trên thế giới.
World Day Against Cybercensorship ra đời năm 2008, nhằm chống lại kiểm duyệt internet trên thế giới, và năm nay, danh sách này sẽ được công bố chính thức ngày 12 tháng 03 năm 2012.
Cuộc đấu tranh vì tự do internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mùa xuân Ả Rập đã chứng minh rằng Internet là một phương tiện để tự do trao đổi ý tưởng và liên kết với nhau tốt nhất. Một nước như Việt Nam, toàn bộ báo chí do nhà nước độc quyền quản lý đã tổ chức đưa tin chỉ nhằm mục đích phục vụ tập đoàn cầm quyền thì internet đã trở thành một diễn đàn mang tiếng nói của công chúng thực sự. Tại Việt Nam, nhiều nhà báo chán ngán với cách làm báo tuyên truyền một chiều cho đảng CSVN đã bỏ nghề báo chuyển sang viết blog. Một số khác vẫn chân trong chân ngoài. Chân trong viết báo theo chỉ đạo, bên ngoài viết báo đăng blog để được nói lên sự thật, phản ánh đúng sự thật với cái nhìn công bằng cho dân chúng.
Nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận ra nguy cơ là dân chúng không còn tin vào hệ thống truyền thông “lề đảng” nữa, mà bắt đầu đón nhận thông tin đa chiều từ các blogger, được người dân thân thương gọi là “báo lề dân”. Thay vì phải thay đổi cách quản lý báo chí, nhà cầm quyền Việt Nam tìm cách ngăn chặn làn gió internet bằng nhiều biện pháp ngăn chặn và bắt bớ. Đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đang bắt giam hơn 20 blogger.
Điều này cũng xảy ra tương tự với những nước độc tài toàn trị trên thế giới. Cư dân mạng đang là mục tiêu trả thù của chính phủ. Hơn 120 người trong số họ hiện đang bị giam giữ vì bày tỏ quan điểm cá nhân một cách tự do trên internet. Nổi cộm là các nước Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Do đó việc vinh danh các cư dân mạng nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt là cần thiết và khuyến khích tinh thần dấn thân tìm kiếm cho tự do Internet.
Lễ trao giải và vinh danh các cư dân mạng sẽ tổ chức lúc 18:00 pm, ngày 12 tháng 03 năm 2012 tại Paris, Pháp. Theo thông lệ ngoài giá trị tinh thần, giải thưởng hiện kim tương đương 2.500 €.
Năm ngoái, giải thưởng này được trao cho các thành viên của blog Nawaat Tunisia. Một blog của chung của nhiều thành viên.
Năm 2012, Tổ chức Nhà báo không biên giới đề cử:
1. Leonardo Sakamoto, người Brazil
Anh là nhà báo và nhà khoa học chính trị anh đã làm việc cho các phương tiện truyền thông khác nhau đã đề cập đến một loạt các câu chuyện bao gồm cả cuộc chiến độc lập của Đông Timor và cuộc nội chiến ở Angola. Trong blog của mình, anh viết về xung đột môi trường và xã hội. Anh quan tâm đặc biệt trong các sắc tộc thiểu số bản địa của Brazil và chế độ nô lệ hiện đại.
2. Dân cư làng Wukan, Trung Quốc
Wukan, một ngôi làng của 13.000 cư dân ở miền nam tỉnh Quảng Đông. Họ được chú ý từ cuộc biểu tình chống lại việc tịch thu đất nông nghiệp và bị nhà cầm quyền dùng bạo lực khủng bố, đàn áp. Xue Jinbo, một trong những phát ngôn viên của làng, đã qua đời trong khi bị cảnh sát giam giữ, ngày 11 tháng 12 năm 2011, đã đẩy dân làng Wukan xuống đường của hàng ngàn người đòi một cuộc điều tra vô tư về cái chết của ông. Các nhà chức trách đã phản ứng bằng cách đặt bao vây ngôi làng và cố gắng để ngăn chặn bất kỳ thông tin về cuộc nổi dậy xuất hiện trên internet và trên các mạng xã hội, mà người dân đã sử dụng để báo cho mọi người biết họ đã bị cảnh sát bao vây.
3. Maikel Nabil Sanad, Ai Cập
Anh là blogger trẻ, Maikel Nabil Sanad đã trở thành một biểu tượng của sự đàn áp mới sau khi lật đổ Mubarak. Maikel Nabil Sanad 26 tuổi, blog của anh đăng những chỉ trích cách đối xử của quân đội với người biểu tình trong suốt mùa xuân năm 2011. Anh Bị bắt ngày 28 tháng 3 năm 2011, anh đã bị xử bởi một tòa án quân sự và bị kết án ba năm tù giam với tội danh xúc phạm quân đội trong một bài đăng blog.
4. Grigory Melkonyants và nhóm Golos, Nga
Website KartaNarusheniy.ru là một bản đồ tương tác bất thường trong kỳ bầu cử. Đây là sáng kiến của Golos, tổ chức phi chính phủ (“Voice”), là đối tác với cổng thông tin điện tử Gazeta.ru. Bản đồ cho phép người sử dụng Internet thông báo về gian lận bầu cử mà họ chứng kiến qua các hình ảnh, video và âm thanh. Những nơi bị báo cáo đó sẽ được đánh dấu bằng màu đỏ liên kết trên một bản đồ trong các vị trí mà bầu cử đã diễn ra. Bản đồ này đã được gỡ bỏ vào cuối tháng 11 năm 2011 khỏi Gazeta.ru, để dành không gian nhiều hơn cho quảng cáo. Đó là giải thích của người quản lý trang web Gazeta.ru.
5. Các Trung tâm truyền thông của Uỷ ban phối hợp địa phương, Syria
Các trung tâm truyền thông thuộc Ủy ban điều phối địa phương của Syria (LCCSyria) có chức năng thu thập và lưu hành nhanh các tin tức, hình ảnh và video trong cả nước từ các cuộc nổi dậy của Syria và đàn áp của chính phủ. Nhân viên ở đây hầu hết là các công dân bình thường và các nhà hoạt động nhân quyền. Họ tạo ra khái niệm nhà báo công dân đóng một vai trò hàng đầu trong việc phổ biến và lưu hành thông tin đến thế giới, trong khi các nhà báo Syria và các blogger đang bị sách nhiễu và bắt giữ các phương tiện truyền thông quốc tế đang ở ngoài mong tin.
6. Paulus Lê Văn Sơn, Việt Nam
Paulus Lê Văn Sơn là một blogger Việt Nam, 26 tuổi đã viết nhiều bài bàn về chính trị và xã hội, đặc biệt là tôn giáo và nhân quyền. Anh tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và viết về nó, lên án việc công an dùng bạo lực với người biểu tình. Anh đã bị bắt tại Hà Nội vào ngày 03 tháng 08 năm 2011, ngay sau khi anh viết tường trình về phiên xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Trước đó, Paulus Lê Sơn cũng bị bắt do đưa tin về phiên xử sơ thẩm tiến sĩ Vũ. Sơn viết cho các blog Baokhongle và Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, một tổ chức truyền thông Công giáo. Paulus Lê Sơn đã tổ chức khoá hội thảo và đào tạo cho các blogger theo chương trình của Truyền thông Chúa Cứu Thế. Anh hiện đang bị tạm giam tại trại giam B14 Hà Nội để điều tra về tội âm mưu lật đổ chính phủ theo Điều 79 của Bộ luật hình sự. Paulus Lê Sơn là một trong 22 cư dân mạng hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam do bày tỏ quan điểm trên Internet.
Thuỵ Minh, VRNs
Viết và tổng hợp theo RSF
Không có nhận xét nào: