WESTMINSTER (NV) -Một buổi sinh hoạt văn học, mang tên “Sắc Thái Văn Hóa Việt,” sẽ được các thân hữu với nhà văn Ðinh Khang Hoạt và Nhóm Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian ở Portland, Oregon, đứng ra tổ chức vào lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật, 18 Tháng Ba, tại nhà hàng Paracel Seafood, 15583 Brookhurst St., Westminster, CA 92683.
Hai cuốn sách sẽ được ra mắt trong buổi sinh hoạt văn học tìm về đạo sống Việt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Theo nhà thơ Thái Anh Duy, cựu chủ tịch Văn Bút Nam California và là thành viên ban tổ chức, cho biết, đây là một buổi giới thiệu sách của nhà văn Ðinh Khang Hoạt lần đầu tiên tại Nam California.
Ông nói: “Nhà văn Ðinh Khang Hoạt là một văn hữu của chúng tôi từ lâu nay. Biết ông qua hàng chục tác phẩm nghiên cứu về văn học Việt Nam. Chúng tôi đã có ý định từ lâu là muốn giới thiệu công trình của ông với đồng hương độc giả, đặc biệt là ở Nam California, nhưng mãi nay mới có dịp. Vì thời gian trong buổi sinh hoạt này có hạn nên sẽ chỉ là một buổi mạn đàm với nhau về những vấn đề mà văn hữu Ðinh Khang Hoạt đã bỏ công nghiên cứu lâu nay. Ðó là 'Tìm Về Ðạo Sống Việt, Bản Sắc Việt Nam và Vấn Ðề Văn Học Dân Gian.'”
“Trong dịp này, sau phần giới thiệu tác giả, cựu Luật Sư Ðỗ Thái Nhiên sẽ phân tích nội dung các tác phẩm được ra mắt trong buổi sinh hoạt này. Như chúng tôi đã nói vì thời gian eo hẹp nên chỉ là những lời mạn đàm của chúng tôi với nhà văn Ðinh Khang Hoạt, góp ý với ông về những quan điểm của ông dựa trên những quan điểm của Lý Ðông A. Sau đó phần lớn thời gian là để anh em chung vui trong một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật với thơ nhạc của anh chị em thân hữu với tác giả mà lâu nay không có dịp gặp gỡ,” nhà thơ Thái Anh Duy nói tiếp.
Nhà văn Ðinh Khang Hoạt, tự Duy Khang, là một nhà nghiên cứu văn học dân tộc. Ông là tác giả gần 20 cuốn sách viết về văn hóa, văn học dân tộc như Việt Sử Trường Ca (1994), Vấn Ðề Văn Hóa Việt (viết chung với Hoài Nguyên, 1994), Tinh Hoa Sử Việt (1999), Hai Dòng Văn Chương Việt, Bác Học và Bình Dân (viết chung với Võ Quí Hân, 2009), Bản Sắc Việt Nam (2010), Ðạo Sống Việt (Minh Triết Việt)...
Nhà văn Ðinh Khang Hoạt cũng là một thành viên trong Nhóm Nghiên Cứu Văn Minh, Văn Hóa, Văn Hiến, Văn Học Việt Nam được “đào xới” lên từ kho tàng văn học dân gian.
Trong cuốn “Vấn Ðề Văn Học Dân Gian,” do Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt gồm Ðinh Khang Hoạt, chủ biên, Võ Quí Hân tổng duyệt, Lê Phước Huệ hiệu đính và Trinh Mạnh Ái, bổ túc ấn hành, tuy chỉ có trên 300 trang nhưng nhóm đã tóm gọn được sự phân tích văn học dân gian qua nhiều cái nhìn mới như từ địa bàn và chủ thể để thấy văn học dân gian Việt trong sắc thái bản địa với những đức tính rất riêng về hiếu đễ, tính lạc quan yêu đời, nền luân lý bình dân không phải từ Khổng Giáo, Lão Giáo hay các tôn giáo lớn.
Trong chương II của tập khảo luận này đề cập đến khái niệm về văn học dân gian qua các thể loại thành ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, cách ngôn, ca dao, dân ca và các dạng ngâm, bình văn, hát giao duyên, hát đối, ví, vận, trống quân, quan họ, chèo, để thấy lịch trình tư tưởng Việt qua các thời đại.
Ðến chương IV là một chương có những quan điểm rất mới. Ðó là nêu ra những “di hại của các tư tưởng hội nhập” trong các thời kỳ Hán thuộc, Tây thuộc và Cộng Sản thuộc đã biến cải cái tính hồn nhiên, thành tín, chất phác trong tình tự Việt Nam mà chuyển hóa thành những gian dối, lừa bịp, tàn ác trong cuộc tranh sống để sống còn hiện nay ở trong nước.
Trong cuốn “Tìm Về Ðạo Sống Việt” của Ðinh Khang Hoạt, tác giả phân tích rõ ràng và cụ thể rằng lòng nhân ái Việt khác hẳn với từ bi trong nhà Phật và lòng nhân ái trong Thiên Chúa Giáo.
Theo tác giả thì ngày nay “những nhân bản, nhân quyền, nhân đạo, bác ái, hòa bình... và biết bao danh từ hoa mỹ khác lại được cổ động, hô hào ầm ĩ nhưng trên thực tế chỉ là những tiếng vang, vọng từ đáy vực. Ðã đến lúc lấy loài người làm gốc, trở về với đạo sống Việt để phục hồi và ứng dụng điều 'thương người như thể thương thân,' không điều kiện, không giáo điều, không lý thuyết suông thì cuộc sống mới thực sự an lành và thực sự thanh bình.”
Theo nhà thơ Thái Anh Duy, những chủ trương này nhuốm đầy luận điểm của triết gia Lý Ðông A (Minh Triết Việt) nhưng thực tế ra sao thì xin mời quí độc giả hãy đến mạn đàm cùng tác giả trong buổi sinh hoạt văn học này.
––-
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
Hai cuốn sách sẽ được ra mắt trong buổi sinh hoạt văn học tìm về đạo sống Việt. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Theo nhà thơ Thái Anh Duy, cựu chủ tịch Văn Bút Nam California và là thành viên ban tổ chức, cho biết, đây là một buổi giới thiệu sách của nhà văn Ðinh Khang Hoạt lần đầu tiên tại Nam California.
Ông nói: “Nhà văn Ðinh Khang Hoạt là một văn hữu của chúng tôi từ lâu nay. Biết ông qua hàng chục tác phẩm nghiên cứu về văn học Việt Nam. Chúng tôi đã có ý định từ lâu là muốn giới thiệu công trình của ông với đồng hương độc giả, đặc biệt là ở Nam California, nhưng mãi nay mới có dịp. Vì thời gian trong buổi sinh hoạt này có hạn nên sẽ chỉ là một buổi mạn đàm với nhau về những vấn đề mà văn hữu Ðinh Khang Hoạt đã bỏ công nghiên cứu lâu nay. Ðó là 'Tìm Về Ðạo Sống Việt, Bản Sắc Việt Nam và Vấn Ðề Văn Học Dân Gian.'”
“Trong dịp này, sau phần giới thiệu tác giả, cựu Luật Sư Ðỗ Thái Nhiên sẽ phân tích nội dung các tác phẩm được ra mắt trong buổi sinh hoạt này. Như chúng tôi đã nói vì thời gian eo hẹp nên chỉ là những lời mạn đàm của chúng tôi với nhà văn Ðinh Khang Hoạt, góp ý với ông về những quan điểm của ông dựa trên những quan điểm của Lý Ðông A. Sau đó phần lớn thời gian là để anh em chung vui trong một buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật với thơ nhạc của anh chị em thân hữu với tác giả mà lâu nay không có dịp gặp gỡ,” nhà thơ Thái Anh Duy nói tiếp.
Nhà văn Ðinh Khang Hoạt, tự Duy Khang, là một nhà nghiên cứu văn học dân tộc. Ông là tác giả gần 20 cuốn sách viết về văn hóa, văn học dân tộc như Việt Sử Trường Ca (1994), Vấn Ðề Văn Hóa Việt (viết chung với Hoài Nguyên, 1994), Tinh Hoa Sử Việt (1999), Hai Dòng Văn Chương Việt, Bác Học và Bình Dân (viết chung với Võ Quí Hân, 2009), Bản Sắc Việt Nam (2010), Ðạo Sống Việt (Minh Triết Việt)...
Nhà văn Ðinh Khang Hoạt cũng là một thành viên trong Nhóm Nghiên Cứu Văn Minh, Văn Hóa, Văn Hiến, Văn Học Việt Nam được “đào xới” lên từ kho tàng văn học dân gian.
Trong cuốn “Vấn Ðề Văn Học Dân Gian,” do Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt gồm Ðinh Khang Hoạt, chủ biên, Võ Quí Hân tổng duyệt, Lê Phước Huệ hiệu đính và Trinh Mạnh Ái, bổ túc ấn hành, tuy chỉ có trên 300 trang nhưng nhóm đã tóm gọn được sự phân tích văn học dân gian qua nhiều cái nhìn mới như từ địa bàn và chủ thể để thấy văn học dân gian Việt trong sắc thái bản địa với những đức tính rất riêng về hiếu đễ, tính lạc quan yêu đời, nền luân lý bình dân không phải từ Khổng Giáo, Lão Giáo hay các tôn giáo lớn.
Trong chương II của tập khảo luận này đề cập đến khái niệm về văn học dân gian qua các thể loại thành ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, cách ngôn, ca dao, dân ca và các dạng ngâm, bình văn, hát giao duyên, hát đối, ví, vận, trống quân, quan họ, chèo, để thấy lịch trình tư tưởng Việt qua các thời đại.
Ðến chương IV là một chương có những quan điểm rất mới. Ðó là nêu ra những “di hại của các tư tưởng hội nhập” trong các thời kỳ Hán thuộc, Tây thuộc và Cộng Sản thuộc đã biến cải cái tính hồn nhiên, thành tín, chất phác trong tình tự Việt Nam mà chuyển hóa thành những gian dối, lừa bịp, tàn ác trong cuộc tranh sống để sống còn hiện nay ở trong nước.
Trong cuốn “Tìm Về Ðạo Sống Việt” của Ðinh Khang Hoạt, tác giả phân tích rõ ràng và cụ thể rằng lòng nhân ái Việt khác hẳn với từ bi trong nhà Phật và lòng nhân ái trong Thiên Chúa Giáo.
Theo tác giả thì ngày nay “những nhân bản, nhân quyền, nhân đạo, bác ái, hòa bình... và biết bao danh từ hoa mỹ khác lại được cổ động, hô hào ầm ĩ nhưng trên thực tế chỉ là những tiếng vang, vọng từ đáy vực. Ðã đến lúc lấy loài người làm gốc, trở về với đạo sống Việt để phục hồi và ứng dụng điều 'thương người như thể thương thân,' không điều kiện, không giáo điều, không lý thuyết suông thì cuộc sống mới thực sự an lành và thực sự thanh bình.”
Theo nhà thơ Thái Anh Duy, những chủ trương này nhuốm đầy luận điểm của triết gia Lý Ðông A (Minh Triết Việt) nhưng thực tế ra sao thì xin mời quí độc giả hãy đến mạn đàm cùng tác giả trong buổi sinh hoạt văn học này.
––-
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
Nguyên Huy/Người Việt
Không có nhận xét nào: