Đỗ Nam Hải(DLB) - Với tư cách là một công dân Việt Nam chưa hề có một tiền án, tiền sự nào, tôi viết thư này gửi đến các ông để hỏi một câu duy nhất: Trong hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành có điều khoản nào cho phép lực lượng công an Việt Nam được quyền lập chốt canh gác, theo dõi, ngăn chặn công khai một công dân như trên hay không? Nếu có thì đó là điều khoản nào?...
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
- Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an.
- Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ tư pháp.
- Ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Sở công an Tp. HCM.
Tên tôi là: Đỗ Nam Hải, sinh năm 1959, tại Hà Nội.
Nghề nghiệp: Kỹ sư kinh tế ngân hàng.
Hiện cư ngụ tại: số 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Nay viết thư này gửi đến các ông để phản ánh một việc như sau:
Hơn 7 năm qua, tính từ tháng 8/1994 đến nay, xung quanh nhà tôi ở thường có công an mặc thường phục, thuộc Phòng PA 21 của Sở công an Tp. Hồ Chí Minh lập chốt canh gác. Một ca trực của họ thường có 3 người, đi 2 xe gắn máy, với 1 ngày là 3 ca trực. Đặc biệt từ 8/4/2006, là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 ra đời (Tuyên Ngôn 8406) đến nay thì chốt canh gác đó đã xuất hiện thường xuyên, liên tục suốt 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm.
Điều này, hàng trăm gia đình hàng xóm ở 2 bên đường, thuộc phường 9 và phường 3, quận Phú Nhuận cũng như những bạn bè, người nhà, đồng nghiệp của tôi đều biết. Các cậu công an làm nhiệm vụ thường lập chốt canh gác tại số nhà 430 Nguyễn Kiệm, đối diện với nhà tôi. Họ làm điều đó một cách công khai, không cần che dấu ai. Mỗi khi tôi đi đâu thì họ bám theo như hình với bóng. Ngoài ra, tôi cũng đã 5 lần bị công an Thành phố Hồ Chí Minh ngăn cản không cho ra Hà Nội. Họ ngăn cản tôi tại nhà, tại đường ra sân bay và ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất mà không cần đưa ra một lý do nào.
Ngày 6/5/2009, trong khi tôi đang có cuộc gặp gỡ với ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là Michael Michalak và một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ khác tại một quán cà phê gần nhà tôi thì công an cũng đã phân công hai người một nam, một nữ đóng vai là những “công dân bức xúc” để phá hoại cuộc gặp gỡ này. Các ông Đoàn Duy Thanh, thượng tá, Phó trưởng công an quận Phú Nhuận và hai ông Trần Tiến Tùng, Nguyễn Văn Tâm, những viên sỹ quan cấp tá thuộc Phòng PA 35, Sở công an Thành phố Hồ Chí Minh là những người đã làm việc với tôi suốt bao năm qua biết rất rõ những điều này. Tất cả đã tiêu tốn vô ích hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, tức là hàng tỷ đồng mỗi năm. Đó là tiền đóng thuế của nhân dân Việt Nam, là tiền khai thác đến cạn kiệt tài nguyên quốc gia rồi đem bán tống bán tháo đi.
Không giấy bút nào có thể tả xiết được những khó khăn, những áp lực và những tổn hại to lớn cả về tinh thần và vật chất mà công an Việt Nam đã gây ra cho tôi cùng gia đình tôi, trong suốt hơn 7 năm qua. Tất nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy thì không một ai có thể làm ăn và sinh sống gì được! Tôi cho rằng: thực chất, đây là một đòn thù dai dẳng, hèn hạ, độc ác và tất nhiên là phi pháp của công an Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục đánh thẳng vào tôi. Họ làm điều này là bởi lẽ bao năm qua, bằng đủ mọi cách nhưng họ đã không thể khuất phục được tôi từ bỏ con đường đấu tranh cho các quyền dân sinh và dân chủ cho Việt Nam. Đòn thù đó cũng đã gián tiếp đánh cả vào cha mẹ tôi, những người nay đã 86 tuổi, lại ốm đau bệnh tật.
Nay với tư cách là một công dân Việt Nam chưa hề có một tiền án, tiền sự nào, tôi viết thư này gửi đến các ông để hỏi một câu duy nhất: Trong hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành có điều khoản nào cho phép lực lượng công an Việt Nam được quyền lập chốt canh gác, theo dõi, ngăn chặn công khai một công dân như trên hay không? Nếu có thì đó là điều khoản nào?
Tôi rất mong nhận được sự trả lời của các ông. Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Sài Gòn, ngày 26/2/2012.
Người viết: Đỗ Nam Hải.
(gửi qua các cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Sở liên quan và gửi cho những người quan tâm.)
Kính gửi:
- Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam.
- Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ công an.
- Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ tư pháp.
- Ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Sở công an Tp. HCM.
Tên tôi là: Đỗ Nam Hải, sinh năm 1959, tại Hà Nội.
Nghề nghiệp: Kỹ sư kinh tế ngân hàng.
Hiện cư ngụ tại: số 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Nay viết thư này gửi đến các ông để phản ánh một việc như sau:
Hơn 7 năm qua, tính từ tháng 8/1994 đến nay, xung quanh nhà tôi ở thường có công an mặc thường phục, thuộc Phòng PA 21 của Sở công an Tp. Hồ Chí Minh lập chốt canh gác. Một ca trực của họ thường có 3 người, đi 2 xe gắn máy, với 1 ngày là 3 ca trực. Đặc biệt từ 8/4/2006, là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 ra đời (Tuyên Ngôn 8406) đến nay thì chốt canh gác đó đã xuất hiện thường xuyên, liên tục suốt 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm.
Điều này, hàng trăm gia đình hàng xóm ở 2 bên đường, thuộc phường 9 và phường 3, quận Phú Nhuận cũng như những bạn bè, người nhà, đồng nghiệp của tôi đều biết. Các cậu công an làm nhiệm vụ thường lập chốt canh gác tại số nhà 430 Nguyễn Kiệm, đối diện với nhà tôi. Họ làm điều đó một cách công khai, không cần che dấu ai. Mỗi khi tôi đi đâu thì họ bám theo như hình với bóng. Ngoài ra, tôi cũng đã 5 lần bị công an Thành phố Hồ Chí Minh ngăn cản không cho ra Hà Nội. Họ ngăn cản tôi tại nhà, tại đường ra sân bay và ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất mà không cần đưa ra một lý do nào.
Ngày 6/5/2009, trong khi tôi đang có cuộc gặp gỡ với ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là Michael Michalak và một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ khác tại một quán cà phê gần nhà tôi thì công an cũng đã phân công hai người một nam, một nữ đóng vai là những “công dân bức xúc” để phá hoại cuộc gặp gỡ này. Các ông Đoàn Duy Thanh, thượng tá, Phó trưởng công an quận Phú Nhuận và hai ông Trần Tiến Tùng, Nguyễn Văn Tâm, những viên sỹ quan cấp tá thuộc Phòng PA 35, Sở công an Thành phố Hồ Chí Minh là những người đã làm việc với tôi suốt bao năm qua biết rất rõ những điều này. Tất cả đã tiêu tốn vô ích hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, tức là hàng tỷ đồng mỗi năm. Đó là tiền đóng thuế của nhân dân Việt Nam, là tiền khai thác đến cạn kiệt tài nguyên quốc gia rồi đem bán tống bán tháo đi.
Không giấy bút nào có thể tả xiết được những khó khăn, những áp lực và những tổn hại to lớn cả về tinh thần và vật chất mà công an Việt Nam đã gây ra cho tôi cùng gia đình tôi, trong suốt hơn 7 năm qua. Tất nhiên, trong những điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy thì không một ai có thể làm ăn và sinh sống gì được! Tôi cho rằng: thực chất, đây là một đòn thù dai dẳng, hèn hạ, độc ác và tất nhiên là phi pháp của công an Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục đánh thẳng vào tôi. Họ làm điều này là bởi lẽ bao năm qua, bằng đủ mọi cách nhưng họ đã không thể khuất phục được tôi từ bỏ con đường đấu tranh cho các quyền dân sinh và dân chủ cho Việt Nam. Đòn thù đó cũng đã gián tiếp đánh cả vào cha mẹ tôi, những người nay đã 86 tuổi, lại ốm đau bệnh tật.
Nay với tư cách là một công dân Việt Nam chưa hề có một tiền án, tiền sự nào, tôi viết thư này gửi đến các ông để hỏi một câu duy nhất: Trong hệ thống luật pháp Việt Nam hiện hành có điều khoản nào cho phép lực lượng công an Việt Nam được quyền lập chốt canh gác, theo dõi, ngăn chặn công khai một công dân như trên hay không? Nếu có thì đó là điều khoản nào?
Tôi rất mong nhận được sự trả lời của các ông. Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Sài Gòn, ngày 26/2/2012.
Người viết: Đỗ Nam Hải.
(gửi qua các cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Sở liên quan và gửi cho những người quan tâm.)
*
Không có nhận xét nào: