VRNs (13.03.2012) – Lâu nay các luật sư luôn than phiền về những khó khăn trong hoạt động hành nghề tại Việt Nam. Các luật sư bào chữa trong vụ án hình sự luôn gặp khó khăn ở giai đoạn điều tra và vai trò của luật sư luôn bị đánh giá thấp. Một trong các nguyên nhân đó chính là những khiếm khuyết của chính sách luật pháp.
Nay đứng trước quy định của Thông tư 70/2011/TT-BCA nếu đưa vào thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho luật sư. Một luật sư tại Việt Nam đã gửi email đến 400 luật sư khác để kêu gọi đồng loạt lên tiếng với Bộ trưởng Bộ công an. Trong đơn có đoạn: “Không thể nào phủ nhận một tình trạng là từ xưa đến nay cơ quan điều tra vẫn nhìn nhận luật sư với con mắt thiếu thiện cảm, vẫn coi luật sư như là người cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra và hoàn thiện hồ sơ vụ án. Luật sư không được đánh giá như là người cùng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, là người bảo vệ pháp luật. Thực tế cơ quan điều tra chỉ muốn toàn bộ hoạt động điều tra sẽ được khép kín cùng với người bị tạm giữ, bị can, và không bị giám sát bởi bên ngoài.”
Vị Luật sư này cho rằng Liên đoàn luật sư hoặc Đoàn luật sư các tỉnh đang bận rộn với nhiều vấn đề khác và cho rằng chúng đáng quan tâm hơn việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư. Ông khuyến cáo các luật sư: đừng quên rằng chúng ta là những luật sư, những người có tầng nấc nhận thức cao và nếu không tự bảo vệ quyền lợi của mình thì còn bảo vệ quyền lợi cho ai được?
Ông kêu gọi các luật sư: hãy thực hiện quyền công dân của mình là gửi đơn đề nghị, hãy thể hiện trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, hãy thể hiện trách nhiệm đạo đức công dân. Đây là lúc anh chị em luật sư cần đoàn kết, nhất trí, củng cố lại đội hình, siết chặt lại hàng ngũ. Điều gì sẽ xảy đến nếu mỗi chúng ta cùng gửi đơn kiến nghị? Tôi kêu gọi ở anh chị em sự tự giác và tinh thần trách nhiệm.
VRNs đăng tải mẫu Đơn đề nghị do vị Luật sư này soạn.
(Sửa đổi thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự)
Kính gửi:
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG
Tôi tên là: Luật sư …………………
Điện thoại …………… Email: ……………………….
Nguyên quán: …………………………….
Ngày 10/10/2011 Bộ công an ban hành Thông tư số 70/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Nay căn cứ vào Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tôi làm đơn này đề nghị tới Bộ trưởng một việc như sau:
Theo nội dung của thông tư 70 (có hiệu lực từ ngày 25/12/2011) thì đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam muốn nhờ luật sư bào chữa thì phải viết giấy yêu cầu đích danh luật sư hoặc viết giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa. Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó tới luật sư được yêu cầu đích danh hoặc gửi về cho người thân người bị tạm giữ, bị can. Quy định này có mục đích là nhằm xác định xem ý chí của người bị tạm giữ, bị can có muốn mời luật sư bào chữa hay không?
Xét theo logic thì quy định này được đặt ra bởi giả định rằng có thể người bị tạm giữ, bị can không muốn mời luật sư bào chữa. Quy định như trên xác định quyền mời luật sư do duy nhất chính người bị tạm giữ, bị can thực hiện và gạt bỏ việc người thân mời luật sư bào chữa cho người nhà.
Quy định như trên là khắt khe máy móc và không giúp bảo vệ quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Bởi lẽ việc có luật sư bào chữa là điều hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can. Đúng theo lẽ thường họ sẽ vui mừng vì có người bảo vệ, việc họ từ chối là không bình thường. Quy định như trên dẫn đến việc mời luật sư bào chữa sẽ bị thu hẹp, khép kín lại trong phạm vi giữa người bị tạm giữ, bị can và cán bộ điều tra, thực chất không giúp bảo vệ quyền được bào chữa của những người này. Nội dung quy định có vẻ khoa học, chi tiết, cụ thể nhưng các quy định đó sẽ cộng hưởng với điều kiện giam giữ người trên thực tế và cung cách làm việc của cán bộ điều tra như lâu nay, sẽ chỉ dẫn đến là làm triệt tiêu, hạn chế quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can.
Trước khi có thông tư 70 trong thực tế việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa thông thường thực hiện như sau: Nếu người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa thì người thân ký giấy yêu cầu luật sư bào chữa. Giấy đó cùng với Giấy giới thiệu, Thẻ luật sư là đủ bộ hồ sơ được cơ quan điều tra chấp nhận cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Có trường hợp cơ quan điều tra sau khi nhận hồ sơ của luật sư bào chữa đã vào trại giam hỏi lại người bị tạm giữ, bị can xem có đồng ý để luật sư bào chữa hay không, nếu đồng ý thì cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận, nếu không đồng ý thì cơ quan điều tra trả lời cho luật sư biết là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư và do vậy từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Trong tình huống luật sư bị từ chối với lý do là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư bào chữa, khi đó luật sư rất muốn cơ quan điều tra thực hiện một việc là cho luật sư gặp mặt trực tiếp người bị tạm giữ, bị can để hỏi xem lý do vì sao từ chối luật sư bào chữa, và để xác định việc từ chối đó có thực sự là ý chí tự nguyện của họ hay không, thì đều không được cơ quan điều tra chấp thuận.
Liên quan tới vấn đề này không thể nào phủ nhận một tình trạng là từ xưa đến nay cơ quan điều tra vẫn nhìn nhận luật sư với con mắt thiếu thiện cảm, vẫn coi luật sư như là người cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra và hoàn thiện hồ sơ vụ án. Luật sư không được đánh giá như là người cùng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, là người bảo vệ pháp luật. Thực tế cơ quan điều tra chỉ muốn toàn bộ hoạt động điều tra sẽ được khép kín cùng với người bị tạm giữ, bị can, và không bị giám sát bởi bên ngoài.
Từ lâu nay, biết bao luật sư đã gặp khó khăn, tốn rất nhiều thời gian công sức trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa vì quy định về thủ tục cấp giấy bào chữa chưa được hoàn thiện rõ ràng. Bản thân tôi và các luật sư đồng nghiệp đã không nản lòng và vẫn giữ tinh thần thiện chí hợp tác với mục đích tối hậu là bảo vệ quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can.
Nay đề nghị Bộ công an sửa đổi lại thông tư 70 theo nội dung sau: Chấp nhận để người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa cho họ. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư (trong đó có giấy yêu cầu luật sư bào chữa của người thân của người bị tạm giữ, bị can) cán bộ điều tra sẽ cùng với luật sư vào gặp mặt người bị tạm giữ, bị can hỏi xem có đồng ý nhờ luật sư bào chữa hay không? Nếu không đồng ý thì thôi, nếu đồng ý thì cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.
Quy định như thế là rất rõ ràng, minh bạch, thực hiện tốt nhất quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Để làm điều này thì cơ quan điều tra sẽ có thêm một việc là vào trại giam cùng với luật sư để làm rõ, cơ quan điều tra là cơ quan chính quyền phục vụ nhân dân, và yêu cầu của việc thực hiện quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can xứng đáng với một đòi hỏi như vậy.
Là một người đã thấu nhận những gian truân trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa tại giai đoạn điều tra, cũng như đã chứng kiến nỗi trắc trở của nhiều đồng nghiệp, tôi đề nghị Bộ công an và cụ thể là Bộ trưởng Trần Đại Quang sửa đổi lại thông tư số 70 theo nội dung đã nêu trên.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe tới Bộ trưởng.
Nay đứng trước quy định của Thông tư 70/2011/TT-BCA nếu đưa vào thực hiện sẽ gây nhiều khó khăn cho luật sư. Một luật sư tại Việt Nam đã gửi email đến 400 luật sư khác để kêu gọi đồng loạt lên tiếng với Bộ trưởng Bộ công an. Trong đơn có đoạn: “Không thể nào phủ nhận một tình trạng là từ xưa đến nay cơ quan điều tra vẫn nhìn nhận luật sư với con mắt thiếu thiện cảm, vẫn coi luật sư như là người cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra và hoàn thiện hồ sơ vụ án. Luật sư không được đánh giá như là người cùng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, là người bảo vệ pháp luật. Thực tế cơ quan điều tra chỉ muốn toàn bộ hoạt động điều tra sẽ được khép kín cùng với người bị tạm giữ, bị can, và không bị giám sát bởi bên ngoài.”
Vị Luật sư này cho rằng Liên đoàn luật sư hoặc Đoàn luật sư các tỉnh đang bận rộn với nhiều vấn đề khác và cho rằng chúng đáng quan tâm hơn việc bảo vệ quyền lợi của các luật sư. Ông khuyến cáo các luật sư: đừng quên rằng chúng ta là những luật sư, những người có tầng nấc nhận thức cao và nếu không tự bảo vệ quyền lợi của mình thì còn bảo vệ quyền lợi cho ai được?
Ông kêu gọi các luật sư: hãy thực hiện quyền công dân của mình là gửi đơn đề nghị, hãy thể hiện trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp, hãy thể hiện trách nhiệm đạo đức công dân. Đây là lúc anh chị em luật sư cần đoàn kết, nhất trí, củng cố lại đội hình, siết chặt lại hàng ngũ. Điều gì sẽ xảy đến nếu mỗi chúng ta cùng gửi đơn kiến nghị? Tôi kêu gọi ở anh chị em sự tự giác và tinh thần trách nhiệm.
VRNs đăng tải mẫu Đơn đề nghị do vị Luật sư này soạn.
Ngày … tháng … năm 2012
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Sửa đổi thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự)
Kính gửi:
- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG
Tôi tên là: Luật sư …………………
Điện thoại …………… Email: ……………………….
Nguyên quán: …………………………….
Ngày 10/10/2011 Bộ công an ban hành Thông tư số 70/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Nay căn cứ vào Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tôi làm đơn này đề nghị tới Bộ trưởng một việc như sau:
Theo nội dung của thông tư 70 (có hiệu lực từ ngày 25/12/2011) thì đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam muốn nhờ luật sư bào chữa thì phải viết giấy yêu cầu đích danh luật sư hoặc viết giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa. Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó tới luật sư được yêu cầu đích danh hoặc gửi về cho người thân người bị tạm giữ, bị can. Quy định này có mục đích là nhằm xác định xem ý chí của người bị tạm giữ, bị can có muốn mời luật sư bào chữa hay không?
Xét theo logic thì quy định này được đặt ra bởi giả định rằng có thể người bị tạm giữ, bị can không muốn mời luật sư bào chữa. Quy định như trên xác định quyền mời luật sư do duy nhất chính người bị tạm giữ, bị can thực hiện và gạt bỏ việc người thân mời luật sư bào chữa cho người nhà.
Quy định như trên là khắt khe máy móc và không giúp bảo vệ quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Bởi lẽ việc có luật sư bào chữa là điều hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can. Đúng theo lẽ thường họ sẽ vui mừng vì có người bảo vệ, việc họ từ chối là không bình thường. Quy định như trên dẫn đến việc mời luật sư bào chữa sẽ bị thu hẹp, khép kín lại trong phạm vi giữa người bị tạm giữ, bị can và cán bộ điều tra, thực chất không giúp bảo vệ quyền được bào chữa của những người này. Nội dung quy định có vẻ khoa học, chi tiết, cụ thể nhưng các quy định đó sẽ cộng hưởng với điều kiện giam giữ người trên thực tế và cung cách làm việc của cán bộ điều tra như lâu nay, sẽ chỉ dẫn đến là làm triệt tiêu, hạn chế quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can.
Trước khi có thông tư 70 trong thực tế việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa thông thường thực hiện như sau: Nếu người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa thì người thân ký giấy yêu cầu luật sư bào chữa. Giấy đó cùng với Giấy giới thiệu, Thẻ luật sư là đủ bộ hồ sơ được cơ quan điều tra chấp nhận cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Có trường hợp cơ quan điều tra sau khi nhận hồ sơ của luật sư bào chữa đã vào trại giam hỏi lại người bị tạm giữ, bị can xem có đồng ý để luật sư bào chữa hay không, nếu đồng ý thì cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận, nếu không đồng ý thì cơ quan điều tra trả lời cho luật sư biết là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư và do vậy từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
Trong tình huống luật sư bị từ chối với lý do là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư bào chữa, khi đó luật sư rất muốn cơ quan điều tra thực hiện một việc là cho luật sư gặp mặt trực tiếp người bị tạm giữ, bị can để hỏi xem lý do vì sao từ chối luật sư bào chữa, và để xác định việc từ chối đó có thực sự là ý chí tự nguyện của họ hay không, thì đều không được cơ quan điều tra chấp thuận.
Liên quan tới vấn đề này không thể nào phủ nhận một tình trạng là từ xưa đến nay cơ quan điều tra vẫn nhìn nhận luật sư với con mắt thiếu thiện cảm, vẫn coi luật sư như là người cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra và hoàn thiện hồ sơ vụ án. Luật sư không được đánh giá như là người cùng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, là người bảo vệ pháp luật. Thực tế cơ quan điều tra chỉ muốn toàn bộ hoạt động điều tra sẽ được khép kín cùng với người bị tạm giữ, bị can, và không bị giám sát bởi bên ngoài.
Từ lâu nay, biết bao luật sư đã gặp khó khăn, tốn rất nhiều thời gian công sức trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa vì quy định về thủ tục cấp giấy bào chữa chưa được hoàn thiện rõ ràng. Bản thân tôi và các luật sư đồng nghiệp đã không nản lòng và vẫn giữ tinh thần thiện chí hợp tác với mục đích tối hậu là bảo vệ quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can.
Nay đề nghị Bộ công an sửa đổi lại thông tư 70 theo nội dung sau: Chấp nhận để người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa cho họ. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư (trong đó có giấy yêu cầu luật sư bào chữa của người thân của người bị tạm giữ, bị can) cán bộ điều tra sẽ cùng với luật sư vào gặp mặt người bị tạm giữ, bị can hỏi xem có đồng ý nhờ luật sư bào chữa hay không? Nếu không đồng ý thì thôi, nếu đồng ý thì cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.
Quy định như thế là rất rõ ràng, minh bạch, thực hiện tốt nhất quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Để làm điều này thì cơ quan điều tra sẽ có thêm một việc là vào trại giam cùng với luật sư để làm rõ, cơ quan điều tra là cơ quan chính quyền phục vụ nhân dân, và yêu cầu của việc thực hiện quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can xứng đáng với một đòi hỏi như vậy.
Là một người đã thấu nhận những gian truân trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa tại giai đoạn điều tra, cũng như đã chứng kiến nỗi trắc trở của nhiều đồng nghiệp, tôi đề nghị Bộ công an và cụ thể là Bộ trưởng Trần Đại Quang sửa đổi lại thông tư số 70 theo nội dung đã nêu trên.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe tới Bộ trưởng.
Người đề nghị
Luật sư ……………
Luật sư ……………
Không có nhận xét nào: