Chế độ độc đảng và Thách Thức của Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
8 tháng 3, 2012

Chế độ độc đảng và Thách Thức của Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam

Ảnh: Blog Khát Vọng Tuổi Trẻ
Carlyle A. Thayer - Hội thảo về Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực

Tổ chức tại Đại học thành phố Hồng Kông từ 21-22.8. 2008

Đinh Thuần chuyển ngữ

Giới thiệu

Bài thuyết trình này cố gắng thúc đẩy các thảo luận về xã hội dân sự ở VIệT NAM tiến xa hơn những ưu tư mang tính học thuật đương đại về cái gọi là sự phát triển các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm và viện nghiên cứu nhà nước, các nhóm tôn giáo ủng hộ cho nhân quyền, dân chủ hoá và tự do tôn giáo. Các nhóm này được cho là cách li khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội trong nghiên cứu về xã hội dân sự ở VIệT NAM. Bài thuyết trình này sẽ tập trung vào vai trò của Khối 8406 và các đảng phái chính trị, các nghiệp đoàn mới xuất hiện có thể thách thức vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản VIệT NAM. Bài thuyết trình này cũng sẽ phân tích vai trò của các tổ chức bên ngoài, như Đảng Việt Tân, trong việc cung cấp sự hỗ trợ về nguồn nhân lực, tài chính, vật chất cho các nhóm xã hội dân sự chính trị.

Trong quá khứ, hoạt động của các nhóm tự do tôn giáo, các tổ chức nhân quyền ủng hộ dân chủ và nhân quyền tương đối bị phân tách (Thayer 2006a). Cho dù có sự trấn áp của nhà nước nhưng sự liên kết giữa các nhóm xã hội dân sự tích cực về chính trị vẫn diễn ra và một xu hướng mới đang dần định hình. Diễn tiến này xảy ra khi tính hợp pháp của Đảng Cộng sản đang bị thách thức bởi các vấn nạn tham nhũng, gia tăng lạm phát, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và các vấn nạn xã hội khác. Bài thuyết trình kết luận, VIệT NAM có thể đối mặt với rủi ro bất ổn trong nước nếu Đảng cộng sản thất bại trong việc giải quyết thách thức của xã hội dân sự chính trị một cách thoả đáng.

Bài thuyết trình này được chia thành 4 phần. Phần 1 nghiên cứu về thách thức tự nhiên của chế độ độc đảng ở Việt Nam. Phần 2 thảo luận câu hỏi: Xã hội dân sự trong bối cảnh VIệT NAM là gì ?. Phần 3 phân tích sự trỗi dậy của xã hội dân sự thông qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Và cuối cùng, phần 4 đưa ra một số nhận xét về thách thức đặt ra đối với hệ thống một đảng lãnh đạo ở VIệT NAM.

Phần 1. Thách thức của chế độ độc đảng ở VIệT NAM

Trước kỷ nguyên Đổi mới, các nhà khoa học chính trị phương tây không mấy khó khăn trong việc xếp hạng VIệT NAM là hệ thống chính trị theo trường phái Leninist (năm 1993 được gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa). Đảng cộng sản VIệT NAM (VCP) được xem là một tổ chức có quyền lực không thể bác bỏ.

Cấu trúc của VCP cũng tương tự như hệ thống chính trị cộng sản khác. Ở VIệT NAM, số lượng Đảng viên chưa bao giờ chiếm trên 3% tổng dân số. Đảng được tổ chức thành các chi bộ và phân cấp tăng dần theo cấu trúc chức năng và địa phận hành chính. Đại hội Đảng định kỳ lựa chọn ra Ban chấp hành trung ương. Ở VIệT NAM, Ban chấp hành trung ương thay đổi theo thời gian nhưng thường ít hơn 200 thành viên. Ủy ban trung ương họp chưa đến 3 lần một năm, chọn lựa ra Bộ chính trị dưới 20 thành viên. Cấu trúc Đảng đứng đầu là Tổng Bí thư (trước đây là Bí thư thứ nhất), là người lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Thuật ngữ chủ nghĩa xã hội chuyên chính được sử dụng để mô tả hệ thống chính trị của VIệT NAM (Thayer 1995). Đảng kiểm soát và lãnh đạo tất cả các tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang và các tổ chức khác trong xã hội thông qua việc tổ chức các chi bộ Đảng trong các tổ chức này. Các nhân vật cấp cao của Đảng là hạt nhân lãnh đạo trong bộ máy nhà nước như Quốc hội, lực lượng vũ trang nhân dân và Mặt trận Tổ quốc VIệT NAM (VFF).

Mặt trận tổ quốc VIệT NAM lãnh đạo 29 tổ chức quần chúng có đăng ký (phụ nữ, công nhân, nông dân, thanh niên...) và các nhóm lợi ích đặc biệt (chuyên gia, tôn giáo...). Hội phụ nữ VIệT NAM là tổ chức quần chúng lớn nhất với 12 triệu hội viên, và 300 hội viên có chức sắc trong cả nước. Hội được tài trợ bởi nhà nước và đóng vai trò như một thành viên của Hội đồng luật pháp quốc gia về phát triển phụ nữ. Các tổ chức quần chúng khác bao gồm Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Liên đoàn thanh niên VIệT NAM, với 3,5 triệu người và 2,5 triệu người tương ứng. Lãnh đạo của các tổ chức quần chúng này thường có chân trong Ủy ban trung ương Đảng. Bảng 1 dưới đây liệt kê các tổ chức thuộc MTTQ

Bảng 1

Các tổ chức cấu thành Mặt trận tổ quốc VIỆT NAM

Đảng cộng sản VIệT NAM

Phòng thương mại và công nghiệp

Lực lượng vũ trang nhân dân

Hội nghiên cứu lịch sử

Tổng liên đoàn lao động

Hội văn hoá nghệ thuật

Hội nông dân

Hội chữ thập đỏ

Hội thanh niên

Hiệp hội y học phương Đông

Hội phụ nữ

Hiệp hội y tế

Hội cựu chiến binh

Hội châm cứu

Hội phật giáo

Hiệp hội người mù

Ủy ban đoàn kết tôn giáo

Hiệp hội hỗ trợ trẻ mồ côi và những người tàn tật

Hội Tin lành

Hội kế hoạch hoá gia đình

Hiệp hội khoa học kỹ thuật

Hiệp hội các tổ chức thúc đẩy giáo dục

Liên minh hợp tác

Hội những người cao tuổi

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị

Hội những người làm vườn

Hiệp hội các luật sư

Hội cây cảnh

Hiệp hội các nhà báo

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị VIệT NAM là cơ quan chính thức chịu trách nhiệm về ngoại giao nhân dân. Tổ chức này kiểm soát ủy ban hợp tác viện trợ nhân dân bằng cách điều chỉnh và kiểm soát tất cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) đang hoạt động tại VIệT NAM. INGOs cộng tác với các bộ, các cơ quan kỹ thuật, quan chức địa phương, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, nông dân, công nhân và thanh niên để đưa ra các hình thức viện trợ phát triển khác nhau.

Phòng thương mại và công nghiệp VIệT NAM (VCCI) là một tổ chức nửa chính phủ, đại diện cho lĩnh vực tư nhân, nổi lên từ thời đổi mới. Thành viên của VCCI bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân và các hiệp hội thương mại với số lượng tương đương nhau. Nhà nước vẫn chưa hỗ trợ tài chính cho VCCI cho dù tổ chức này thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức lao động thế giới (ILO) dự báo, lĩnh vực tư nhân của VIệT NAM đóng góp tới 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu hút trên 90% lực lượng lao động của VIệT NAM. Tổ chức này cũng cho rằng, có hơn 2 triệu doanh nghiệp tư nhân ở VIệT NAM, trong đó có 26.000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh như các công ty. VCCI chỉ là một ví dụ về sự phát triển của tổ chức ngoài ranh giới của Đảng. Tuy nhiên, có một chính sách là các ủy ban đảng phải được thiết lập ở tất cả các doanh nghiệp tư nhân.

Quốc hội là nơi thể hiện rõ các nỗ lực của Đảng trong việc duy trì vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Từ năm 1992, khi hiến pháp mới được thông qua, VIệT NAM đã nỗ lực chấm dứt sự chồng chéo hỗn độn giữa Đảng và nhà nước bằng việc quy định rõ ràng hơn về vai trò của Quốc hội với mục tiêu phát triển luật quốc gia. Quốc hội đã trở thành một cơ quan quan trọng, nơi mà các bộ trưởng bị đặt các câu hỏi, nơi bỏ phiếu tín nhiệm và sửa đổi luật pháp của chính phủ. Các phiên họp Quốc hội cũng như kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đều được phổ biến rộng rãi trước công chúng trên đài và Tivi.

Trong năm 1992, VIệT NAM đã sửa đổi tiến trình bầu cử, theo đó cho phép cả ứng cử viên độc lập, ứng cử viên ngoài đảng ứng cử. Kể từ năm 1992, VIệT NAM đã tổ chức 4 đợt tổng tuyển cử được vào các năm 1992, 1997, 2002 và 2007. Nhưng MTTQ đã quản lý chặt chẽ sửa đổi này thông qua hệ thống chọn lựa ứng cử viên khá giá tạo gồm 3 vòng tra khảo ý kiến. Trước đó, MTTQ đã xác định cấu trúc hoàn hảo của Quốc hội bao gồm các quan chức trung ương, phụ nữ, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số và những người độc lập đều được bầu.

Vào tháng 5.2007, trong cuộc bầu cử gần đây nhất, ban đầu có 1130 người được chỉ định đã được chấp nhận. Số người ngoài đảng là 154, số ứng cử viên độc lập (tự ứng cử) là 130. Sau khi rà soát, 254 ứng cử viên không đủ tư cách. Trong số 876 ứng cử viên được tán thành, có 165 ứng cử viên là các quan chức, những người giữ các vị trí trong trung ương Đảng và bộ máy nhà nước. Khi kết quả bầu cử được công bố, 90% đại biểu Quốc hội là các đảng viên và 10% được MTTQ tán thành. Đảng cộng sản vẫn duy trì sự kiểm soát lãnh đạo do các quan chức cấp cao nhất của Quốc hội là do các thành viên trong Ủy ban Trung ương hay Bộ Chính trị nắm giữ.

Đảng cộng sản đã nỗ lực thực hiện cải cách chính trị thông qua cái gọi là dân chủ cấp cơ sở. Trong năm 1998, sự nổi dậy của nông dân ở tỉnh Thái Bình đã buộc Ban chấp hành trung ương đảng ra chỉ thị 30/CT nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng ở cấp địa phương (phường xã, cơ quan và doanh nghiệp nhà nước). Với khẩu hiệu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Nghị định 29/1998/ND-CP nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Điều 4 hướng dẫn các quan chức địa phương phổ biến thông tin liên quan đến các chính sách, luật pháp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và dài hạn, chính sách sử dụng đất đai và dự trù ngân sách hàng năm (Bach Tan Sinh 2001:4). Người dân được thông báo và sau đó tham gia vào việc thảo luận, quyết định và kiểm soát các hoạt động của chính quyền địa phương. Cuối cùng, Nghị định 79, về Dân chủ cơ sở (năm 2003) tán thành sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức địa phương vào các hoạt động triển khai ở cấp xã (Sabharwal and Than Thi Thien Huong 2005:4).

Hệ thống chủ nghĩa xã hội chuyên chính (mono-organizational socialism) chỉ mô tả đơn thuần cấu trúc tổ chức của VIệT NAM. Nó không cho chúng ta thấy nhiều về động lực của việc thực thi chính sách công khai hay các hoạt động chính trị hàng ngày. Tuy nhiên, việc xem xét ở các khía cạnh này sẽ vượt ra khỏi phạm vi của nghiên cứu này. Điều quan trọng cần chú ý mà chúng ta sẽ nhìn thấy dưới đây là tất cả nền tảng bao quanh sự kiểm soát lãnh đạo của đảng đối với xã hội vẫn tiếp tục bị thách thức.
Phần 2: Xã hội dân sự trong bối cảnh Việt Nam là gì ?

Với việc thông qua chính sách đổi mới vào những năm 1980, xã hội VIệT NAM bắt đầu thay đổi. Khi VIệT NAM mở cửa ra thế giới bên ngoài, các cơ quan viện trợ cấp chính phủ và các nhà tài trợ nước ngoài cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) đã đẩy mạnh các trợ giúp đối với VIệT NAM thông qua việc áp dụng các chuẩn mực phát triển của chính họ. Các chuẩn mực này kết hợp với quan điểm cho rằng hỗ trợ các NGOs là cách tốt nhất để tạo ra khoảng trống cho hoạt động xã hội dân sự ở các hệ thống chính trị độc tài (Salemink 2003:1). Trong thực tế, điều này có nghĩa là phải hợp tác với các NGOs trong nước và theo đuổi cách tiếp cận nhấn mạnh sự tham gia vào quá trình phát triển, bình đẳng giới và dân tộc.

Vào đầu những năm 1990, xu hướng này trở nên rõ ràng khi xuất hiện sự bùng nổ hoạt động của các tổ chức ở tất cả các cấp độ ở VIệT NAM. Mark Sidel (1995) đã phát triển một hệ thống các loại hình đầu tiên cho phù hợp với tính phức tạp của sự phát triển này. Sidel đã phân loại các nhóm này thành 9 loại: (1) Vừa xuất hiện lần đầu, các nhóm giảng dạy và nghiên cứu chính sách độc lập hơn; (2) Mạng lưới dịch vụ xã hội và các hoạt động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam khác; (3) Các trường đại học tư và các tổ chức giáo dục khác; (4) Các nhóm được hỗ trợ bởi lãnh đạo cao cấp hỗ trợ các dự án nghiên cứu và đào tạo; (5) Hội doanh nghiệp và chuyên gia; (6) Hội nông dân và tập thể; (7) Các nhóm tôn giáo được nhà nước thừa nhận và chưa được nhà nước thừa nhận, các chùa chiền và nhà thờ; (8) Các tổ chức quần chúng do đảng lãnh đạo và công đoàn; và (9) Các nhóm hoạt động chính trị thách thức đảng và nhà nước. Sidel đã khước từ việc sử dụng NGO như một thuật ngữ chung để mô tả các nhóm này; thay vào đó ông đã phân loại chúng thành các nhóm định hướng phát triển và chính sách mới. Một cuộc điều tra được tiến hành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hơn 700 tổ chức dân sự, hầu hết đều được thiết lập sau năm 1986 (Wischermann and Nguyen Quang Vinh 2003:186).

Bảng 2 và 3 mô tả phân loại theo hệ thống các tổ chức và hiệp hội mới của VIệT NAM theo sắp xếp của các học giả.

Bảng 2: Phân loại theo hệ thống các tổ chức của VIệT NAM

Thayer (1995)

Wischermann and Vinh (2003)

Vasavakul (2003)

Chính trị

_

Các tổ chức chính trị-xã hội và chuyên gia

Tổ chức quần chúng

Các tổ chức quần chúng

Tổ chức quần chúng

Doanh nghiệp, thương mại và chuyên gia

Hội chuyên gia

Các hội đoàn

Khoa học và công nghệ

Hiệp hội doanh nghiệp

Các trung tâm và viện nghiên cứu phi nhà nước

Văn hoá và nghệ thuật

Các tổ chức theo từng vấn đề

Các tổ chức phi chính phủ

Phúc lợi xã hội/NGO

-

-

Tôn giáo

-

-

Các hội hữu nghị

-

-

Các vấn đề công chúng

-

-

Bảng trên chỉ ra rằng, việc phân loại các hình thức khác nhau của các tổ chức che đậy đi tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các hội tình nguyện phi chính phủ (phi lợi nhuận) ở cấp cơ sở. Các nhóm này thỉnh thoảng được các học giả mô tả như các tổ chức của cộng đồng (CBOs). Họ dẫn đầu trong việc quản lý các nguồn tài nguyên, chống lại ô nhiễm môi trường và phổ biến kiến thức. Ví dụ về các CBOs như: Nhóm những người sử dụng nước, các hiệp hội cho vay và tiết kiệm nhỏ, các nhóm tiêu dùng, nông dân hợp tác, hợp tác vì các mục đích đặc biệt khác, các tình nguyện viên về y tế, ủy ban phát triển làng xã và ủy ban bảo vệ trẻ trẻ em đường phố. Trong tháng 7.2005, người ta ước tính có khoảng 140.000 CBOs, thêm vào đó là 3.000 dạng hợp tác (nông nghiệp, đánh bắt cá, xây dựng, vệ sinh cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ), 1.000 tổ chức NGOs đăng ký ở địa phương và 200 hội từ thiện. Sự phát triển của CBOs làm cho hệ thống luật pháp của VIệT NAM thêm phức tạp. Một số CBOs hoạt động tương đối độc lập với nhà nước nhưng tính hợp pháp nhập nhằng của họ luôn đặt họ trước các rủi ro do sự nhạy cảm về chính trị.

Bảng 3: Các tổ chức xã hội dân sự chủ yếu (Nordlund 2007:11)

Chương trình phát triển LHQ (UNDP) và Ngân hàng Thế giới đã tới VIệT NAM với mục đích rõ ràng là hỗ trợ thúc đẩy xã hội dân sự thông qua việc cộng tác với chính quyền nước này. Thúc đẩy xã hội dân sự cũng được các INGOs đưa vào như một phần trong tuyên bố về nhiệm vụ trọng tâm của họ để được chính phủ tài trợ cho các hoạt động của họ ở nước ngoài. Nhìn chung, các tổ chức là một phần của hệ thống LHQ, cũng như các nhà tài trợ nước ngoài và các INGOs, tham gia cùng với các tổ chức quần chúng một cách nhanh chóng ở các mức độ khác nhau, cho dù các tổ chức này chưa hẳn là các NGOs theo cách hiểu của phương Tây (Salemink 2003:5-6).

Bảng 4: Quan điểm Mác-Lênin về Hội quần chúng (Hannah 2003:3)


Theo Joseph Hannah (2003), mô hình xã hội theo quan điểm Mác-Lênin về xã hội bao gồm 3 phần: Đảng, chính phủ và người dân (xem bảng 4). Một khẩu hiệu nổi tiếng ở VIệT NAM: Đảng lãnh đạo, dân cai quản, chính phủ quản lý. Trong quan điểm chính thức, người dân VIệT NAM được phép lập hội, chẳng hạn hội làng, hội họ, câu lạc bộ chơi chim, các đội thể thao. Các nhóm này là tương đối phổ biến. Tuy nhiên, cả chính quyền VIệT NAM và các tổ chức quần chúng VIệT NAM đều mong muốn thu hút tài trợ và sự trợ giúp từ bên ngoài, và các tổ chức này bắt đầu được mô tả như các NGOs (Salemink 2003:14). Các nhà tài trợ nước ngoài và các INGOs tạo ra xã hội dân sự ở VIệT NAM thông việc tập trung vào cái gọi là phát triển các NGOs.

Cách tiếp cận này được các cơ quan của LHQ, INGOs và các nhà tài trợ nước ngoài tán thành và đưa ra nhu cầu hình thành các tổ chức theo kiểu xã hội dân sự ở VIệT NAM. Mặc dù có một thực tế là các tổ chức trong nước VIệT NAM nhận được sự tài trợ của nhà nước, và một phần thuộc MTTQ nhưng các tổ chức này được phía nước ngoài gọi là các tổ chức phi chính phủ. Sở dĩ nhà nước VIệT NAM cố gắng né tránh sử dụng thuật ngữ NGO đối với các tổ chức trong nước là vì khi nghĩa đen của NGO được dịch ra tiếng việt (Tổ chức phi chính phủ) thì nó mang hàm nghĩa như sự nổi loạn, vô chính phủ (Salemink2003:6). Mặt khác, ở VIệT NAM thuật ngữ NGO còn ngụ ý nếu không chống đối nhà nước thì cũng gây nên sự ly gián.

Các tổ chức NGO VIệT NAM có vai trò tương đối khác so với các NGO của nước ngoài. Thứ nhất, họ thấy mình như đối tác đang làm việc trong các dự án phát triển nhằm hỗ trợ cho chính sách nhà nước. Thứ hai, họ hoàn toàn ủng hộ việc cải thiện các dịch vụ của nhà nước. Và cuối cùng, họ nhìn nhận mình giống như đại diện của các nhóm thứ yếu trong xã hội và lobby để nhà nước thay đổi chính sách. Trong vai trò này, các NGO VIệT NAM cố gắng đàm phán và giáo dục các quan chức nhà nước hơn là đối đầu với họ để mang lại một sự thay đổi. Mặt khác, các hoạt động của họ thường hỗ trợ một cách trực tiếp các chương trình hiện tại của chính phủ hoặc hỗ trợ các mục tiêu chính sách lớn của nhà nước (phát triển quốc gia hay xoá đói giảm ngheo). Chẳng hạn, lãnh đạo các NGO VIệT NAM thường xuyên giữ mối liên hệ với các công ty nước ngoài đang hoạt động ở VIệT NAM, các công ty nước ngoài và địa phương đang vận hành các nhà máy, những người công nhân được thuê. Các NGO VIệT NAM dường như muốn cải thiện sức khoẻ và điều kiện làm việc cho những người công nhân nhưng lại tránh đối đầu hoặc trở thành các mục tiêu của chính quyền. Theo quan sát của Hannah (2003:6), các tổ chức địa phương không có vị thế xã hội nào để có thể tổ chức các phong trào chống bóc lộ tàn tệ đối với người công nhân. Các NGO VIệT NAM chỉ duy trì các hoạt động của họ trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

Nghiên cứu này được hình thành và được quản lý bởi các học giả có sự hợp tác với các trường đại học, các hội chuyên gia như Hội dân tộc học, Hội nghiên cứu trí thức công chúng (Salemink 2003:15). Tuy nhiên, trọng tâm của nghiên cứu này là tình trạng luật pháp yếu kém.

Các trung tâm cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ cho các dự án phát triển đã xuất hiện. Các trung tâm này không phải là hội viên của các NGO. Hầu hết các trung tâm này được đăng ký như các tiểu hội theo Nghị định 35/CP (1992), bao gồm các hội về khoa học và công nghệ (Hannah 2003:8). Các trung tâm này là các tổ chức phi lợi nhuận thiết yếu, hợp tác với các nhà tài trợ nước ngoài và tham gia vào dự án phát triển kinh tế xã hội. Các trung tâm này có thể hoạt động bởi mối quan hệ cá nhân giữa những người lãnh đạo trung tâm với các quan chức chính phủ. Một loạt hình khác của NGO bao gồm nhân viên địa phương của các NGO quốc tế, những người đóng vai trò hỗ trợ tương tự như một trung tâm nghiên cứu (Gray 1999:698). Họ không đăng ký chính thức và luôn ở trong tình trạng thiếu vị trí hợp pháp.

Nhà nước chuyên chính VIệT NAM đã ở trong tình trạng thiếu minh bạch từ những năm 1990 (Salemink 2003:16), nhiều dịch vụ của nhà nước đã được thương mại hoá. Trong bối cảnh đó, cái gọi là NGO VIệT NAM đã bắt đầu nổi lên khi đưa vào các dịch vụ không còn được cung cấp bởi nhà nước nữa.

Sự bùng nổ các hoạt động về hội ở VIệT NAM trong những năm 1990 không chỉ nhanh chóng lan rộng mà còn thúc đẩy việc sửa đổi luật pháp của VIệT NAM liên quan đến các tổ chức phục vụ công chúng. Trong năm 1992, với sáng kiến của các nhà tài trợ quốc tế, Bộ Nội vụ có ý tưởng dự thảo luật về các tổ chức phi lợi nhuận nhằm kiểm soát sự phát triển nhanh chóng các hoạt động về hội đang diễn ra. Điều này cho thấy sự khó chịu của chính quyền, nhất là sau 7 năm không đạt được bất cứ thoả thuận nào. Vào năm 1995, chính quyền VIệT NAM bắt đầu dự thảo luật về các tổ chức phi lợi nhuận, đầu năm 1996 thì dự thảo này được sửa đổi tới hơn 12 lần (Salemink 2003:16).

Trong năm 2002, các quan chức VIệT NAM đã nỗ lực soạn thảo Luật về NGOs. Tới tháng 7.2005, dự thảo này đã được sửa đổi ít nhất 9 lần và được đặt tên lại là Luật về Hội (Hannah 2003:7; Sabharwal và Trần Thị Thiên Hương 2005:4). Dự luật này không bao hàm các NGOs VIệT NAM. Việc thông qua Luật về Hội đã bị trì hoãn do chưa thống nhất được các điều khoản của nó.

Trong năm 2002, 181 tổ chức INGOs đã chính thức hoạt động ở VIệT NAM và sự hiện diện một cách nhanh chóng của các tổ chức này đã có ảnh hưởng lớn tới khoảng không xã hội dân sự (Salemink 2003:5). Nó đã trở nên phổ biến đối với các nhà viện trợ nước ngoài và các INGOs liên quan tới xã hội dân sự ở VIệT NAM và việc nhận diện cái gọi là NGOs VIệT NAM như các khối thiết yếu.

Không có sự đồng thuận nào về khái niệm xã hội dân sự trong giới học thuật. Một khái niệm chung về xã hội dân sự đề cập tới các nhóm phi chính trị độc lập, các hội và các tổ chức tiến hành các hoạt động của họ trong sự cách ly giữa nhà nước và xã hội. Một số học giả cho rằng, xã hội dân sự nên bao hàm các tổ chức đại diện cho lợi ích của các nhóm doanh nghiệp và thương mại của giai cấp tư sản như Hội thủ công, phường hội và phòng thương mại và công nghiệp (xem bảng 5). Mary Kaldor đã đưa ra 5 khái niệm khác nhau về xã hội dân sự (được tổng kết ở Bach Tan Sinh 2001):

Bảng 5: Mô tả xã hội dân sự tối ưu (Hannah 2003:2)


Xã hội dân sự trong bối cảnh VIệT NAM là gì ? Các học giả Bắc Mỹ, các thành viên của nhóm nghiên cứu VIệT NAM hợp tác với Hội nghiên cứu châu Á, sau khi tranh luận xã hội dân sự được dịch thành tiếng VIệT NAM như thế nào, đã kết luận không có một thuật ngữ tương đương nào chính xác hoàn toàn. Các học giả này lưu ý rằng, nhiều thuật ngữ gần tương đương đang được sử dụng mang ý nghĩa tương đối khác so với nghĩa của phương Tây (Salemink 2003:4).

Thuật ngữ xã hội dân sự không được sử dụng rộng rãi về khía cạnh học thuật và các bài thuyết trình chính thức ở VIệT NAM. 2 cách biểu lộ ở VIệT NAM - xã hội dân sự và xã hội công dân - được sử dụng giống nhau để mô tả xã hội dân sự. Tuy nhiên, Bộ nội vụ hiện đang nghiên cứu thuật ngữ NGO và xã hội dân sự nên được dịch chính thức như thế nào. Không thuật ngữ nào trong 2 thuật ngữ nêu trên được sử dụng trong các tài liệu chính thức khi đề cập tới các tổ chức trong nước; các tổ chức mà người nước ngoài đề cập tới như NGOs được phân loại như các hiệp hội phổ biến. Có bằng chứng cho thấy, thuật ngữ các tổ chức NGO của VIệT NAM vẫn đang được tranh luận để tìm ra thuật ngữ tương xứng.

Thuật ngữ xã hội dân sự mang 2 nghĩa riêng biệt trong bối cảnh VIệT NAM hiện nay (Salemink 2003:2-3).

Thứ nhất là nghĩa kinh tế, trong đó xem xã hội dân sự về mặt phát triển xã hội thông qua các NGOs địa phương. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy xã hội dân sự có mối liên kết chặt chẽ với các nhà tài trợ quốc tế và các chương trình nghị sự của họ. Điều này là bởi vì hệ thống chuyên chính ở VIệT NAM không có lĩnh vực xã hội dân sự độc lập ngoài sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước.

Thứ hai, xã hội trong bối cảnh VIệT NAM mang nghĩa chính trị (có thể thấy điều này trong Salemink 2003). Ở đây, xã hội dân sự được coi như một phương tiện giúp thúc đẩy nền dân chủ cấp tiến, và trong bối cảnh này, giúp tạo ra khoảng trống nơi nhà nước một đảng có thể bị thách thức bởi các phong trào chính trị bất bạo động của người dân. Nhà hoạt động chính trị Lữ Phương (1994) đã đưa ra ví dụ cho rằng phong trào đòi phát triển xã hội dân sự cũng sẽ trở thành một phong trào tranh đấu cho luật pháp, tự do và nhân quyền.

Tóm lại, xã hội dân sự có vai trò chính trị thực sự nhằm tới cuộc đấu tranh dân chủ cho VIệT NAM. Khái niệm xã hội dân sự chính trị không được phổ biến rộng rãi ở VIệT NAM (Salemink 2003:18). Khi thuật ngữ xã hội dân sự được sử dụng trong các cuộc thảo luận với người nước ngoài, nhìn chung nó đề cập tới các tổ chức của VIệT NAM có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước. Các tổ chức này không giống các tổ chức xã hội dân sự trên thực tế. Cái gọi là NGOs ở VIệT NAM chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến về tư tưởng giữa các nhà viện trợ nước ngoài và nhà nước một đảng. Như chú thích ở trên, các INGOs sẽ đưa VIệT NAM xa dần chế độ nhà nước một đảng.

Phần 3. Sự nổi lên của xã hội dân chủ có tính chất chính trị

Trong hai năm qua đã đánh dấu sự thay đổi về bản chất của xã hội dân sự có tính chất chính trị ở Việt Nam. Trước đây, các nhà hoạt động tôn giáo và bất động chính kiến hoạt động một cách đơn lẻ hoặc trong những nhóm nhỏ lẻ tách bạch với nhau. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện nỗ lực có phối hợp nhằm thành lập các tổ chức chính trị đúng nghĩa với mục tiêu thúc đẩy dân chủ, tự do tôn giáo và nhân quyền. Một số lượng lớn chưa từng có các tổ chức chính trị đã được lập ra. Những nhóm này được nhà nước coi là bất hợp pháp và do đó không có chỗ đứng trong một hệ thống chính trị độc đảng. Trong số những tổ chức chính trị mới thành lập có: Liên minh dân chủ, Hiệp hội các cựu tù nhân chính trị, Uỷ ban nhân quyền, Đảng dân chủ Việt Nam, Hội các nhà báo tự do Việt Nam, Uỷ ban cứu rỗi quốc gia, Đảng dân chủ nhân dân, Đảng dân chủ thế kỷ 21, Hội đoàn kết công nông, Đảng Dân tuý Việt Nam và Đảng Phát triển Việt Nam. Phần lớn những nhóm này thiếu một cơ sở thành viên có phân bố theo địa lý.

Trong năm 2006, mạng lưới các nhóm và các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam liên kết lại trong một phong trào chính trị thống nhất, tạo nên một sự phát triển mới trên chính trường Việt Nam. Mạng lưới này đã ban hành một số tuyên bố chính trị kêu gọi Nhà nước Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của con người và tự do tôn giáo và cho phép công dân dự hội họp và thành lập các đảng chính trị của riêng mình. Ngày 06.04.2006, 116 cá nhân đã ban hành một Lời kêu gọi về Tự do hội họp chính trị được phát tán qua Internet. Ngày 08.04.2006 ban hành một bản Tuyên ngôn về Tự do và Dân chủ cho Việt nam. Hoạt động thúc đẩy dân chủ nêu trên đã hình thành nên Khối 8406 sau ngày họ ra Bản tuyên ngôn thành lập Khối. Các thành viên của Khối này đã xuất bản một tờ báo không được đăng ký là Tự do ngôn luận (Free Expression).
Khối 8406 đại diện cho một mạng lưới rộng khắp được phân bố trên khắp đất nước. Trong số những người tham gia ký vào Bản tuyên ngôn thì 31% là giáo viên và giảng viên, 14% thuộc Công giáo, 13% là giáo sư đại học, 7% là nhà văn, 6% là bác sỹ, phần còn lại 29% quy tụ giới trí thức, kỹ sư, y tá, lãnh đạo tôn giáo Hoà Hảo, doanh nhân, cựu chiến binh, thợ kỹ thuật, công dân bình thương và một luật sư.
Khối 8406 là một mạng lưới tập trung ở các đô thị là chủ yếu, với hơn một nửa ở Huế (38%) và Sài Gòn/Tp Hồ Chí Minh (15%), và một phần ở Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, và Cần Thơ. Bốn nơi này chiếm ¼ số thành viên. Số còn lại trong Khối 8406 phân bố ở khắp Việt Nam như ở 6 địa điểm sau: Bắc Ninh, Nha Trang, Phan Thiết, Quảng Ngãi, Vũng Tàu và Vĩnh Long.

Tháng 11.2006, Việt Nam đứng ra tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tổ chức phiên họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ. Do sự chú ý của thế giới tập trung vào Hà Nội nên vấn đề an ninh được tăng cường ở đây. Cảnh sát bắt đầu tăng cường phong toả các thành viên chủ chốt tham gia ký vào Bản tuyên ngôn của Khối 8406. Điện thoại của họ bị cắt và những người này bị cấm rời khỏi nơi cư trú. Những người khác bị giam giữ trong các thời hạn khác nhau. Cảnh sát tiến hành lục soát tư gia của các nhà bất đồng chính kiến khác và thu giữ máy tính, điện thoại di động và các file tài liệu cá nhân.

Những hành động trên của cảnh sát đã kích động một làn sóng phản đối công khai của các nhà hoạt động dân chủ. Ngày 30.04.06, Khối 8406 tung ra một lá thư lên án các hành động của cảnh sát được ký bởi 178 người. Ngày 8.05, số lượng cá nhân ký vào Bản tuyên ngôn Khối 8406 đã tăng lên 424 người, và đến cuối năm lực lượng hải ngoại thông báo rằng, số lượng người ủng hộ Khối 8406 đã tăng lên hai nghìn người, phần lớn độ tuổi dưới 30. Các thành viên Khối 8406 đã nỗ lực tránh việc bị bắt giam bằng việc sử dụng điện thoại kỹ thuật số và sử dụng công nghệ thông tin trên website được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ Voice Over Internet Protocol như PalTalk, Skype và Yahoo!Messenger. Những trang web này đã được sử dụng để tổ chức các cuộc hội thảo ở trong nước cũng như với nước ngoài.

Trong giai đoạn tháng 06-07.2006, trong một phong trào tự phát, các nông dân ở tỉnh Tiền Giang đã soạn thảo một bản kiến nghị công khai về khiếu kiện đất đai. Họ tụ tập ở thành phố Hồ Chí Minh. Họ gia nhập vào đội ngũ những người đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Mê Kông.

Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Giang đã được truyền đi khắp nơi thông qua mạng lưới các nhà bất động chính kiến ở hải ngoại. Một số người biểu tình được phỏng vấn trực tuyến thông qua điện thoại di động với các nhà báo nước ngoài ở Hà Nội và Đài Chân trời mới. Các bức ảnh về băng rôn biểu ngữ đã đăng tải trên trang web của Đảng Việt Tân. Cuộc biểu tình của nhân dân Tiền Giang đã phải chấm dứt khi các quan chức an ninh vây ráp và bắt giữ một số người biểu tình vào giữa đêm. Những gì mà các cuộc biểu tình này nhận được chính là họ đã thu hút được sự hỗ trợ tinh thần từ một nhà lãnh đạo của Khối 8406 và được phát biểu công khai bởi Thích Quảng Độ của Giáo Hội phật giáo Việt Nam thống nhất.

Ngày 22.08.2006, Khối 8406 công khai thông báo một đề nghị gồm bốn phần về dân chủ hoá bao gồm việc khôi phục lại quyền tự do dân sự, thành lập các đảng chính trị, soạn thảo một hiến pháp mới, tổ chức bầu cử tự do để lựa chọn đại biểu Quốc hội. Và ngày 12.10.06, các thành viên của Khối 8406 đã ban hành một bức thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC đề nghị họ hỗ trợ thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam. Cảnh sát đã phản ứng bằng việc phong toả tư gia của các thành viên lãnh đạo Khối 8406 và cấm họ di chuyển khỏi nơi cư trú trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị APEC. Đồng thời, các thành viên của Hiệp hội đoàn kết công nông cũng bị bắt giữ và sau đó phải ra toà.

Sau Hội nghị APEC, Việt Nam bắt đầu nỗ lực đàn áp Khối 8406. 7 thành viên của Khối 8406 gồm có luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ, xét xử và kết án trong tháng 03 và 04.2007. Bản án của họ được giảm xuống trong tháng 12.07. Các nhà hoạt động chính trị khác cũng bị bắt giam và đưa ra xét xử trong năm đó, tiêu biểu là Linh mục Nguyễn Văn Lý. Giới lãnh đạo Khối 8406 dường như đã bị lực lượng an ninh Việt Nam chặt đứt. Nhiều thành viên Khối 8406 phải im lặng trước sự đàn áp của chính quyền. Có một điều đặc biệt là vào các lần kỷ niệm ngày thành lập Khối 8406 trong hai năm 2007 và 2008 đều không có một sự kiện đặc biệt nào xảy ra.

Cứ theo bề ngoài mà xét, Khối 8406 dường như đã gánh chịu số phận giống như các nhà bất đồng chính kiến trong thập niên 1990. Tuy nhiên, có một yếu tố phải được đưa vào phân tích đó là vai trò của các nhà hoạt động dân chủ người Việt ở hải ngoại, những người đã bắt đầu vươn tới những người đồng xứ trong nước để cung cấp tài chính, hỗ trợ chính trị và đưa ra một loạt các kỹ thuật mới nhằm đối phó nhà nước độc đảng. Một tổ chức trọng yếu trong phong trào mới này chính là Việt Nam Canh tân cách mạng đảng-đảng Việt Tân.

Việt Tân tuyên bố đảng này đang tìm cách thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam bằng các biện pháp phi bạo lực, trong khi các phương tiện truyền thông Việt Nam lại gắn cho tổ chức này là tổ chức khủng bố. Cả truyền thống của Nhà nước Việt Nam và của Việt Tân đều thống nhất về lịch sử hình thành đảng Việt Tân. Người sáng lập Việt Tân là Hoàng Cơ Minh, một cựu đô đốc của Hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Minh thành lập Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam (NUFLV) vào ngày 30.04.1980. Sau đó, Minh đã thành lập đảng Việt Tân vào ngày 10.09.1982. Cả NUFLV và đảng Việt Tân đều có mục đích lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam bằng cách phương pháp bạo lực.

Cả chính quyền Việt Nam và những người ủng hộ Hoàng Cơ Minh đồng ý rằng, NUFLV đã tiến hành các hoạt động vũ trang xâm nhập Việt Nam qua các nước láng giếng là Lào và Campuchia. Một thành viên của đảng Việt Tân cũng thừa nhận rằng Việt Tân dính líu đến hoạt động bạo lực có vũ trang vào cuối năm 2002 khi thuê tội phạm ám sát các quan chức chính phủ Việt Nam.

Ngày 19.09.2004, NUFLV được thông báo là đã giải tán và đảng Việt Tân từ nay sẽ tiến hành các hoạt động công khai. Các lãnh đạo của Việt Tân đã ra một chương trình nhấn mạnh các biện pháp hoà bình sẽ được sử dụng để dành tự do dân chủ cho Việt Nam trong nỗ lực hợp tác với các nhóm dân chủ khác. Kể từ năm 2004, Việt Tân hoạt động tích cực trong việc vận động các dân biểu Úc và Châu Âu cũng như ở Mỹ.

Trong quý 4/2006, các thành viên Việt Tân ở Mỹ đã tích cực vận động chính quyền Bush đề cập các vấn đề nhân quyền tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Hà Nội trong tháng 11.06. Một thành viên của Việt Tân đã phát biểu trước Uỷ ban nhân quyền Quốc hội Mỹ. Việt Tân cũng vận động các nhà tài trợ quốc tế gắn tính minh bạch và trách nhiệm trong các chương trình viện trợ của họ ở Việt Nam. Tháng 03.2007, Việt Tân tổ chức làn sóng quốc tế phản đối hoạt động đàn áp chính trị của chính quyền Việt Nam.

Vào cuối tháng 03 đầu tháng 04.2007, một loạt bài báo của các tờ báo quốc doanh Việt nam đã miêu tả Việt Tân như là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, những bài báo này chỉ miêu tả chi tiết các hoạt động của NUFLV trước khi nó bị giải tán và không cung cấp được thông tin nào về hoạt động của Việt Tân sau tháng 09.2004. Thực ra, khi truyền thông Việt Nam chuyển sang thống tin về các hoạt động phát triển hiện nay thì Việt Tân được gắn cho là đã thành lập các hãng luật, doanh nghiệp và các chương trình tín dụng để cung cấp quỹ tài chính cho các hoạt động ở Việt Nam. Việt Tân cũng bị buộc tội đã kêu gọi tẩy chay hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Tất cả các hoạt động bị buộc tội này về bản chất là các hoạt động phi bạo lực.

Các quan chức an ninh Việt Nam quy chụp tất cả các hoạt động chính trị chống lại Nhà nước Việt Nam, bao gồm phản đối hoà bình và bạo động chính trị và gán cho chúng là hoạt động khủng bố. Cũng không rõ ràng là các quan chức Việt Nam đã coi Việt Tân là một tổ chức khủng bố từ lúc nào. Trong tháng 08.2008, các quan chức an ninh Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo ở thành phố Hồ Chí Minh để tổng kết 28 năm ngăn chặn Việt Tân.

Các sự kiện trong giai đoạn 2006-2007 chứng minh rằng các nhóm xã hội dân sự có tính chất chính trị ở Việt Nam đã và đang phát triển về quy mô và số lượng và đang được liên kết lại thành mạng lưới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phong trào dân chủ này có khả năng hợp nhất lại thành một lực lượng lớn đủ mạnh để trở thành thách thức lớn của Nhà nước độc đảng Việt Nam. Lãnh đạo của Khối 8406 rõ ràng đã bị lực lượng an ninh Việt Nam khống chế. Tuy nhiên, những hoạt động của nhóm này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Sự nổi lên của Việt Tân, và việc thay đổi phi bạo lực của nó, đã cung cấp huấn luyện, tài chính và các nguồn lực khác cho các nhóm xã hội dân sự có tính chất chính trị ở Việt Nam. Ví dụ vào tháng 12.2006 và tháng 11.2007, việc bắt giữ và xét xử các nhà hoạt động đảng Việt Tân là bằng chứng cho thấy Việt Tân có thể tiến hành các hoạt động ở Việt Nam.

Phần 4. Những thách thức của xã hội dân sự đối với hệ thống độc đảng của Việt Nam

Bảng 6 dưới đây chỉ ra giản đồ xác định vai trò của xã hội dân sự đối với các nhóm và tổ chức đang hoạt động ở Việt Nam. Phần lớn các nhóm xã hội dân sự được xác định trong bảng được sắp xếp phía bên phải của mũi tên. Hầu hết các nhóm và tổ chức người Việt được xác định như là các thành tố tạo thành xã hội dân sự trên thực tế có mối liên kết chặt chẽ hoặc gắn bó với chế độ độc đảng. Chúng hoạt động như là các đối tác trong việc thực hiện các chính sách nhà nước nhằm cung cấp phục lợi, dịch vụ xã hội và các biện pháp giảm đói nghèo. Qua thời gian, các nhóm này cũng đã mở rộng vai trò của mình để hỗ trợ chế độ của mình bằng việc đề ra những thay đổi trong thực hiện chính sách. Gần đây, một số được coi là xã hội dân sự đã trở nên tích cực trong việc vận động thay đổi chính sách, như trong các cuộc thảo luận như Luật hiệp hội lưu ý.

Việt Nam chưa phát triển các nhóm xã hội dân sự hoạt động như là các tổ chức giám sát tham nhũng của các đảng viên và quan chức chính phủ. Việc đưa ra các vụ việc tham những chủ yếu là do các nhà báo nội chính làm việc cho các tờ báo tiến bộ đảm nhiệm, như Thanh Niên và Tuổi Trẻ.

Phương tiện truyền thông Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong việc tố cáo tham nhũng ở PMU trong Bộ Giao thông trước khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 vào năm 2006. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao đã sớm can thiệp và yêu cầu báo chí dừng thông tin. Trong tháng 06.2008, hai nhà báo của Tuổi Trẻ và Thanh Niên liên quan đến vụ PMU đã bị bắt giữ và truy tố về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn.

Bảng 6 - Tổng quan về vai trò của xã hội dân sự

Nhìn chung, học bổng nước ngoài dành cho Việt Nam đã chuyển dịch ra khỏi việc nghiên cứu các hoạt động của các nhóm xã hội dân sự được mô tả ở bên trái của mũi tên trong Bảng 6 (Abuza 2000 và 2001 là một ngoại lệ). Bởi vì Việt Nam không cho phép báo chí và phương tiện truyền thông tư nhân hoạt động, nên Việt Nam không có một tờ báo đối lập chỉ trích các chính sách của chính phủ và chế độ chính trị độc đảng (Nguyễn Ngọc Giao 1994). Những sự chỉ trích chỉ giới hạn trong các tờ báo lưu hành hạn chế của các nhà dân chủ. Trong những năm gần đây, internet đã trở thành công cụ quan trọng nhất để phát ra các quan điểm phản đối. Ngoài ra, Đài Chân trời mới của Việt Tân cũng cung cấp chương trình phát thanh tiếng Việt truyền về Việt Nam.

Danh sách đề cập sự nổi lên của các nhóm xã hội dân sự có tính chất chính trị nằm bên trái của mũi tên trong Bảng 6. Những nhóm này chưa tham gia trực tiếp vào các hoạt động chống đối chính quyền hoặc tổ chức biểu tình quy mô lớn chống lại chính phủ. Đến nay, các nhóm này chỉ quay quẩn trong việc chỉ trích chế độ độc đảng Việt Nam không cho phép tự do tôn giáo và tự do chính trị và không tôn trong nhân quyền.

Câu hỏi đặt ra cho tương lai chính là sự nổi lên của xã hội dân sự có tính chất chính trị có tác động gì đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam?

Những thành quả mà Việt Nam đạt được trong 22 năm đối mới là không thể phủ nhận. Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đi cùng với việc giảm tỷ lệ đói nghèo. Việt Nam duỳ trì được sự ổn định trong nước trong suốt quá trình quá độ thông qua việc chuyển giao ổn định quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn tại mỗi một Đại hội đảng toàn quốc. Sự thay đổi chính trị diễn ra dần dần và nhịp nhàng.

Việc giả định kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng cao và chính trị sẽ cũng tiếp tục ổn định cần phải tính đến tác động của bất đồng chính trị và khó khăn kinh tế đã nổi lên trong những năm gần đây. Cùng với những hoạt động khiếu kiện của nông dân về các vấn đề đất đai và mối quan tâm của xã hội về tệ tham nhũng, tình trạng lạm phát đã tạo ra những bất mãn có thể nhận thấy trong công chúng, đặc biệt là các vùng đô thị. Các ngành dệt may đã trải qua nhiều cuộc đình công bất ngờ.

Kể từ cuối thập niên 1980, Việt Nam đã trải qua sự bùng nổ các hoạt động hội đoàn đặc biệt là ở cấp cơ sở được tổ chức ra bởi các tổ chức cộng đồng. Những hiệp hội này hy vọng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong những năm tới. Trong những năm gần đây, đặc biệt ở khu vực đô thị, Việt Nam đã chứng kiến sự hình thành số lượng ngày càng tăng các nhóm hoạt động chính trị trên các lĩnh vực nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.

Trong năm 2006, các nhóm dân chủ bắt đầu liên kết lại trong một phong trào gọi là Khối 8406. Đây không chỉ là một mạng lưới chính trị đơn thuần mà còn phát triển trên một số vấn đề khác. Xu thế này có thể tiếp tục trong tương lai khi chương trình ủng hộ dân chủ của xã hội dân sự có tính chất chính trị mở rộng bao quát cả việc khiếu kiến của nông dân, các vấn đề lao động, nhân quyền, tự do tôn giáo và quyền của người dân tộc thiểu số. Các nhà hoạt động trong nước có thể hy vọng nhận được sự hỗ trợ ngày càng tăng từ những ngưòi đồng chí hướng ở hải ngoại và các tổ chức ủng hộ dân chủ ở nước ngoài.

Trong năm năm tới, Việt Nam đối mặt với triển vọng tỷ lệ tăng trưởng sẽ bị chậm lại sau một thập kỷ thành công đáng kể. Tính hợp hiến của chế độ độc đảng của Việt Nam sẽ còn tồn tại chừng nào nó còn thành công trong việc tạo ra tăng trưởng kinh tế trên quy mô rộng lớn. Các bất ổn kinh tế Việt Nam hiện nay (cũng như tệ tham nhũng) đã xói mòn tính pháp lý của chế độ độc đảng. Các thành phần khác của pháp lý chính trị, như chủ nghĩa dân tộc và uy tín của lãnh đạo đã giảm sút theo thời gian. Chế độ độc đảng của Việt Nam thiếu sự ủng hộ của quần chúng vì nó không được hợp pháp hoá thông qua bầu cử dân chủ và tự do.

Hệ thống độc đảng Việt nam có thể gặp thách thức nặng trong tương lai trong việc hoàn thành mục tiêu hình thành một nhà nước pháp quyền. Các nhóm xã hội dân sự có tính chất chính trị sẽ gây sức ép với chế độ độc đảng nhằm tạo tạo ra tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, và quyền hội họp, thành lập hội và tổ chức biểu tình theo đúng các điều khoản của luật pháp (điều 69) cũng như điều 70 về tự do tôn giáo. Tương lai có thể chứng kiến nhiều tranh cãi trong các phiên họp Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam khi các nhóm xã hội dân sự có tính chất chính trị đưa ra chương trình nghị sự của họ.

Năm kịch bản thay đổi chính trị có thể cung cấp cơ sở hữu ích cho việc xem xét những gì sẽ xảy ra phía trước:

* Vị thế: Giới cầm quyền sẽ chiến đấu để duy trì quyền lực thông qua các biện pháp đàn áp và nhổ cỏ tận gốc. Duỳ trì vị thế hiện nay trên cơ sở thích ứng với thay đổi kinh tế xã hội đang diễn ra.

* Mô hình độc đoán: Kinh tế đi xuống cộng với bất ổn chính trị có thể dẫn đến sự trở lại của mô hình độc đoán. Nhưng kịch bản thay đổi chính trị và xã hội trong quá khứ cho thấy điều đó là không thể và có thể gây rạn nứt trong Đảng cộng sản.

* Thay thế: Các nhóm đối lập sẽ chiếm quyền. Kịch bản này khó xảy ra nhất vì hiện nay họ còn yếu và chưa có sự ủng hộ rộng khắp của dân chúng. Lực lượng đối lập rất dễ gặp phải sự đàn áp của chính quyền.

* Chuyển đổi: giới ưu tú trong chính quyền sẽ tự tạo lực để thay đổi. Có bằng chứng rằng giới lãnh đạo Việt Nam thỏa thuận với nhau về tốc độ và cách thứ xử lý thay đổi nhưng hiện Việt Nam đang "tự do hóa" mà không "dân chủ hóa".

* Thay thế chuyển đổi: hoạt động phối hợp của những thành phần trong thượng tầng kiến trúc quyền lực và đối lập để "hoán vị và bổ sung" các vị trí của nhau. Mô thức chia sẻ quyền hành này trước mắt khó xảy ra nhưng "về tương lai lâu dài sẽ là cách rất khả thi".

Bản tiếng anh:
One-Party Rule and the
Challenge of Civil Society in
Vietnam
By
Carlyle A. Thayer
Presentation to Remaking the Vietnamese State:
Implications for Vietnam and the Region, Vietnam
Workshop, City University of Hong Kong
Hong Kong, August 21-22, 2008
Introduction

This paper attempts to advance the discussion of civil society in Vietnam beyond contemporary academic preoccupation with so-called development nongovernmental organisations and state-affiliated research centres and institutes to political movements and religious groups that have become advocates of human rights, democratization and religious freedom. These groups have been largely marginalized by mainstream academics who study civil society in Vietnam. This paper will focus on the roles of Bloc 8406 and associated nascent political parties and trade unions that are currently mounting challenges to the political hegemony of the Vietnam Communist Party. This paper will also analyze the role of external agents, such as the Viet Tan Party, in providing material, financial and human resource assistance to political civil society groups.

In the past, the activities of human rights, pro-democracy and religious freedom groups were relatively compartmentalized from each other (Thayer 2006a). Due to increasing networking between politically active civil society groups cross- fertilization is taking place and a nascent movement is gradually taking shape despite state repression. This development is occurring when the legitimacy of the Vietnam Communist Party is coming under challenges due to publicdiscontent with endemic corruption, rising inflation, environmental pollution, traffic jams and other social ills. The paper concludes by noting that Vietnam may face the risk of domestic instability if the one-party state fails to address adequately the challenge of political civil society.

This paper is divided into four parts. Part one addresses the changing nature of Vietnams one-party system. Part two discusses the question: what is civil society in a Vietnamese context? Part three analyzes the rise of political civil society primarily through a focus on the activities of Bloc 8406 and the Viet Tan. And finally, part four offers some observations on the challenge these political developments pose for Vietnams one-party system.
Part 1. Vietnam's Changing One-Party Political System

Prior to the era of doi moi, western political scientists had no difficulty in classifying Vietnam as a Leninist political system (Porter 1993 used the term bureaucratic socialism). The Vietnam Communist Party (VCP) was viewed as an elitist hierarchical organization that exercised virtually unchallenged power.

The structure of the VCP was similar to that of other communist political systems. In Vietnam, VCP membership never stood more than about three per cent of the total population. The party was organized into cells and branches that rose upward through territorial and functional structures to the national level. Regular congresses of party delegates selected the ruling party elite or Central Executive Committee. In Vietnams case the size of this body varied over time but was usually less than two hundred full time members. The Central Committee, which generally met less than three times a year, selected the ruling Political Bureau, a body that generally comprised less than twenty members. The party structure was headed by a Secretary General (formerly first Secretary), the most powerful individual in the country.

The term mono-organizational socialism has been used to describe Vietnams political system (Thayer 1995). The party exercises hegemonic control over state institutions, the armed forces and other organizations in society through the penetration of these institutions by party cells and committees. Senior party members form the leadership nucleus of the state apparatus, National Assembly, the Peoples Armed forces and the Vietnam Fatherland Front (VFF, Mat Tran To Quoc).

The Vietnam Fatherland Front is an umbrella organization grouping twenty-nine registered mass organizations (women, workers, peasants, youth) and special interest groups (professional, religious etc.). The Vietnam Womens Union is the largest mass organization with a membership of twelve million and a staff of three hundred across the country. It is funded by the state and plays a leading role as a member of the statutory National Council for the Advancement of Women. Other mass organizations include the Ho Chi Minh Communist Youth Union and the Vietnam Youth Federation, with 3.5 million and 2.5 million members respectively. The leaders of these mass organizations regularly serve on the party Central Committee. Table 1 below sets out the list of organizations affiliated to the VFF.

Table 1
Organizations Comprising the Vietnam Fatherland Front

Vietnam Communist Party

Chamber of Commerce and Industry

Peoples Armed Forces

Association of Historical Science

General Confederation of Labour

Association for Art and Culture

Farmers Union

Red Cross

Youth Union

Oriental Medicine Association

Womens Union

Medical Association

Veterans Union

Acupuncture Association

Association for Buddhism

Association for the Blind

Committee for Catholic Solidarity

Association to Support Handicapped and Orphans

Protestant Association

Association for Family Planning

Union of Science and Technology

Associations Association for the Promotion of Education

Cooperative Alliance

Association for the Elderly

Union of Friendship Organizations

Gardening Association

Lawyers Association

Association for Ornamental Plants

Journalists Association

The Vietnam Union of Friendship Associations is the official agency in charge of people-to-people diplomacy. It controls the Peoples Aid CoordinatingCommittee that regulates and monitors all international non-government organizations (INGOs) working in Vietnam. INGOs work with line ministries, technical agencies, local authorities, local governments and mass organisations for women, farmers, workers, youth (central to commune level) to deliver various forms of development assistance.

The Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) is a semigovernmental organization that represents the private sector that emerged following the adoption of doi moi. The VCCIs membershp is composed of state- owned enterprises and private companies and trade associations in equal numbers. The VCCI is not funded by the state yet it is a member of the VFF.

The International Labour Organisation (ILO) estimates that Vietnams private sector contributes sixty per cent of Gross Domestic product (GDP) and employs more than ninety per cent of the work force. It is estimated that there are over two million private sector enterprises in Vietnam of which 26,000 are registered as companies. The VCCI is one example of the growth of an organization outside the confines of the party. Nevertheless, it is policy that party committees must be established in all private enterprises.

A brief consideration of the National Assembly will illustrate how the party attempts to exercise hegemonic control over state and society. Since 1992, when a new state constitution was adopted, Vietnam has attempted to end the chaotic overlap between party and state by more clearly delineating the role of the National Assembly with the objective of developing a law-governed state. The National Assembly has emerged as a vibrant body where ministers are questioned and subject to votes of confidence and government legislation is amended. Proceedings of the National Assembly are broadcast on radio and television and voting results are made public.

In 1992, Vietnam reformed its electoral process and permitted both non-party and independent candidates to nominate for election. Four general elections have been held (1992, 2007, 2002 and 2007). But the Vietnam Fatherland Front has carefully managed these reforms through a highly contrived system of candidate selection that involves three rounds of consultations. The VFF determines in advance the ideal structure and composition of the National Assembly in terms of the number of central officials, women, religious dignitaries, ethnic minority and independents to be elected.

In May 2007, in the most recent elections, 1,130 nominations were received initially. This included record numbers of non-party (154) and self-nominated (130 independent) candidates. After vetting, 254 nominees were disqualified. Of the 876 approved candidates, 165 were officials who held posts in the central party and/or state bureaucracy. When the election results were announced ninety per cent of the deputies were members of the VCP and the other ten per cent were VFF-endorsed. Deputies to the National Assembly are elected as individuals and are not allowed to form political caucuses. The VCP maintains its hegemonic control as the highest offices of the National Assembly are held by members of the Central Committee or Political Bureau.

At the other end of the spectrum, the party has attempted to carry out political reform through what is known as grassroots democracy. In 1998, in light of widespread peasant disturbances in Thai Binh province the previous year, the party Central Committee issued Directive 30/CT that established the policy basis for strengthening participation of communities at local level (commune, agency and state-owned enterprise). Under the slogan the people know, people discuss, people execute, people supervise, Decree 29/1998/ND-CP aimed to improve transparency and accountability of local government. Article 4 directed local officials to disseminate information concerning policies, law, long-term and annual socio-economic development plans, land-use policy and annual draft budgets (Bach Tan Sinh 2001:4). Citizens were to be kept informed and then involved in discussing, deciding and monitoring the actions of local government. Finally, Decree 79, On Grassroots Democracy (2003), approved the participation of communities and local organizations in development activities at the commune level (Sabharwal and Than Thi Thien Huong 2005:4).

The term mono-organizational socialism merely describes the organizational structure of Vietnam. It does not tell us much about the dynamics of public policy formulation and implementation or everyday politics. A consideration of these aspects is beyond the scope of this paper. What is important to note, as we shall see below, is that the all-encompassing matrix of party hegemonic control over society has been continually challenged from below.
Part 2. What is Civil Society in a Vietnamese context ?

With the adoption of doi moi in the 1980s Vietnamese society began to change and so too did state-society relations. As Vietnam opened up to the outside world, foreign donors and government aid agencies, as well as International Non- Governmental Organizations (INGOs), rushed to assist Vietnam by applying their own models of development. These models incorporated the view that supporting counterpart NGOs was the best way of carving out space for civil society activity in authoritarian political systems (Salemink 2003:1). In practice this meant forming partnerships with domestic NGOs and pursuing bottom up approaches that stressed participatory development and gender and ethnic equality.

By the early 1990s it quickly became apparent that there was an explosion of organizational activity at all levels in Vietnam. Mark Sidel (1995) developed one of the first typologies to capture the complexity of this development. Sidel classified these groups into nine categories: (1) newer, more independent policy research and teaching groups; (2) Ho Chi Minh City and other southern social activism and social service networks; (3) quasi-public/quasi-private and private universities and other educational institutions; (4) senior leader-supported patronage groups supporting training and research projects; (5) professional and business associations; (6) peasant associations and collectives; (7) state- recognized and unrecognized religious groups, temples, and churches; (8) traditional Party-led mass organizations and trade unions; and (9) political activism groups challenging the Party and state. Sidel explicitly rejected the use of NGO as a collective term to describe these groups; instead he classified them as new policy and development-orientated groups. An empirical survey conducted in Hanoi and Ho Chi Minh City recorded more than seven hundred civic organizations, most of which had been established after 1986 (Wischermann and Nguyen Quang Vinh 2003:186).

Tables 2 and 3 set out the classification schemes of these new Vietnamese associations and organizations developed by other scholars.

Table 2
Classification Schemes for Vietnamese Organisations

Thayer (1995)

Wischermann and Vinh (2003)

Vasavakul (2003)

Political

_

Political-social-professional organizations

Mass organisation

Mass organisations

Mass organisation

Business, commercial and professional

Professional association

Popular associations

Science and technology

Business association

Non-state research institutes and centres

Arts and culture

Issue-oriented organisations

Non-governmentalorganizations

Social welfare/NGO

-

-

Religious

-

-

Friendly associations

-

-

Public affairs

-

-

The above tables that set out the classifications for different types of organizations obscure the rapid growth of non-government voluntary (or nonprofit) associations at grassroots level. These groups are sometimes collectively referred to by foreign scholars as community-based organizations (CBOs). They took the lead in managing natural resources, combating environmental pollution, promoting development for a sustainable livelihood, income generation, and disseminating knowledge. Examples of community-based organizations include: water users group, small savings and credit associations, user groups, farmers cooperatives, other special purpose cooperatives, medical volunteers, village development committees, and committees for the protection of street children. In July 2005, it was estimated that there were 140,000 CBOs, in addition to 3,000 cooperatives (agriculture, fisheries, construction, sanitation, and health care), 1,000 locally registered NGOs and 200 charities. The growth of CBOs put strains on Vietnams legal system as it struggled to develop a regulatory framework that was relevant to such a diversity of groups. What resulted was a patch-work of ad hoc regulations and laws that did not add up to a comprehensive legal framework to govern the establishment, registration and operations of CBOs. 1 Some CBOs operated relatively independently of the state but their ambiguous legal status always put them at risk due to political sensitivities.

Table 3
Main Categories of Civil Society Organizations (Nordlund 2007:11)

The United Nations Development Program (UNDP) and the World Bank came to Vietnam with the explicit aim of supporting civil society through partnerships with local counterparts. INGOs also included the promotion of civil society as part of their mission statements in order to attract government funding for their overseas activities. In sum, organizations that were part of the UN system, as well as foreign aid donors and INGOs, quickly engaged at various levels with mass organizations and their affiliates even through these organizations were not true NGOs in the western sense of the term (Salemink 2003:5-6).

Table 4.
Marxist-Leninist View of Peoples Associations (Hannah 2003:3)

According to Joseph Hannah (2003), the Marxist-Leninist model of society comprises three parts: party, government and the people (see Table 4). A well- known Vietnamese slogan states: the party leads, the people rule/govern, the government manages. In the official view, Vietnamese citizens are permitted to form their own associations, such as home village societies, surname associations, pigeon racing clubs, and sports teams. These groups are viewed as of the people and are officially termed popular associations. Nonetheless, both Vietnamese authorities and Vietnamese mass organizations, eager to attract funding and support from abroad, began to describe themselves as NGOs (Salemink 2003:14). 2 This has effectively dove tailed with the focus of foreign donors and INGOs to create civil society in Vietnam by narrowly focusing on local so-called development NGOs.

The approach adopted by UN agencies, INGOs and foreign aid donors produced a huge demand for civil society-type organizations in Vietnam. Despite the fact that Vietnamese domestic organizations were state-sponsored and funded, and formed part of the VFF organizational matrix, they were termed nongovernmental organizations by their foreign counterparts. Vietnamese officialdom shies away from using the term NGO for domestic organizations because, when literally translated into Vietnamese (to chuc phi chinh phu) it sounds very much like the Vietnamese word for anarchy, vo chinh phu (Salemink2003:6). In other words, in Vietnamese the term NGO implies estrangement if not opposition to the state.

Vietnamese NGOs view their role quite differently from their foreigncounterparts. First, they see themselves as partners working on development projects in support of state policy. Second, the view themselves as advocates for improved state services. And finally, they view themselves as representative of marginalized groups and lobby the state for change in policy. In this role Vietnamese NGOs attempt to negotiate and educate state officials rather than confront them as a tactic to bring about change. In other words, their activities were in direct support of existing government programs or in support of larger state-approved policy goals (national development or poverty alleviation). For example, the leaders of Vietnamese NGOs were frequently in contact with foreign companies that operated in Vietnam, local and foreign companies that owned and ran factories, and the workers that were employed. Vietnamese NGOs sought to advance the health and well-being of the workers in a manner that avoided confrontation or militant tactics. As Hannah (2003:6) has observed, there is no social space for anti-sweat shop movements coming from local organizations. Vietnamese NGOs kept their activities within the letter of the law.

These research centers are formed and managed by academics who are affiliated with universities, provincial departments or professional associations such as the Association of Ethnologists or the Association of Folk Lore Studies (Salemink 2003:15). Nevertheless, these research centers have a weak legal status.

There are estimated thirty plus centers offering their services to assist with development projects or applied research. 3 These centers are not membership NGOs. Most centers are registered as sub-associations under Decree 35/CP (1992) which covers science and technology associations (Hannah 2003:8). 4 These centers are essentially non-profit organizations that engage broadly in socioeconomic development in cooperation with foreign donors. These centers are able to operate because of the personal relations between their leaders and government officials (Kathrin Pedersen quoted by Salemink 2003:15). Another category of NGO comprises the local staff of international NGOs that perform services similar to a research centre (Gray 1999:698). Because they are not officially registered they have a dubious legal status.

The Vietnamese mono-organizational state has been in retreat since the 1990s (Salemink 2003:16), as many state services have been commercialized. It was in this context that so-called Vietnamese NGOs began to emerge to deliver services that were no longer provided by state. Increasingly, this space has been occupied by INGOs at expense of local development NGOs.

The explosion of associational activity in Vietnam in the 1990s not only quickly spilled over the confines of the mono-organizational socialist model but outpaced Vietnamese legal statutes relating to popular organizations. In 1992, at the initiative of international donors, the Ministry of Home Affairs began drafting legislation on non-profit groups to govern the rapidly expanding private associational activity that was taking place. This proved a vexed matter and after seven years no agreement could be reached. 5 In 1995, Vietnamese authorities began drafting a law on non-profit groups, by early 1996 the draft had been revised more than twenty times (Salemink 2003:16).

In 2002, Vietnamese officials attempted to draft a Law on NGOs. By July 2005 the draft had been revised at least ten times and re-titled Law on Associations (Hannah 2003:7; and Sabharwal and Than Thi Thien Huong 2005:4). This draft law does not cover so-called Vietnamese NGOs. The adoption of the Law on Associations has been delayed by spirited lobbying by national professional and business associations to amend its provisions.

In 2002, one hundred and eighty-one INGOs officially operated in Vietnam and through their sheer presence quickly dominated the space for civil society (Salemink 2003:5). It became commonplace among foreign aid donors and INGOs to refer to civil society in Vietnam and to identify so-called Vietnamese NGOs as key building blocks. As noted above, this is misleading because Vietnamese groups that interacted with foreign counterparts were invariably extensions of the state or state-run/controlled mass organizations and special interest groups.

There is no agreed definition of civil society in the academic community. 6 One common definition of civil society refers to ostensibly autonomous non-political groups, associations and organizations that conduct their affairs in the space between the state and society. Some academics insist that civil society should include organizations that represent the interests of the bourgeoisie commercial and business groups such as craft associations, guilds, and chambers of commerce and industry (see Table 5). Mary Kaldor has identified five different conceptions of civil society (summarized in Bach Tan Sinh 2001):

* 1. Societas Civilis rule of law, political community, peaceful order, zone of civility.
* 2. Bourgeois Society arena of ethical life in between state and the family; linked to the emergence of capitalism, markets, social classes, civil law, and welfare organizations.
* 3. Neo-liberal version post-1989, laissez-faire politics, a kind of market in politics, civil society consists of association life, non-profit voluntary sector that restrains state power but provides a substitute for many functions performed by the state charities and voluntary associations.
* 4. Activist version Central Europe in 1970s and 1980s. Civil society refers to active citizenship, growing self-organization outside formal political circles, expanded space in which individual citizens can influence the conditions in which they live both directly through self-organisation and through pressure on the state.
* 5. Post-Modern version an arena of pluralism and contestation, a source of both civility and uncivility of which NGOs are only one component.

There is general agreement, however, that the word civil refers to civility or non-violence. But there is disagreement about whether non-violent activity should conform to the law because in authoritarian states, such as Vietnam, the law is explicitly used to suppress such activity.

Can civil society truly exist in a country that lacks democratic structures and processes (Hannah 2003:1)? The concept of what might be termed political civil society was revived with collapse of socialism in Eastern Europe through the efforts of Charta 77 in Czechoslovakia and Solidarity in Poland. In this context, civil society was promoted as the means to advance democracy and freedom, balance the power of the state and private sector, and enhance the efficiency, accountability and good governance of the state (Salemink 2003:2). As will be noted below, overseas Vietnamese pro-democracy groups advocate the development of civil society as part of their strategy to end authoritarian communist one-party rule in Vietnam.

Table 5
Classical Depiction of Civil Society (Hannah 2003:2)

What does civil society mean in a Vietnamese context? North American scholars, members of the Vietnam Studies Group affiliated with the Association of Asian Studies, after debating how civil society should be translated into Vietnamese, concluded there was no exact equivalent. These scholars further noted that several of the approximate equivalents that were being used had quite different connotations from their western meaning (Salemink 2003:4).

The term civil society is not widely used in academic and official discourse in Vietnam. Two Vietnamese expressions -xa hoi dan su and xa hoi cong dan -are commonly used as equivalents for civil society. However, the Ministry of Home Affairs is currently studying how the terms NGO and civil society should be officially translated. Neither term is used in official documents when referring to Vietnamese domestic organizations; groups that foreigners refer to as NGOs are classified as popular associations. There is evidence that grassroots Vietnamese NGOs are contesting this interpretation.

The term civil society has two distinct meanings in the current Vietnamese context (Salemink 2003:2-3). The first is an economic meaning that views civil society in terms of service delivery by local development NGOs. In this context the promotion of civil society is viewed as being closely linked to international benefactors and their agendas. This is so because in Vietnams mono- organizational system there is no domestic civil society sector that is independent or autonomous from the direct control of the state.

The second meaning of civil society in a Vietnamese context is political (this section draws on Salemink 2003). Here civil society is viewed as a means for the promotion of liberal democracy. Civil society in this context refers to the creation of public space where Vietnams one-party state can be challenged by the nonviolent political mobilization of ordinary citizens. Political activist Lu Phuong (1994) argues, for example, that the campaign to raise a civil society will also become a campaign for law, freedom and basic human rights.

In sum, civil society in its political sense refers to the struggle for democracy in Vietnam. The notion of political civil society is not held widely in Vietnam (Salemink 2003:18). When the term civil society is used in discussions with foreigners it generally refers to Vietnamese organizations closely linked to the state. These organizations try to pass themselves off as genuine civil society groups out of self-interest. The so-called NGOs sector in Vietnam is a site of struggle over normative ideals between foreign donors and the one-party State. As noted above, INGOs have largely taken up the space by Vietnams receding one-party state.
Part 3. The Rise of Political Civil Society

Over the past two years there has been a marked change in the nature of political civil society in Vietnam. Previously, political dissidents and religious activists acted individually or in small cliques isolated from each other (Thayer 2006a). But in recent years there has been a concerted effort to form explicitly political organizations dedicated to the promotion of democracy, human rights and religious freedom. An unprecedented number of political organizations have been formed. These groups are considered illegal by the state and therefore have no standing in Vietnams one-party political system. Among the new political organization are: Alliance for Democracy, Association of Former Political Prisoners, Committee for Human Rights, Democratic Party of Vietnam, Free Journalists Association of Vietnam, National Salvation Committee, Peoples Democratic Party of Vietnam,, Twenty-first Century Democracy Party, United Workers-Farmers Association, Vietnam Populist Party and the Vietnam Progress Party. Generally these groups lack a large geographically dispersed membership base.

In 2006 Vietnams network of pro-democracy activists and groups coalesced into an identifiable political movement, marking a new development in Vietnamese politics (Thayer 2007b). This network issued a number of political statements that called upon the Vietnamese state to respect basic human rights and religious freedom and to permit citizens to freely associate and form their own political parties. 7 On 6 April 2006, 116 persons issued an Appeal for Freedom of Political Association that they distributed throughout Vietnam via the Internet. 8 On 8 April, 118 persons issued a Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam. 9 These pro-democracy advocates became known as Bloc (khoi) 8406 after the date of their founding manifesto. Members of this group published an unregistered newspaper, Tu Do Ngon Luan (Free Expression).

Bloc 8406 represents a diverse network of professionals widely dispersed throughout the country. Among the signers of the manifesto 31% were teachers and lecturers, 14% were Catholic priests, 13% were university professors, 7% were writers, 6% were medical doctors, with the remaining 29% compose of intellectuals, engineers, nurses, Hoa Hao religious leaders, businessmen, army veterans, technicians, ordinary citizens and a lawyer.

Bloc 8406 is predominately an urban-centred network, with the over half the signatories residing in Hue (38%) and Saigon/Ho Chi Minh City (15%), with additional concentrations in Hai Phong, Hanoi, Da Nang, and Can Tho. These four nodes account equally for thirty percent of the signatories. The remainder of Bloc 4806 members are geographically dispersed throughout Vietnam in six locations: Bac Ninh, Nha Trang, Phan Thiet, Quang Ngai, Vung Tau and Vinh Long.

In November 2006 Vietnam hosted the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) forum including a leadership meeting of heads of state and government. Because world attention was focused on Hanoi the response by security officials was initially circumspect. The police began by harassing several of the more prominent signatories of the 8th April manifesto. Their home phones were cut off and they were placed under surveillance. Others were picked up for interrogation and detained for varying periods. Employers were pressured to terminate their employment. Police also raided the homes of other prominent dissidents and seized computers, cell phones and personal files.

Police actions provoked a public protest by democracy advocates. On 30th April, Bloc 8406 issued a letter condemning police actions signed by 178 supporters. By 8th May, the number of persons subscribing to the manifesto grew to 424; and by years end foreign observers were reporting that the support base for Bloc 8406 had expanded to over two thousand, many under the age of thirty. 10 Bloc 8406 members have attempted to evade detection by utilizing digital telephone and encryption technology on websites provided by Voice Over Internet Protocol providers such as PalTalk, Skype and Yahoo!Messenger. 11 These websites have been utilized to organize discussions within Vietnam as well as overseas.

In June-July 2006, in an unrelated development, farmers from Tien Giang province conducted a protracted public protest over land grievances. They gathered in Ho Chi Minh City near the local offices of the National Assembly. They were joined by supporters from seven other Mekong Delta provinces. Several aspects of these events are unprecedented: the large numbers involved, the diversity of provinces represented and the length of time they were permitted to demonstrate and display their banners in public.

The Tien Giang demonstration received real time coverage through an overseas dissident network. Several of the protesters gave live interviews over their mobile phones to foreign journalists in Hanoi and New Horizon Radio operated by the Vietnam Reform Party (see below). Photos of the banners held by the peasants were available via the Vietnam Reform Partys website. Eventually the protracted Tien Giang peasant demonstration was ended when security officials rounded up and bundled off the protesters in the middle of the night. What was new about these protests was that they attracted the moral support from a leader of Bloc 8406 and were publicly addressed by Thich Quang Do of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam.

On 22 August 2006, Bloc 8406 publicly announced a four-phase proposal for democratisation including the restoration of civil liberties, establishment of political parties, drafting of a new constitution, and democratic elections for a representative National Assembly. 12 And on 12 October 2006, members of Bloc 8406 issued an open letter to the leaders of the APEC leadership summit asking their help in promoting democracy in Vietnam. Police responded by sealing off the homes of leading bloc members and restricting their movements during the APEC summit. At the same time, members of the United Workers-Farmers Association were arrested and later put on trial.

After the APEC Summit, Vietnam began a concerted effort to repress Bloc 8406. Seven members of Bloc 8406, including lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, were arrested, tried and convicted in March-April 2007. Their sentences were slightly reduced in December. Other activists were arrested and put on trial during the year, most notably Catholic priest Gather Nguyen Van Ly. Bloc 8406s leadership appears to have been effectively decapitated by Vietnams security apparatus. Many of the signatories of the Bloc 8406s appeal, manifesto and petitions have been silent in the face of regime repression. This was especially notable on the 2007 and 2008 anniversaries of Bloc 8406s founding which passed without notable incident.

On the face of it Bloc 8406 appears to have suffered the same fate as political dissidents in the 1990s. However, one more element must be added to this analysis the role of overseas Vietnamese pro-democracy activists who have begun to reach out to their countrymen to provide finance, political support and a range of new tactics to confront the one-party state. The key organization in this new development is the Vietnam Reform Party (Viet Nam Canh Tan Cach Mang Dang) or Viet Tan.

The Viet Tan claims it seeks to promote democracy in Vietnam by non-violent means, while the Vietnamese media has depicted it as a terrorist organization. Both the Vietnamese state-controlled media and the Viet Tan are in agreement about the basic history of the Viet Tan. The founder of the Viet Tan was Hoang Co Minh, a former Republic of Vietnam Navy Admiral. Minh founded the National United Front for the Liberation of Vietnam (NUFLV) on 30 April 1980. He later established the Viet Tan on 10 September 1982. Both the NUFLV and the Viet Tan aimed to overthrow the Vietnamese communist government through violent means.

Both Vietnamese authorities and Hoang Co Minh supporters agree that the NUFLV carried out acts of armed subversion in Vietnam by infiltrating its members through Laos and Cambodia. A member of the Vietnam Reform Party has also indicated that during the period of clandestine activity (1982-94), members of Viet Tan living in Vietnam carried weapons. Vietnam charges that the Viet Tan was engaged in armed violence as late as 2002 when it hired criminals to assassinate government officials. 13

On 19 September 2004, it was announced that the NUFLV had been disbanded and that the Viet Tan would now conduct its activities in public. 14 Leaders of the Viet Tan released a program that stressed that peaceful means would be used to achieve democracy in Vietnam in cooperation with other like-minded groups. Since 2004, the Viet Tan has become active in lobbying members of parliament in Australia and Europe as well as congressmen in the United States.

During the final quarter of 2006, the Viet Tan members in the United States actively lobbied the Bush Administration to raise human rights issues at the APEC Summit in Hanoi in November. A member of Viet Tan addressed the Congressional Human Rights Caucus. Viet Tan also lobbied international donors to link transparency and accountability with their aid programs in Vietnam. In March 2007, Viet Tan organised international rallies to protest the wave of political repression then underway in Vietnam.

In late March and early April 2007 a barrage of articles appeared in the Vietnamese state-controlled press that described the Viet Tan as a terrorist organization. But these articles only carried details of NUFLV activities before it was disbanded and provided no details of Viet Tan activities after September 2004. 15 Indeed, when the Vietnamese media turned to current developments the Viet Tan was charged with setting up law firms, businesses, and micro-credit programs to generate funds to finance its activities in Vietnam. Viet Tan was also charged with calling for a boycott of Vietnamese commodities and air services. All of these alleged activities were distinctly non-violent in nature.

Vietnamese security officials deliberately conflate all acts of political protest against the Vietnamese state, including peaceful protest and political violence, and labelled them terrorism. It is also unclear when Vietnamese authorities designated Viet Tan as a terrorist organisation. 16 In August 2008, Vietnamese security officials held a conference in Ho Chi Minh City to review twenty-eight years of their efforts to suppress the Viet Tan. 17

The events of 2006-07 demonstrate that political civil society groups in Vietnam are increasing in size and number and have become networked. However, there is no discernable evidence that the pro-democracy movement is gaining traction or coalescing into a major force able to mount a major .challenge to Vietnams one-party state. The leadership of Bloc 8406 apparently has been decapitated by Vietnams public security apparatus. Nonetheless these developments are harbingers of the future. The emergence of the Viet Tan, and its pursuit of nonviolent change, has resulted in the provision of training, funds and other resources for political civil society groups in Vietnam. In December 2006 and November 2007, for example, the arrest and trial of Viet Tan activists was evidence that the Viet Tan was able to conduct activities in Vietnam.
Part 4. Civil Society Challenges to Vietnam's One-Party System

Table 6 below sets out a schema that identifies civil society roles for groups and organizations that are currently active in Vietnam. The vast majority of civil society groups identified in this paper are clustered on the right side of the arrow. Most Vietnamese groups and organizations that have been identified as forming civil society are in fact closely linked or attached to the one-party state. They work as partners in implementing state policy in the provision of welfare, social services and poverty alleviation measures. Over time these groups have also expanded their role to acting as advocates for their constituents by suggesting changes in how policy is implemented. And most recently, several of these so-called civil society groups have become active in lobbying for policy change, as the discussion on Law on Associations noted.

Vietnam has not yet developed civil society groups that act as watchdogs to expose corruption by party cadres and government officials. The exposure of corruption has largely been in the hands of intrepid journalists who work for what might be term progressive newspapers, such as Thanh Nien and Tuoi Tre.

The Vietnamese media played a prominent role in exposing a corruption scandal by a Project Management Unit (PMU ) in the Ministry of Transport on the eve of the tenth national party congress in 2006. But senior officials soon intervened and called a halt to unfettered media reporting. In June 2008, when two reporters associated with Tuoi Tre and Thanh Nien attempted to raise the PMU scandal again they were arrested and charged with abuse of power.

Table 6
Spectrum of Civil Society Roles (Hannah 2003:9)

Generally, foreign scholarship on Vietnam has shied away from researching the activities of civil society groups depicted on the left hand side of the arrow in Table 6 (Abuza 2000 and 2001 is an exception). Because Vietnam does not permit privately owned newspapers or other media, Vietnam does not have an opposition press that criticizes both government policies and the one-party political system (Nguyen Ngoc Giao 1994). Such criticism is largely confined to limited circulation newssheets distributed by pro-democracy dissidents. In recent years, the internet has served as the most important conduit for opposition views. In addition, the Viet Tan operates New Horizon Radio that beams Vietnamese-language broadcasts into Vietnam.

This paper documented the emergence of political civil society groups on the left hand side of the arrow in Table 6. These groups have not yet engaged in direct civil disobedience or mass demonstrations against government. To date these groups have confined themselves to public criticism of Vietnams one-party state for not permitting political and religious freedom as well as human rights.

The main question for the future is what impact will the emergence of political civil society have on Vietnams one-party state?

Vietnams accomplishments after twenty-two years of doi moi are undeniable. Vietnam has achieved remarkable economic growth accompanied by notable success in reducing rates of poverty. Vietnam has maintained internal stability throughout its transition process through a stable transfer of power to a younger generation at each national party congress. The process political change has been both gradual and measured.

Straight-line extrapolations of continued high economic growth and political stability, however, must take into account the cross currents of political dissent and economic grievance that have emerged in recent years. In addition to peasant protests over land issues and public concern over endemic corruption, Vietnams current inflationary spiral has generated measurable discontent among the public at large, particularly in urban areas. Vietnams textile and garment industries have experienced a rising number of wildcat strikes.

Since the late 1980s, Vietnam has experienced an explosive growth of associational activity particularly at grassroots level by community-based organizations. These associations can be expected to play even greater roles in the coming years. In recent years, in urban areas especially, Vietnam has witnessed the creation of an increasing number of political advocacy groups on such issues as human rights, democracy and religious freedom.

In 2006 pro-democracy groups began to coalesce into an identifiable movement, Bloc 8406. It is evident that not only has a political network developed, but that there is growing cross-fertilization on some issues. This trend is likely to continue in the future as the pro-democracy agenda of political civil society expands to embrace peasant grievances, labour issues, human rights, religious freedom and ethnic minority rights. Vietnams domestic activists can expect to receive increased support from their compatriots and other pro-democracy groups abroad.

Over the next few years Vietnam faces the prospects of a slowdown in growth rates after a decade of considerable success. The legitimacy of Vietnams one- party state largely rests on performance legitimacy, that is, success in delivering economic growth to society at large. Vietnams current economic woes (as well as endemic corruption) are undermining performance as the basis of regime legitimacy. Other forms of political legitimacy, such as nationalism and charismatic leadership, have receded with time. Vietnams one-party state lacks popular sovereignty (through free and fair democratic elections) as the basis of its legitimacy.

Vietnams one-party system is likely to be heavily challenged in the future to make good its goal of creating a law governed state. Political civil society groups will press the party-state to make good on constitutional provisions providing for freedom of opinion and speech, freedom of the press, the right to be informed, and the right to assemble, form associations and hold demonstrations in accordance with the provisions of the law (Article 69) as well as provisions of Article 70 that provide for freedom of religion. 18 The future is likely to witness multiple sites of contestation in the National Assembly, Vietnam Fatherland Front and Vietnam Communist Party itself -as political civil society groups press their agenda.

Five patterns of political change may provide useful frameworks for considering what may lie ahead:

* Status quo: Elements of the ruling elite fight to remain in power through repressive measures and foot dragging. Maintaining the status quoappears untenable in light of socio-economic change now underway.
* Authoritarian rule: Economic downturn coupled with political instability could lead to a reversion of authoritarian rule. But past patterns of political and social change strongly suggest that this will be impossible. and could well result in a split within the Vietnam Communist Party.
* Replacement: Opposition groups take the lead. This pattern appears least likely because the opposition at present is miniscule and does not have widespread public support. 19 The opposition is also vulnerable to state repression.
* Transformation: The elite in power initiates change. The evidence suggests that Vietnams leaders are negotiating among themselves the pace and scope of change. Vietnam is clearly liberalizing but not democratizing.
* Transplacement: Joint action by elements of the power elite and elements of the opposition. This pattern seems unlikely in the short-term due to the weakness of the opposition but could well be a viable pattern over the long-term.

----------
1 Key legal documents included: Decree 35/CP (1992) On Some Measures to Encourage Scientificand Technological Activities; Decree 29/1998/ND-CP (May 11, 1998); Decree 71/1998/ND-CP(September 8, 1998); Decree 07/1999/ND-CP (February 13, 1999); Decree 177 (1999) on charityand social funds; and Law on Science and Technology (2000).

2 The term Vietnamese NGO is used advisedly in the text. I would prefer to preface it with thewords so-called or put NGO in quotation marks. But for stylistic reasons I have limited thesedescriptors.

3 Examples include the Rural Development Services Centre established in 1994; Social Development Research and Consultancy (SDRC) and Research and Training Centre for Community Development formed in 1996 (RTCCD).

4 Decree 35/CP was entitled Some Measures to Encourage Scientific and Technological Activities.

5 Hannah (2003:7) writes that attempts to draft a Law on NGOs was a fifteen-year closed dooreffort.

6 There is a vast literature on this subject. For a quick overview consult: Alagappa (2004a-c); Beaulieu (1994); Kerkvliet (2003b); Kumar (1999); Landau (2008); Rodan (1997); Sidel (1995) andThayer (1992c).

7 Human Rights Watch, Vietnam: Fledgling Democracy Movement Under Threat, 10 May 2006.

8 In May 2007 it was estimated that there were 15.8 million Internet users in Vietnam or nineteenper cent of Vietnams population. This figure is higher than the world average of 16.9% per cent. Since 1997 when connections were made to the global computer network, usage has risen at anannual rate of thirty-six per cent. By 2010, 25-35% of population will use Internet. Of Vietnams 15.8 million users, 4.4 million are subscribers including 677,000 on broadband. The Ministry ofPublic Security does its best to block political sites that cover such issues as democracy, humanrights, religious freedom and the China-Vietnam border. Curiously, sites featuring pornographyare unaffected. Currently there are 1.1 million bloggers in Vietnam, according to Le Doan Hop, Minister of Information and Communications (Thanh Nien, 7 August 2008, 3).

9 Tuyen Ngon Tu Do Dan Chu Cho Viet-Nam Nam 2006, 8 April 2006.

10 Voice of America, 18 October 2006.

11 Kay Johnson, Voices of Dissent, Time Asia, 18 September 2006.

12 Radio Free Asia, 30 September 2006.

13 The Vietnamese media also alleges that the Viet Tan later murdered these assassins to hide theirconnections with the Viet Tan.

14 On 28 October 2003, Australias ABC TV Foreign Correspondent program aired an interviewwith a member of the Viet Tan and claimed this was the first public acknowledgement of thegroup in Vietnam.

15 Vietnam experienced a number of acts of political violence throughout the 1980s and 1990s. Itssecurity forces have also uncovered groups of anti-communist activists allegedly plotting to carryout acts of political violence during the same time period. While there may be personal connections or associations between Viet Tan and the individuals and organisations involved, existing evidence does not provide any substantiation that Viet Tan directed these acts ofviolence or plots.

16 Since 9/11 Vietnam has begun to employ the term terrorist in its propaganda. Initially the U.S. Government was put in a difficult position because Vietnam charged that Vietnamese-Americansin the United States were plotting and carrying out ‘terrorist acts' against the Vietnamese Government. The Free Vietnam Movement/Government of Free Vietnam has come under scrutiny as a result and it would appear that the FBI and perhaps other agencies are taking stepsto curtail and prevent such activity from taking place.

17 Lao Dong, 11 August 2008.

18 Article 70 states: The citizen shall enjoy freedom of belief and of religion; he can follow anyreligion or follow none. All religions are equal before the law. The places of worship of all faithsand religions are protected by the law. No one can violate freedom of belief and of religion; norcan anyone misuse beliefs and religions to contravene the law and State policies.

19 The latter three patterns of political change have been adapted from Huntington (1991:109-163).
Bibliography

Abuza, Zachary, 2000. Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents, Harvard Asia Quarterly, internet edition.
http://www.fas.Harvard.edu/~asiactr/haq/200002/0002a006.htm

_______, 2001. Renovating Politics in Contemporary Vietnam. Boulder: Lynne Rienner Publishers.

Alagappa, Muthiah, 2004a. Civil Society and Democratic Change: Indeterminate Connection, Transforming Relations, in Muthiah Alagappa, ed., Civil Society and Political Change in Asia Expanding and Contracting Democratic Space. Stanford: Stanford University Press. 478-506.

_______, 2004b. Civil Society and Political Change: An Analytical Framework, in Muthiah Alagappa, ed., Civil Society and Political Change in Asia Expanding and Contracting Democratic Space. Stanford: Stanford University Press. 25-57.

_______, 2004c. The Nonstate Public Sphere in Asia: Dynamic Growth, Institutionalization Lag, in Muthiah Alagappa, ed., Civil Society and PoliticalChange in Asia Expanding and Contracting Democratic Space. Stanford: Stanford University Press. 455-477.

Bach Tan Sinh, 2002. Civil Society and NGOs in Vietnam: Some Initial Thoughts on Developments and Obstacles, Paper presented to the meeting with theDeelgatin of the Swedish Parliamentary Commission on Swedish Policy for global Development to Vietnam, Horison Hotel, 2 March.

Beaulieu, Carol, 1994. Is It an NGO? Is It a Civil Society? Is It Pluralism Wriggling Along? Report CB-26. Institute of Current World Affairs, October.

Blanc, Marie-Eve, 2004. An emerging civil society? Local associations working on HIV/AIDS, in Duncan McCargo, ed., Rethinking Vietnam. London: RoutledgeCurzon. 153-164.

Dalton, Russell J. and Nhu-Ngoc T. Ong, 2003. Civil Society and Social Capital in Vietnam,
http://www.democ.uci.edu/resources/virtuallibrary/vietnam/vietnam04.pdf

Do, Diem H., 2007. Challenges for the Vietnamese Democracy Movement, Congress Human Rights Caucus Members Briefing, 10 May.

Doan Viet Hoat, 2005. Vietnam: Road Map to Democracy, Text of lecture to the School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, Washington, D.C., 21 February.

Duong, Minh Nhut, 2004. Grassroots Democracy in Vietnamese Communes, Research Paper, the Centre for Democratic Institutions, Research School of Social Sciences, The Australian National University, Canberra.

Gainsborough, Martin, 2002a. Between Exception and Rule: Ho Chi Minh Citys Political Economy under Reform, Critical Asian Studies, 37:3, 363-390.

_______, 2002b. Political Change in Vietnam: In Search of the Middle-Class Challenge to the State, Asian Survey, 42:5, 694-707.

_______, 2003a. Corruption and the Politics of Economic Decentralisation in Vietnam, Journal of Contemporary Asia, 33:1, 69-84.

_______, 2003b. Party Control: Electoral Campaigning in Vietnam in the run-up to the May 2002 National Assembly elections, Paper presented to the workshop Democratisation and Communication in Asia, Institute of Asia-Pacific Studies, University of Nottingham, 25-26 April.

_______, 2005. Party Control: Electoral Campaigning in Vietnam in the Run-up to the May 2002 National Assembly Elections, Pacific Affairs, 78:1,57-75.

_______, 2007. From Patronage to Outcomes: Vietnams Communist Party Congresses Reconsidered, Journal of Vietnamese Studies, 2:1, 3-26.

Gray, Michael, 1999. Creating Civil Society? The Emergence of NGOs in Vietnam, Development and Change, 30:4, October, 693-713.

_______, 2003. NGOs and Highland Development: A Case Study in Crafting New Roles, in Ben J. Tria Kerkvliet, Russell H. K. Heng and David W. H. Koh, eds., Getting Organized in Vietnam: Moving in and around the Socialist State. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 110-125.

Hannah, Joseph, circa 2003. Civil Society Actors and Actions in Vietnam: Preliminary Empirical Results and Sketches from an Evolving Debate, Paper presented to the workshop Towards Good Society? Civil Society Actors, the State and the Business Class in Southeast Asia: Facilitators or Impediments to a Strong, Democratic and Fair Society? organized by the Humbolt Universitt zu Berlin and Freie Universitt zu Berlin.

Hayton, Bill, 2007. Tensions since the Xth Congress and Current Political Situation and Problems, Commentary (Adam Fforde & Associates), 1, 13-18.

Hansen, Peter, 2005. The Vietnamese state, the Catholic Church and the law, in John Gillespie and Pip Nicholson, eds., Asian Socialism & Legal Change. Canberra: Asia Pacific Press. 310-334.

Hansson, Eva, 2003. Authoritarian Governance and Labour: The VGCL and the Party-State in Economic Renovation, in Ben J. Tria Kerkvliet, Russell H. K. Heng and David W. H. Koh, eds., Getting Organized in Vietnam: Moving in and around the Socialist State. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 153-184.

Huntington, Samuel P., 1991. The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century. Norman: the University of Oklahoma Press.

Jeong, Yeonsik, 1997. The Rise of State Corporatism in Vietnam, ContemporarySoutheast Asia, 19:2, September. 152-171.

Kerkvliet, Benedict J. Tria, 1995. Rural Society and State Relations, in Benedict J. Tria Kerkvliet and Doug J. Porter, eds., Vietnams Rural Transformation, Transitions: Asia and Asian America Series, Boulder: Westview Press and Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 65-96.

_______, 2001. An Approach for Analysing State-Society Relations in Vietnam, SOJOURN; Journal of Social Issues in Southeas tasia, 162, October. 238-.

_______, 2003a. Authorities and the People: An Analysis of State-Society Relations in Vietnam, in Hu V. Luong, ed., Postwar Vietnam: Dynamics of a Transforming Society, Lanham, MD: Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 27-53.

_______, 2003b. Introduction: Grappling with Organizations and the State in Contemporary Vietnam, in Ben J. Tria Kerkvliet, Russell H. K. Heng and David

W. H. Koh, eds., Getting Organized in Vietnam: Moving in and around the Socialist State. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 1-24. Khuat Thi Hai Oanh, 2007. HIV/AIDS Policy in Vietnam: A Civil Society Perspective. Public Health Watch. Open Society Institute, Public Health Program.
http://www.soros.org/initiatives/health/focus/phw/articles_publications/...

Koh, David, 2001. The Politics of a Divided Party and Parkinsons State in Vietnam, Contemporary Southeast Asia, 23:3, December. 533-551.

Kumar, Krishan, 1993. Civil society: an inquiry into the usefulness of an historical term, British Journal of Sociology, 44:3, September. 375-395.

Landau, Ingrid, 2008. Law and Civil Society in Cambodia and Vietnam: A Gramscian Perspective, Journal of Contemporary Asia, 38:2, May. 244-255.

Le, Long 2005. Imagining an Independent Civil Society for Vietnam, Nguoi-Viet Online, 25 May.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=24479&print=yes

Lipschutz, Ronnie D., 1996. The Nature of Sovereignty and the Sovereignty of Nature: Problematizing the Boundaries between Self, Society, State and System. Paper presented to the penal Crossing Imaginary Lines: States and Civil Societies (II), 37th Annual Meeting of the International Studies Association, San Diego, 1620 April.

Lu Phuong, 1994. Xa Hoi Cong Dan: Tu Triet Tieu Den Phuc Hoi. Paper prepared for Vietnam: Doi Moi, the State and Civil Society, Vietnam Update 1994 Conference Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University, Canberra. 10-11 November 10-11.

Montagnard Foundation, 2008. Vietnams Blueprint for Ethnic Cleansing: Report on the Persecution of the Indigenous Degar Montagnards, Spartanburg, SC: Montagnard Foundation Inc, May.

Nguyen Ngoc Giao, 1994. The Media and The emergence of a Civil Society, Paper presented to Vietnam: Doi Moi, the State and Civil Society, Vietnam Update 1994 Conference Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University, Canberra. 10-11 November 10-11.

Norlund, Irene, 2007. Filling the Gap: The emerging Civil Society in Viet Nam, CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation, January.

Overseas Development Institute and Center for Analysis and Forecasting, 2006. Workshop Research and Policy (Civil Society Partnership Program). Hanoi, 11-12 April.

Porter, Gareth, 1993. Vietnam: The Politics of Bureaucratic Socialism. Ithaca: Cornell University Press.

Rodan Garry, 1997. Civil Society and Other Political Possibilities in Southeast Asia, Journal of Contemporary Asia, 27:2, 156-178.

Sabharwal, Gita and Than Thi Thien Huong, 2005. Civil Society in Vietnam: Moving from the Margins to the Mainstream, CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation, July.
http://www.globalpolicy.org/ngos/state/2005/07vietnam.htm

Salemink, Oscar, 2003. Disjunctive Developments: The Politics of good Governance and Civil Society in Vietnam, EIDOS, 22 September.

_______, 2006. Translating, Interpreting, and Practicing Civil Society in Vietnam: A Tale of Miscalculated Misunderstandings, in David Lewis and David Mosse, eds., Development Brokers and Translators: The Ethnography of Aid and Agencies. Bloomfield, CT: Kumarian Press Inc. 101-126.

SGTS & Associates, 2000. Civil Society Participation in Poverty Reduction Strategy Papers ( PRSP), Vol III, Vietnam Case Study. Report to the Department of International Development, Hanoi.

Sidel, Mark, 1995. The Emergence of a Nonprofit Sector and Philanthrophy in the Socialist Republic of Vietnam, in Tadashi Yamamoto, ed., Emerging Civil Society in the Asia Pacific Community. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 293-304.

_______, 2002a. Analytical Models for Understanding Constitutions and Constitutional Dialogue in Socialist Transitional States: Re-Interpreting Constitutional Dialogue in Vietnam, Singapore Journal of International & Comparative Law, 6, 42-89.

_______, 2002b. The Nonprofit Sector and the New State Activism, Michigan Law Review, 100:6, 1312-1335.

Stromseth, Jonathan R. 2003. Business Associations and Policy-Making in Vietnam, in Ben J. Tria Kerkvliet, Russell H. K. Heng and David W. H. Koh, eds., Getting Organized in Vietnam: Moving in and around the Socialist State. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 62-109.

Thayer, Carlyle A., 1991. Civil Society and the Soviet-Vietnamese Alliance, in Chandran Kukathas, David Lovell and William Maley, eds., The Transition from Socialism: State and Civil Society in the USSR. Sydney: Longmann Cheshire. 198-218.

_______, 1992a. The Challenges Facing Vietnamese Communism, in Daljit Singh, ed., Southeast Asian Affairs 1992. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 349-364.

_______ 1992b. Political Developments in Vietnam: From the Sixth to Seventh National Party Congress. Regime Change and Regime Maintenance in Asia and the Pacific Discussion Paper Series no. 5, Canberra: Department of Political & Social Change, Research School of Pacific Studies, The Australian National University.

_______, 1992c. Political Reform in Vietnam: Doi Moi and the Emergence of Civil Society, in Robert F. Miller, ed., The Developments of Civil Society in Communist Systems. Sydney: Allen & Unwin. 110-129.

_______ 1993a. Political Developments and Changes in Vietnam in the Last Five Years, in Richard Braddock and Phillip Roberts, eds., Speeches from the Conference Vietnam: Which Way Now. North Ryde, NSW: Asia-Pacific Research Institute, Macquarie University. 3744. Reprinted 1995. 32-38.

_______, 1993b. Political Reform in Vietnam, Current Affairs Bulletin, 70:1, 2226.

_______, 1993c. Recent Political Developments: Constitutional Change and the 1992 Elections, in Carlyle A. Thayer and David G. Marr, eds., Vietnam and the Rule of Law. Political and Social Change Monograph no. 19. Canberra: Department of Political and Social Change, Research School of Pacific Studies, The Australian National University. 5080.

_______, 1994. Vietnams Program of Renovation, in Graham Hassall and Truong Truong, eds., Infrastructural Development and Legal Change in Vietnam. Carlton: The Centre for Comparative Constitutional Studies, The University of Melbourne Law School. 1-15.

_______, 1995. Mono-Organizational Socialism and the State, in Benedict J. Tria Kerkvliet and Doug J. Porter, eds., Vietnams Rural Transformation. Transitions: Asia and Asian America Series, Boulder: Westview Press and Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 39-64.

________, 1998. Vietnam, in Wolfgang Sachsenrder and Ulrike E. Frings, eds., Political Party Systems and Democratic Development in East and Southeast Asia.. vol. 1 Southeast Asia. Aldershot, Brookfield, Singapore and Sydney: Ashgate Publishing Ltd. in association with Friedrich-Naumann Stiftung. 449-508.

_______, 1999. Vietnam, in Daljit Singh and Tin Maung Maung Than, eds., Regional Outlook: Southeast Asia 1999-2000. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 29-33.

_______, 2000. Vietnam: The Politics of Immobilism Revisited, in Daljit Singh, ed., Southeast Asian Affairs 2000. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 311-326.

_______, 2001a. Oral Testimony and Questions and Answers -Panel-2 Vietnam. Hearing on Religious Persecution in Vietnam and Indonesia, U.S. Commission on International Religious Freedom, Senate Dirksen Office Building, Washington, D.C., 13 February.
http://www.uscirf.gov/hearings/13feb01/thayer.php3 and
http://www.uscirf.gov/hearings/13feb01/q_Panel2.php3

_______, 2001b. Vietnam in 2000: Toward the Ninth Party Congress, Asian Survey, 41:1, 181-188.

_______, 2001c. Written Testimony, Statement by Dr. Carlyle A. Thayer, Hearing on Religious Persecution in Vietnam and Indonesia, U.S. Commission on International Religious Freedom, Senate Dirksen Office Building, Washington, D.C., 13 February.
http://www.uscirf.gov/hearings/13feb01/thayerPT.php3

_______, 2002a. Vietnam in 2001: The Ninth Party Congress and After, Asian Survey, 42:1, 81-89.

_______, 2002b. Vietnam's Doi Moi: Progress and Prospects, in Mohamed Jawhar Hassan, Stephen Leong and Vincent Lim, eds., Asia Pacific Security: Challenges and Opportunities in the 21st Century. Kuala Lumpur: ISIS Malaysia. 583-596.

_______, 2003a. Political developments in Vietnam: the rise and demise of Le Kha Phieu, 1997-2001, in Lisa B. W. Drummond and Mandy Thomas, eds., Consuming Urban Culture in Contemporary Vietnam. London and New York: RoutledgeCurzon Press. 21-34.

_______, 2003b. Vietnam: The Stewardship of Nong Duc Manh, in Daljit Singh and Chin Kin Wah, eds., Southeast Asian Affairs 2003. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 313-326.

_______, 2005. Vietnam, in Khairy Jamaluddin, Robert H. Taylor and Carlyle A. Thayer, Regional Outlook Forum 2005: Political Outlook for Malaysia, Myanmar and Vietnam, Trends in Southeast Asia Series 2(2005), Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 20-31.

_______, 2006a. Political Dissent and Political Reform in Vietnam, 1997-2002, in Claudia Derichs and Thomas Heberer, eds. The Power of Ideas: Intellectual Input and Political Change in East and Southeast Asia. NIAS Studies in Asian Topics No. 36, Copenhagen S: Nordic Institute of Asian Studies Press. 115-132.

_______, 2006b. Vice in Vietnam, Opinion & Editorial, The Wall Street Journal Asia, 27 April. 16.

_______, 2006c. Vietnams (New) Old Guard, Opinion & Editorial, The Wall Street Journal Asia, 10 July. 16.

_______, 2006d. Vietnams Rent Seekers, Opinion & Editorial, The Wall Street Journal Asia, 9 November. 15.

_______, 2007a. Mot bai viet ve dang Viet Tan (Report on the Viet Tan Party), Written commentary for BBC World Service, Vietnamese Service, 4 May.

_______, 2007b. Vietnam: The Tenth Party Congress and After, in Daljit Singh and Lorraine C. Salazar, eds., Southeast Asian Affairs 2007. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 381-397.

_______, 2008a. Hanoi Party Tricks, Opinion & Editorial, The Wall Street Journal, 19 June. 15.

_______, 2008b. Vietnam, in Stuart Farson, Peter Gill, Mark Phythian, and Shlomo Shapiro eds., PSI Handbook of Global Security and Intelligence: National Approaches, Vol. 1, The Americas and Asia. Westport, CT and London: Praeger Security International. 300-317.

Thomas, Mandy, 2001. Public Spaces/Public Disgraces: Crowds and the State in Contemporary Vietnam, SOJOURN: Journal of Social Issues in Southeast Asia, 16:2, 306-330.

Vasavakul, Thaveeporn, 2003. From Fence-Breaking to Networking: Interests, Popular Organizations, and Policy Influences in Post-socialist Vietnam, in Ben J. Tria Kerkvliet, Russell H. K. Heng and David W. H. Koh, eds., Getting Organized in Vietnam: Moving in and around the Socialist State. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.25-61,

Vo X. Han, 2008. Vietnam in 2007: A Profile in Economic and Socio-Political Dynamism, Asian Survey, 48:1, 29-37.

Vuving, Alexander, 2008. Vietnam: Arriving in the World and at a Crossroads, Southeast Asian Affairs 2008. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 375-393.

Will, Gerhard, 2007. A Golden Chance for the Party the 10th National Congress of the Communist Party of Vietnam, Commentary (Adam Fforde & Associates), 1, 5-12.

Wischermann, Joerg, and Nguyen Quang Vinh, 2001. The Relationship between Societal Organizations and Governmental Organizations in Viet Nam Selected Findings of an Empirical Survey, Paper presented to Vietnam 2001 Update Conference, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 19-21 November.

_______, 2002. The Relationship between Societal Organizations and Governmental Organizations in Viet Nam Selected Findings of an Empirical Survey, Paper presented to the workshops The Relationship between Societal Organizations and Governmental Organizations in Viet Nam, National Center for Social Sciences and Humanities, Institute of Sociology, Hanoi, 1 March and Center for Sociology and Development, National Center for Social Sciences and Humanities, Institute of Social Sciences, Ho Chi Minh City, 4 March.

Wischermann, Joerg, 2003. Vietnam in the Era of Doi Moi: Issue-Orientated Organizations and Their Relationship to the Government, Asian Survey, 43:6, 867-889.
Chế độ độc đảng và Thách Thức của Xã Hội Dân Sự ở Việt Nam Reviewed by Admin on 3/08/2012 Rating: 5 Ảnh: Blog Khát Vọng Tuổi Trẻ Carlyle A. Thayer - Hội thảo về Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực Tổ ...

Không có nhận xét nào: