Kinhthanh.org - DẪN NHẬP - Xin khởi đi từ hai sự kiện thuộc lãnh vực văn hoá – nghệ thuật. Sự kiện thứ nhất liên quan đến câu truyện văn học của nhà văn Liên Xô cũ, T.S. Aimatốp, viết về chàng Avdij Kallixtratov. Avdij là người hùng vĩ đại trong cuốn tiểu thuyết này. Chàng là con vị phụ tá của một họ đạo Chính Thống, được gửi vào nhà Dòng học mong nối nghiệp cha mình. Nhưng vì tư tưởng quá cấp tiến, anh đã bị đuổi học. Anh ra làm việc cho một tờ báo Thanh Niên, khởi đầu bằng việc viết hàng loạt bài phóng sự về những người đi tìm lại cây ma túy có tên là Anasha mọc trong vùng thảo nguyên Mojunkul. Từ thái độ của một người quan sát, anh muốn nhập cuộc với họ và quyết định “đồng hội đồng thuyền” để cứu họ. Kết cục, anh chẳng cứu được ai và phải trả giá bằng cái chết đau thương do chính những người anh muốn cứu , những người buôn bán ma túy.[1]
Sự kiện thứ hai: trong những ngày gần đây, nhiều dư luận xôn xao về bộ phim The passion of the Christ của ngôi sao điện ảnh Mel Gibson, do James Caviezel thủ vai Chúa Giêsu, đã chính thức ra mắt khán giả tại 3.006 rạp tại Mỹ và Canada vào ngày 26.02.2004 và đã thu về 26,6 triệu USD sau một ngày công chiếu.[2] Đây là bộ phim gây nhiều tranh cãi từ lúc chưa được công chiếu và bị cho là có tính cách bài Dothái giáo và quá bạo lực.
Câu truyện của Aimatốp, và bộ phim của Mel Gibson gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: phải chăng Đức Giêsu chỉ là một người hùng như Avdij, hay chỉ là một nhân vật điện ảnh? Sự đau khổ và cái chết của người có thực hay chỉ là tiểu thuyết? Hơn nữa, sự đau khổ và cái chết đó có ý nghĩa gì?
Thực tế, mầu nhiệm Thập giá là một cớ vấp phạm cho nhiều người. W. Goethe đã nhận định: “Cái thập tự u sầu trên Canvê là điều ghê tởm nhất dưới ánh sáng mặt trời”[3]. Thế nhưng cái “cớ vấp phạm ấy” không ngừng chất vấn chúng ta, những người có niềm tin và niềm hy vọng.
Có thể nói, biến cố Đức Giêsu chịu chết là một biến cố lịch sử và siêu lịch sử. Là biến cố lịch sử, vì chúng ta có thể truy tầm niên đại diễn tiến vụ việc này. Là biến cố siêu lịch sử, vì chúng ta chỉ có thể hiểu và lãnh hội được nhờ ánh sáng đức tin. Bởi đó, khi tìm hiểu về sự đau khổ và cái chết của Đức Giêsu chúng ta không thể bỏ qua nẻo đường lịch sử, và cũng không thể coi nhẹ yếu tố đức tin, vì dưới ánh sáng đức tin mầu nhiệm đau khổ và sự chết của Đức Giêsu mới được tỏ bày trọn vẹn.
Thực ra, mầu nhiệm thì khôn cùng, ai thấu đáo nổi! Chỉ xin giới hạn đề tài vào một điểm chính yếu: khía cạnh lịch sử , hay sự thật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Dựa vào một số ít ỏi sử liệu ngoài Kitô giáo, và đặc biệt là dựa vào các trình thuật Tin mừng, chúng ta cùng tìm hiểu về sự thật này.
I. NHỮNG TÀI LIỆU NGOÀI KITÔ GIÁO
Chúng ta khó có thể tìm hiểu biến cố Đức Giêsu theo đúng diễn tiến lịch sử. Những tài liệu lịch sử ngoài Kitô giáo về vấn đề này không nhiều. Tuy nhiên, những tài liệu này rất có giá trị. Chúng ta tạm dựa vào chút ít sử liệu khiêm tốn đó. Theo tác giả J. Dheilly,[4]không có văn kiện chính thức của Dinh chưởng ấn Philatô, cũng không có sự chính xác về những điểm sử gia Josephus nói tới (Antiq. Jud. 18,3,64), người ta chỉ căn cứ vào bản văn của tác giả Tacitus (Ann. 15,44,3) và một bức thư của Marabel Serapion, một người khắc kỷ ở Samorat. Qua các tài liệu này người ta biết được Đức Giêsu đã bị Tổng trấn Philatô lên án tử hình thập giá vì sức ép của các nhà chức sắc Dothái.
Theo sách Talmud, người Hồi giáo vẫn còn phủ nhận việc Đức Giêsu chịu chết trên thập giá, vì kinh Coran dạy: “Chúng không giết Ngài, chúng không đóng đinh Ngài”.[5] Tuy nhiên sách Talmud chưa phải là luận chứng đủ mạnh thuyết phục chúng ta.
Quả thực, như lời nhận xét của J. Dheilly, Josephus không có tác phẩm nào mô tả về cuộc đời hay cái chết Đức Giêsu như là một nhân vật được sách sử tỉ mỉ ghi lại. Tuy nhiên, những tác phẩm của Josephus là nguồn sử liệu quý giá cung cấp cho chúng ta những kiến thức về bối cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo…thời Đức Giêsu sống. Từ bối cảnh này, chúng ta có thể dựng lại chân dung Đức Giêsu lịch sử theo những gì sử gia Dothái này miêu tả. Chúng ta đi vào hành trình này khởi đi từ đôi nét về sử gia.
Josephus chào đời ngay sau khi Đức Giêsu chết. Ông là một người nhiệt tình, năng động và có rất nhiều ghi nhận về xã hội Rôma thời buổi có nhiều rối ren này. Là một công dân có chức vụ trong miền Galilê trong suốt cuộc nổi dậy của người Dothái chống lại Rôma, ông bị thu hút mãnh liệt và đã bắt tay vào việc ghi lại chi tiết những nguyên nhân đưa đến chiến tranh, trước tiên là cuốn “The Jewish War” trong phần cuối của bộ Antiquetiesvà cuối cùng là bộ tự truyện của ông, cuốn “The Life”. Những tác phẩm của Josephus là nguồn tư liệu quý giá cho thấy hệ thống cai trị của đế quốc Rôma vào thời Đức Giêsu, hệ thống lãnh đạo của người Dothái, những cuộc cách mạng bùng nổ làm náo động lãnh thổ này và những người được thần hứng, những ngôn sứ đã loan giảng trên những vùng đồi núi Giuđêa và Galilê.
Sau đây là đôi nét khái quát về bối cảnh xã hội chính trị, tôn giáo thời Đức Giêsu theo nhãn quan của sử gia Josephus.
1. Bối cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo thời Đức Giêsu
Người Dothái ở trong sự kìm kẹp của người Rôma từ trước thời Đức Giêsu rất lâu rồi. Thảm cảnh khởi đi từ khi Pompay, vị tổng trấn Rôma, đóng dấu con triện của Rôma vào thời Hyrcanus II (63-40 BC). Từ đây người Dothái bị thu hẹp quyền kiểm soát trên lãnh thổ và ngay cả trên vận mạng của mình. Tất cả những người cai trị dân Dothái, dù là ông vua bù nhìn như Hêrôđê (40-4BC), hay là những quan Tổng trấn chẳng hạn như Phongxiô Philatô, chỉ là những tay sai, những công cụ của đế quốc Rôma. Sự kìm kẹp của Rôma không có một chút mảy may nới lỏng trong lúc xảy ra vụ án Đức Giêsu.
Nhiều cuộc bạo động biểu tình xảy ra, người Dothái không biết đến hòa bình, không biết sự thanh thản, không có an ninh, đền thờ bị thiêu rụi, hàng ngàn người bị giết chết, tử thi chất đầy trên nhưng cỗ xe ngựa chở ra khỏi Rôma.
Năm 26, Phongxiô Philatô làm tổng trấn, ông trực tiếp đặt Caipha làm thượng tế. Caipha thừa kế một đất nước quá đổ nát do bạo động xảy ra triền miên. Vùng đất này như một bãi chiến trường. Chức tổng trấn của Phongxiô Philatô mong manh như sợi chỉ mành trước những cuộc nổi loạn và bạo động. Tuy nhiên theo Josephus nhận định: Philatô là người thành công nhờ những mánh lới hiểm ác và tính tình cứng ngắc. Ông đã “hoàn thành tốt nhiệm vụ” của mình trong việc gìn giữ luật lệ và bảo vệ an ninh trong suốt 10 năm làm Tổng trấn. Ông có tài chặn đầu những rắc rối trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Ông luôn tạo nên sự mập mờ giữa những bất đồng chính trị và tôn giáo. Đối với ông, viễn cảnh Vương quốc Thiên Chúa do Đức Giêsu rao giảng chẳng khác gì những lời kêu gọi làm cuộc cách mạng chống lại Rôma. Như vậy, theo Philatô lúc này thì đầu mối sự khôn ngoan là biết khiếp sợ cuộc nổi dậy đang ẩn kín trong con người tưởng chừng như thuần túy là tôn giáo này.
Để đạt được mục đích của mình, ông phải dùng đến bàn tay của người Dothái. Nơi Caipha, Philatô đã tìm thấy những gì mình muốn. Caipha dường như không chỉ là thượng tế mà còn là người được phép sử dụng những quyền hành đặc biệt nhằm phục vụ không những một nhưng là hai Tổng trấn. Suốt 10 năm giữ chức vụ dưới thời Tổng trấn Philatô, rõ ràng Caipha có khả năng kiềm chế cơn tức giận của đám đông dân chúng đang sôi sục với những cuộc biểu tình bạo động chống lại Rôma. Caipha đã dẹp tan những cơn giông tố và giữ vững địa vị của mình nhờ vào quyền lực của Philatô.
Tuy nhiên, trong suốt những năm làm thượng tế, có một sự kiện làm Caipha khiếp sợ run rẩy. Mặc dù sự kiện này xảy ra nằm ngoài lãnh vực chính trị của Philatô, nhưng nó lại phản chiếu khá rõ nét những con người thực thi quyền hành trong thời kỳ nhiễu nhương phiền toái này. Sự kiện này có liên quan đến một vị ngôn sứ đó là Gioan Tẩy Giả, người đã bị Quận vương Hêrôđê giết chết.
Dưới cái nhìn của Josephus thì Gioan là một con người tốt. Tuy nhiên, Quận vương Hêrôđê không muốn chấp nhận Gioan vì những hành động Gioan đã làm. Khi vị Tiền Hô rao giảng thức tỉnh dân chúng, Hêrôđê sợ rằng, một con người lợi khẩu như thế rất có thể kích động đám đông đứng lên nổi loạn. Gioan không phải là một con người bình thường, ông là một vị thầy vĩ đại. Hêrôđê đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: nếu ông làm ngơ cho Gioan, rất có thể một cuộc bạo động sẽ ập tới; nhưng nếu giết Gioan, thì có thể sẽ xảy ra một cuộc phản đối của dân chúng; điều này chẳng hay chút nào, Hêrôđê hết sức thận trọng tránh né. Cuối cùng, như chúng ta đã biết, Gioan đã phải mất mạng vì những trò tinh xảo của Hêrôđê.
2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đức Giêsu
Từ câu chuyện của Gioan, chúng ta có thể liên hệ đến trường hợp tương tự là Đức Giêsu. Josephus cho chúng ta hình ảnh thoáng qua về Người: Đức Giêsu là người anh em với ông Giacôbê. Ông Giêsu còn có tên là Kitô, được ông Giacôbê loan giảng là đã phục sinh từ cõi chết.
Còn nổi nang hơn cả Gioan Tiền Hô, Đức Giêsu đã từng giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành bệnh nhân… Tuy nhiên, chúng ta thử đặt lại vấn đề: Phongxiô Philatô và Caipha có chút quan tâm nào đến việc giảng dạy của Đức Giêsu không? Nếu như dân chúng theo Đức Giêsu vì Người có nhiều điểm tương đồng với Con Thiên Chúa, với Đấng Mêsia, thì Philatô và Caipha lại thấy mối nguy hiểm của người Rôma ẩn nấp đâu đó dưới con người mang danh Kitô này. Các ông nghĩ gì về việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem có đám đông hò la vang dậy: “Vạn tuế con vua Đavít”? Đối với các ông đây không phải là cuộc chuẩn bị chiêu binh khởi nghĩa sao? Hành động này đã không khỏi làm cho Caipha điên tiết lên và quyết định hành động, sợ rằng một phút chậm trễ thì ghế ngồi và ngay cả mạng sống của ông cũng không còn. Đến lúc này, Đức Giêsu không còn con đường nào thoát chết!
Caipha thực hiện ý đồ của mình, có cả một Thượng hội đồng hậu thuẫn. Đức Giêsu đã bị bắt và buộc tội là người ngầm phá hoại chính quyền Rôma qua những lời giảng dạy và trong hành động của Người. Đức Giêsu đã loan báo triều đại Thiên Chúa đến gần. Khi triều đại Thiên Chúa đến, lẽ dĩ nhiên đế quốc Rôma sẽ bị lật đổ! Dù không nói ra, nhưng chắc có lẽ ông Giêsu này đang có ý định thay thế Caesar!
Với những lời buộc tội trên, Đức Giêsu đã được đưa ra thượng hội đồng xét xử. Lúc này ta thấy lộ nguyên hình tòa án của Thượng tế không không phải là một cơ quan thi hành nghĩa vụ tôn giáo mà là một công cụ thực thi mưu đồ chính trị.
Số phận của Đức Giêsu đã được định đoạt, chỉ còn chờ quyết định của Tổng trấn. Cuối cùng bản án tử hình đã được thi hành. Đức Giêsu chết như một lời cảnh cáo, răn dạy những người khác rằng việc giảng dạy tôn giáo của họ cũng sẽ bị xét xử theo những hệ quả chính trị, và sẽ lãnh nhận một hình phạt thích đáng: đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh là một hình phạt man rợ chỉ dành cho những tội phạm chính trị, những tên phản loạn, những tội phạm không phải là người Rôma mà thôi. Đức Giêsu đã đón nhận một cái chết thảm khốc như thế.[6]
Qua những tài liệu ngoài Kinh thánh, chúng ta chỉ có thể tìm lại hình ảnh Đức Giêsu và dựng lại vụ án của Người như vậy. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu sẽ được sáng tỏ hơn khi chúng ta tìm về các văn bản Kinh thánh, đây là nguồn tài liệu quý giá chúng ta không thể bỏ qua, vì việc tìm hiểu biến cố Đức Giêsu chịu đau khổ và chịu chết không chỉ dừng lại ở vỏn vẹn vài tài liệu ngoài Kitô giáo. Những trình thuật của Tân ước, nhất là bốn Tin mừng, cũng cho chúng ta những dữ kiện lịch sử, dù Tin mừng không phải là cuốn sách lịch sử thuần túy; những sự kiện viết ra đã được nhìn qua lăng kính của đức tin, được hình thành từ những xác tín của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.
Nguời khởi xướng cho việc tìm về Đức Giêsu lịch sử trong Kinh thánh chính là R. Bultman, thần học gia người Đức, sau thời gian tìm tòi, khảo cứu, ông kết luận là không thể tìm thấy Đức Giêsu lịch sử trong các tài liệu Kinh thánh. Thời hậu R. Bultman, một học trò của ông là Kasemann cũng đi theo con đường của thầy là tìm về Đức Giêsu lịch sử. Thế nhưng kết luận của ông hoàn toàn trái ngược với thầy: ông cho rằng có thể tìm thấy Đức Giêsu lịch sử trong các Tin mừng, tuy không rõ ràng, nhưng qua lời nói, việc làm… của Đức Giêsu, chúng ta có thể hình dung ra Người.
(Còn tiếp…)
——————————
[1] Xc. T.S. Aimatốp, Đoạn đầu đài, Lê Khánh Tường dịch, Hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng, 1986.
[2] Xc. Báo Tuổi trẻ thứ bảy, số ra ngày 28.2.2004, tr. 8.
[3] Trích lại trong Hợp tuyển thần học, số 29-30/2001, tr. 448.
[4] J. Dheilly, tác giả của bộDictionnaire Biblique, éd. Desclée, 1964.
[5] Dẫn theo cước chú củaHợp tuyển thần học số 29-30/2001, tr 409.
[6] Phần khảo cứu trên viết theo tác giả Ellis Rivkin, Giáo sư sử học Dothái giáo, với bài viết: “What Crucified Jesus”, in trong tập Jesus Jewishness, tr. 226 – 257
Sự kiện thứ hai: trong những ngày gần đây, nhiều dư luận xôn xao về bộ phim The passion of the Christ của ngôi sao điện ảnh Mel Gibson, do James Caviezel thủ vai Chúa Giêsu, đã chính thức ra mắt khán giả tại 3.006 rạp tại Mỹ và Canada vào ngày 26.02.2004 và đã thu về 26,6 triệu USD sau một ngày công chiếu.[2] Đây là bộ phim gây nhiều tranh cãi từ lúc chưa được công chiếu và bị cho là có tính cách bài Dothái giáo và quá bạo lực.
Câu truyện của Aimatốp, và bộ phim của Mel Gibson gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ: phải chăng Đức Giêsu chỉ là một người hùng như Avdij, hay chỉ là một nhân vật điện ảnh? Sự đau khổ và cái chết của người có thực hay chỉ là tiểu thuyết? Hơn nữa, sự đau khổ và cái chết đó có ý nghĩa gì?
Thực tế, mầu nhiệm Thập giá là một cớ vấp phạm cho nhiều người. W. Goethe đã nhận định: “Cái thập tự u sầu trên Canvê là điều ghê tởm nhất dưới ánh sáng mặt trời”[3]. Thế nhưng cái “cớ vấp phạm ấy” không ngừng chất vấn chúng ta, những người có niềm tin và niềm hy vọng.
Có thể nói, biến cố Đức Giêsu chịu chết là một biến cố lịch sử và siêu lịch sử. Là biến cố lịch sử, vì chúng ta có thể truy tầm niên đại diễn tiến vụ việc này. Là biến cố siêu lịch sử, vì chúng ta chỉ có thể hiểu và lãnh hội được nhờ ánh sáng đức tin. Bởi đó, khi tìm hiểu về sự đau khổ và cái chết của Đức Giêsu chúng ta không thể bỏ qua nẻo đường lịch sử, và cũng không thể coi nhẹ yếu tố đức tin, vì dưới ánh sáng đức tin mầu nhiệm đau khổ và sự chết của Đức Giêsu mới được tỏ bày trọn vẹn.
Thực ra, mầu nhiệm thì khôn cùng, ai thấu đáo nổi! Chỉ xin giới hạn đề tài vào một điểm chính yếu: khía cạnh lịch sử , hay sự thật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Dựa vào một số ít ỏi sử liệu ngoài Kitô giáo, và đặc biệt là dựa vào các trình thuật Tin mừng, chúng ta cùng tìm hiểu về sự thật này.
I. NHỮNG TÀI LIỆU NGOÀI KITÔ GIÁO
Chúng ta khó có thể tìm hiểu biến cố Đức Giêsu theo đúng diễn tiến lịch sử. Những tài liệu lịch sử ngoài Kitô giáo về vấn đề này không nhiều. Tuy nhiên, những tài liệu này rất có giá trị. Chúng ta tạm dựa vào chút ít sử liệu khiêm tốn đó. Theo tác giả J. Dheilly,[4]không có văn kiện chính thức của Dinh chưởng ấn Philatô, cũng không có sự chính xác về những điểm sử gia Josephus nói tới (Antiq. Jud. 18,3,64), người ta chỉ căn cứ vào bản văn của tác giả Tacitus (Ann. 15,44,3) và một bức thư của Marabel Serapion, một người khắc kỷ ở Samorat. Qua các tài liệu này người ta biết được Đức Giêsu đã bị Tổng trấn Philatô lên án tử hình thập giá vì sức ép của các nhà chức sắc Dothái.
Theo sách Talmud, người Hồi giáo vẫn còn phủ nhận việc Đức Giêsu chịu chết trên thập giá, vì kinh Coran dạy: “Chúng không giết Ngài, chúng không đóng đinh Ngài”.[5] Tuy nhiên sách Talmud chưa phải là luận chứng đủ mạnh thuyết phục chúng ta.
Quả thực, như lời nhận xét của J. Dheilly, Josephus không có tác phẩm nào mô tả về cuộc đời hay cái chết Đức Giêsu như là một nhân vật được sách sử tỉ mỉ ghi lại. Tuy nhiên, những tác phẩm của Josephus là nguồn sử liệu quý giá cung cấp cho chúng ta những kiến thức về bối cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo…thời Đức Giêsu sống. Từ bối cảnh này, chúng ta có thể dựng lại chân dung Đức Giêsu lịch sử theo những gì sử gia Dothái này miêu tả. Chúng ta đi vào hành trình này khởi đi từ đôi nét về sử gia.
Josephus chào đời ngay sau khi Đức Giêsu chết. Ông là một người nhiệt tình, năng động và có rất nhiều ghi nhận về xã hội Rôma thời buổi có nhiều rối ren này. Là một công dân có chức vụ trong miền Galilê trong suốt cuộc nổi dậy của người Dothái chống lại Rôma, ông bị thu hút mãnh liệt và đã bắt tay vào việc ghi lại chi tiết những nguyên nhân đưa đến chiến tranh, trước tiên là cuốn “The Jewish War” trong phần cuối của bộ Antiquetiesvà cuối cùng là bộ tự truyện của ông, cuốn “The Life”. Những tác phẩm của Josephus là nguồn tư liệu quý giá cho thấy hệ thống cai trị của đế quốc Rôma vào thời Đức Giêsu, hệ thống lãnh đạo của người Dothái, những cuộc cách mạng bùng nổ làm náo động lãnh thổ này và những người được thần hứng, những ngôn sứ đã loan giảng trên những vùng đồi núi Giuđêa và Galilê.
Sau đây là đôi nét khái quát về bối cảnh xã hội chính trị, tôn giáo thời Đức Giêsu theo nhãn quan của sử gia Josephus.
1. Bối cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo thời Đức Giêsu
Người Dothái ở trong sự kìm kẹp của người Rôma từ trước thời Đức Giêsu rất lâu rồi. Thảm cảnh khởi đi từ khi Pompay, vị tổng trấn Rôma, đóng dấu con triện của Rôma vào thời Hyrcanus II (63-40 BC). Từ đây người Dothái bị thu hẹp quyền kiểm soát trên lãnh thổ và ngay cả trên vận mạng của mình. Tất cả những người cai trị dân Dothái, dù là ông vua bù nhìn như Hêrôđê (40-4BC), hay là những quan Tổng trấn chẳng hạn như Phongxiô Philatô, chỉ là những tay sai, những công cụ của đế quốc Rôma. Sự kìm kẹp của Rôma không có một chút mảy may nới lỏng trong lúc xảy ra vụ án Đức Giêsu.
Nhiều cuộc bạo động biểu tình xảy ra, người Dothái không biết đến hòa bình, không biết sự thanh thản, không có an ninh, đền thờ bị thiêu rụi, hàng ngàn người bị giết chết, tử thi chất đầy trên nhưng cỗ xe ngựa chở ra khỏi Rôma.
Năm 26, Phongxiô Philatô làm tổng trấn, ông trực tiếp đặt Caipha làm thượng tế. Caipha thừa kế một đất nước quá đổ nát do bạo động xảy ra triền miên. Vùng đất này như một bãi chiến trường. Chức tổng trấn của Phongxiô Philatô mong manh như sợi chỉ mành trước những cuộc nổi loạn và bạo động. Tuy nhiên theo Josephus nhận định: Philatô là người thành công nhờ những mánh lới hiểm ác và tính tình cứng ngắc. Ông đã “hoàn thành tốt nhiệm vụ” của mình trong việc gìn giữ luật lệ và bảo vệ an ninh trong suốt 10 năm làm Tổng trấn. Ông có tài chặn đầu những rắc rối trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Ông luôn tạo nên sự mập mờ giữa những bất đồng chính trị và tôn giáo. Đối với ông, viễn cảnh Vương quốc Thiên Chúa do Đức Giêsu rao giảng chẳng khác gì những lời kêu gọi làm cuộc cách mạng chống lại Rôma. Như vậy, theo Philatô lúc này thì đầu mối sự khôn ngoan là biết khiếp sợ cuộc nổi dậy đang ẩn kín trong con người tưởng chừng như thuần túy là tôn giáo này.
Để đạt được mục đích của mình, ông phải dùng đến bàn tay của người Dothái. Nơi Caipha, Philatô đã tìm thấy những gì mình muốn. Caipha dường như không chỉ là thượng tế mà còn là người được phép sử dụng những quyền hành đặc biệt nhằm phục vụ không những một nhưng là hai Tổng trấn. Suốt 10 năm giữ chức vụ dưới thời Tổng trấn Philatô, rõ ràng Caipha có khả năng kiềm chế cơn tức giận của đám đông dân chúng đang sôi sục với những cuộc biểu tình bạo động chống lại Rôma. Caipha đã dẹp tan những cơn giông tố và giữ vững địa vị của mình nhờ vào quyền lực của Philatô.
Tuy nhiên, trong suốt những năm làm thượng tế, có một sự kiện làm Caipha khiếp sợ run rẩy. Mặc dù sự kiện này xảy ra nằm ngoài lãnh vực chính trị của Philatô, nhưng nó lại phản chiếu khá rõ nét những con người thực thi quyền hành trong thời kỳ nhiễu nhương phiền toái này. Sự kiện này có liên quan đến một vị ngôn sứ đó là Gioan Tẩy Giả, người đã bị Quận vương Hêrôđê giết chết.
Dưới cái nhìn của Josephus thì Gioan là một con người tốt. Tuy nhiên, Quận vương Hêrôđê không muốn chấp nhận Gioan vì những hành động Gioan đã làm. Khi vị Tiền Hô rao giảng thức tỉnh dân chúng, Hêrôđê sợ rằng, một con người lợi khẩu như thế rất có thể kích động đám đông đứng lên nổi loạn. Gioan không phải là một con người bình thường, ông là một vị thầy vĩ đại. Hêrôđê đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: nếu ông làm ngơ cho Gioan, rất có thể một cuộc bạo động sẽ ập tới; nhưng nếu giết Gioan, thì có thể sẽ xảy ra một cuộc phản đối của dân chúng; điều này chẳng hay chút nào, Hêrôđê hết sức thận trọng tránh né. Cuối cùng, như chúng ta đã biết, Gioan đã phải mất mạng vì những trò tinh xảo của Hêrôđê.
2. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đức Giêsu
Từ câu chuyện của Gioan, chúng ta có thể liên hệ đến trường hợp tương tự là Đức Giêsu. Josephus cho chúng ta hình ảnh thoáng qua về Người: Đức Giêsu là người anh em với ông Giacôbê. Ông Giêsu còn có tên là Kitô, được ông Giacôbê loan giảng là đã phục sinh từ cõi chết.
Còn nổi nang hơn cả Gioan Tiền Hô, Đức Giêsu đã từng giảng dạy, làm phép lạ, chữa lành bệnh nhân… Tuy nhiên, chúng ta thử đặt lại vấn đề: Phongxiô Philatô và Caipha có chút quan tâm nào đến việc giảng dạy của Đức Giêsu không? Nếu như dân chúng theo Đức Giêsu vì Người có nhiều điểm tương đồng với Con Thiên Chúa, với Đấng Mêsia, thì Philatô và Caipha lại thấy mối nguy hiểm của người Rôma ẩn nấp đâu đó dưới con người mang danh Kitô này. Các ông nghĩ gì về việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem có đám đông hò la vang dậy: “Vạn tuế con vua Đavít”? Đối với các ông đây không phải là cuộc chuẩn bị chiêu binh khởi nghĩa sao? Hành động này đã không khỏi làm cho Caipha điên tiết lên và quyết định hành động, sợ rằng một phút chậm trễ thì ghế ngồi và ngay cả mạng sống của ông cũng không còn. Đến lúc này, Đức Giêsu không còn con đường nào thoát chết!
Caipha thực hiện ý đồ của mình, có cả một Thượng hội đồng hậu thuẫn. Đức Giêsu đã bị bắt và buộc tội là người ngầm phá hoại chính quyền Rôma qua những lời giảng dạy và trong hành động của Người. Đức Giêsu đã loan báo triều đại Thiên Chúa đến gần. Khi triều đại Thiên Chúa đến, lẽ dĩ nhiên đế quốc Rôma sẽ bị lật đổ! Dù không nói ra, nhưng chắc có lẽ ông Giêsu này đang có ý định thay thế Caesar!
Với những lời buộc tội trên, Đức Giêsu đã được đưa ra thượng hội đồng xét xử. Lúc này ta thấy lộ nguyên hình tòa án của Thượng tế không không phải là một cơ quan thi hành nghĩa vụ tôn giáo mà là một công cụ thực thi mưu đồ chính trị.
Số phận của Đức Giêsu đã được định đoạt, chỉ còn chờ quyết định của Tổng trấn. Cuối cùng bản án tử hình đã được thi hành. Đức Giêsu chết như một lời cảnh cáo, răn dạy những người khác rằng việc giảng dạy tôn giáo của họ cũng sẽ bị xét xử theo những hệ quả chính trị, và sẽ lãnh nhận một hình phạt thích đáng: đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh là một hình phạt man rợ chỉ dành cho những tội phạm chính trị, những tên phản loạn, những tội phạm không phải là người Rôma mà thôi. Đức Giêsu đã đón nhận một cái chết thảm khốc như thế.[6]
Qua những tài liệu ngoài Kinh thánh, chúng ta chỉ có thể tìm lại hình ảnh Đức Giêsu và dựng lại vụ án của Người như vậy. Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu sẽ được sáng tỏ hơn khi chúng ta tìm về các văn bản Kinh thánh, đây là nguồn tài liệu quý giá chúng ta không thể bỏ qua, vì việc tìm hiểu biến cố Đức Giêsu chịu đau khổ và chịu chết không chỉ dừng lại ở vỏn vẹn vài tài liệu ngoài Kitô giáo. Những trình thuật của Tân ước, nhất là bốn Tin mừng, cũng cho chúng ta những dữ kiện lịch sử, dù Tin mừng không phải là cuốn sách lịch sử thuần túy; những sự kiện viết ra đã được nhìn qua lăng kính của đức tin, được hình thành từ những xác tín của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.
Nguời khởi xướng cho việc tìm về Đức Giêsu lịch sử trong Kinh thánh chính là R. Bultman, thần học gia người Đức, sau thời gian tìm tòi, khảo cứu, ông kết luận là không thể tìm thấy Đức Giêsu lịch sử trong các tài liệu Kinh thánh. Thời hậu R. Bultman, một học trò của ông là Kasemann cũng đi theo con đường của thầy là tìm về Đức Giêsu lịch sử. Thế nhưng kết luận của ông hoàn toàn trái ngược với thầy: ông cho rằng có thể tìm thấy Đức Giêsu lịch sử trong các Tin mừng, tuy không rõ ràng, nhưng qua lời nói, việc làm… của Đức Giêsu, chúng ta có thể hình dung ra Người.
(Còn tiếp…)
Quốc Văn, OP
——————————
[1] Xc. T.S. Aimatốp, Đoạn đầu đài, Lê Khánh Tường dịch, Hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng, 1986.
[2] Xc. Báo Tuổi trẻ thứ bảy, số ra ngày 28.2.2004, tr. 8.
[3] Trích lại trong Hợp tuyển thần học, số 29-30/2001, tr. 448.
[4] J. Dheilly, tác giả của bộDictionnaire Biblique, éd. Desclée, 1964.
[5] Dẫn theo cước chú củaHợp tuyển thần học số 29-30/2001, tr 409.
[6] Phần khảo cứu trên viết theo tác giả Ellis Rivkin, Giáo sư sử học Dothái giáo, với bài viết: “What Crucified Jesus”, in trong tập Jesus Jewishness, tr. 226 – 257
Không có nhận xét nào: