ĐTC Biển Đức XVI trước tượng Đức Mẹ Bác Ái El Cobre lúc dâng thánh lễ tại Santiago, Cuba vào ngàythứ hai 26 tháng ba. 2012. |
Chiều ngày thứ hai 26 tháng ba ở quảng trường Antonio Maceo (tên một vị anh hùng trong cuộc chiến dành độc lập của Cuba) một người đàn ông đã nhảy ra từ đám đông, chạy đến khán đài nơi ĐTC Biển Đức XVI đang chuẩn bị dâng thánh lễ, và trước 200.000 người đang hiện diện, ông ta la lớn: «Đá đảo cọng sản! Đá đảo nhà độc tài !»
Cách đó vài chục mét, Chủ tịch Cuba, Raul Castro, đã không có vẻ nao núng. Ngay lập tức, các nhân viên phụ trách về an ninh vây quanh người đàn ông. Chắc chắn đám đông đã nhận thấy hành động bất thường của người đàn ông này, đó là một hành động khiêu khích chính quyền và dễ làm mất uy tín của Giáo Hội. Nhưng hành động của người đàn ông đó thực sự biểu hiện một thái độ "phẫn nộ."
Sáng thứ hai ngày 26 tháng ba, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đến Cuba, một trong những tàn dư của thế giới chủ nghĩa Mác-xít. Thành phố Santiago là điểm dừng chân đầu tiên của ngài ở Cuba. Thành phố này mang hai biểu tượng : là đối thủ của Havana, thủ đô của Cuba từ 1515 đến 1607 ; Là "Thành phố Anh hùng" vì là nơi diễn ra sự xuất hiện công khai đầu tiên của Fidel Castro làm cách mạng chiến thắng vào ngày 1 tháng 1 năm 1959. Ở thành phố này, người Công giáo chỉ chiếm một phần tư, 250.000 người, trong đó có 26 linh mục, 2 chủng sinh.
Tại Cuba, Giáo Hội không giữ một địa vị quan trọng
Ở Santiago, đi đâu cũng thấy những biển quảng cáo hình ảnh người hùng Antonia Maceo cưỡi trên con ngựa khổng lồ, đi đâu cũng nghe thấy niềm tự hào của một thời chiến tranh du kích « Santiago, phiến quân ngày hôm qua, bệnh viện ngày hôm nay, luôn luôn anh hùng ». Bên cạnh những biển ngữ nói trên, người ta cũng thấy một biển ngữ của Giáo Hội Cuba đón mừng sự kiện đặc biệt này, "Lòng bác ái liên kết chúng ta."
Có một quãng thời gian ngắn trước khi Cuba độc lập, bức tượng của Đức Mẹ Bác Ái bằng đồng, bổn mạng của dân Cuba, đã thánh du khắp nước. Sau đó, bức tượng thánh được đặt bên cạnh bàn thờ. Trong những tháng gần đây, bức tượng Đức Mẹ Bác Ái (từng được phát hiện vào năm 1608 trên một bãi biển gần đó), đã được rước ở khắp các giáo xứ của hòn đảo Caribé, hơn năm triệu người tôn kính tượng thánh, gần một nửa dân Cuba, một điểm son đáng chú ý về sự hiện diện của Giáo Hội trong lòng dân tộc Cuba.
Chủ tịch Raul Castro đã đón nhận nhiều tràng pháo tay dành cho một lãnh tụ khi tiến lên ngồi ghế hàng đầu, nhưng rồi sự im lặng, một sự im lặng trang nghiêm và kính cẩn, sẽ đánh dấu ngày lễ, hôm đó, thiếu vắng màn hình khổng lồ thường thấy ở những dịp lễ lớn. Tại Cuba, Giáo Hội không giữ một vị trí quan trọng. Hiện diện trước đám đông, Đức Thánh Cha đã chọn ngày Lễ Truyền Tin, như đã làm ở Mexico, để tôn vinh chiều sâu đức tin của Đức Mẹ có liên quan đến mầu nhiệm Nhập Thể .
"Hãy chiến đấu để xây dựng một xã hội cởi mở và đổi mới"
Trên chuyến bay từ Ý đến Mexico hôm thứ Sáu tuần qua, lúc đề cập đến chủ nghĩa Mác-xít, ĐTC nói "nó không còn thích hợp với thực tế", ngài giải thích: "Khi Thiên Chúa bị ném ra ngoài, thế giới trở thành một nơi hổ lốn, đáng thất vọng, trong lúc ơn gọi đích thực phải là sự liên kết, sự đồng thuận giữa Thiên Chúa và sự đáp trả của con người."
Và ngài nhấn mạnh: "Phải liên kết, không chỉ để biết Thiên Chúa tôn trọng quyền tự do của con người như thế nào, nhưng còn để biết rằng, gần như Thiên Chúa cần đến nó." Bí mật của cuộc đấu tranh tự do đích thực là ở chỗ đó. "Chúng ta chấp nhận sự liên kết đó với kiên nhẫn và đức tin cho dù gặp điều nghịch lý và đau khổ, với sự xác tín rằng, sự phục sinh của Chúa Giêsu đã chiến thắng quyền lực của sự dữ phủ đầy bóng tối, thay vào đó là một thế giới mới, thế giới của Thiên Chúa ngập tràn ánh sáng, sự thật và niềm vui."
Mục tiêu cuối cùng được ĐTC vạch rõ: "Tôi muốn kêu mời (...) quý vị hãy xây dựng một xã hội bằng vũ khí của sự hòa bình, sự tha thứ, và sự hiểu biết, quý vị hãy tranh đấu để xây dựng một xã hội cởi mở và đổi mới, một xã hội tốt đẹp hơn, biết quý trọng phẩm giá con người hơn, là những gì phản ánh sự tốt lành của Thiên Chúa..."
Chủ tịch Raul Castro đề cập đến "cuộc khủng hoảng đạo đức" của thế giới phương Tây
Lúc chiếc máy bay của ĐTC đáp xuống phi trường Santiago, Chủ tịch Raul Castro, em của Nhà độc tài Fidel Castro, đã ra lệnh bắn 21 phát súng đại bác để chào mừng trong bầu khí lạ thường : sân bay thì trống trải, không có một chiếc máy bay nào khác ngoài chiếc máy bay của ĐTC. Chiếc Boeing Alitalia vừa dừng bánh, cả đường băng bổng trở nên im lặng và người ta chỉ nghe 21 tiếng đại bác !
Chỉ có một số ít quan chức Cuba hiện diện, và khoảng vài chục tín hữu được phép vào phi trường bày tỏ niềm vui lúc ĐTC xuất hiện. Nhưng thực tế có hàng ngàn người chờ đợi Đức Giáo Hoàng ở ngoài phi trường. Trong bài phát biểu chào mừng của mình, Chủ tịch Castro đã bóng gió phê bình nền tài chính quốc tế của chủ nghĩa tư bản đang tác động đến kinh tế Cuba, một trong những đề tài Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từng nhiều lần đề cập, theo ông, khó khăn kinh tế Cuba không thể xảy ra trừ phi Cuba không phải bị tác động của thế lực bên ngoài. Lời chào mừng của ông nghe thật lạ…
Trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, Chủ tịch Raul Castro nói về "cuộc khủng hoảng đạo đức" và "những người trẻ" phẩn nộ" của thế giới phương Tây, không còn chịu đựng bất công. "Và trước sự hiện diện của 14 giám mục Cuba, Chủ tich xác nhận mối quan hệ tốt giữa Giáo Hội và nhà nước, ông nói: "Hiến pháp Cuba đảm bảo đầy đủ quyền tự do tôn giáo cho tất cả các tôn giáo." Cuối cùng, ông ca tụng sự thành công của cuộc rước tượng Đức Mẹ Bác Ái bằng đồng khắp quần đảo Caribé, những cuộc rước đó có ý nghĩa quan trọng đối với tín hữu và những người vô thần."
"Cuba đã mong đến ngày mai"
Trong bài diễn văn đáp từ, thật không may, ĐTC đã không đả động đến những vấn đề ở bài diễn văn chào mừng của Chủ tịch Raul Castro, những lời của ngài, như từng nói ở trên máy bay, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bằng những lời nói đầu tiên của mình, ngài đã nhắc lại chuyến thăm viếng lịch sử của vị tiền nhiệm, hình ảnh "không thể xóa nhòa trong tâm hồn dân chúng Cuba" chuyến thăm của vị tiền nhiệm «đem lại làn gió ngọt ngào, thêm sức sống mới cho Giáo Hội Cuba.»
Tuy nhiên, trung thành với sứ vụ của mình, Đức Thánh Cha, chẳng phải là nhà tiên tri hay nhà chính trị, ngài tự giới thiệu về mình «Tôi đến Cuba như một người hành hương, để giúp anh chị em vững mạnh trong đức Tin và củng cố niềm hy vọng nơi họ.” Những lời nói thân mật được ngài lập lại trong bài giảng lễ chủ nhật ở Leon, như để nhấn mạnh tính phổ quát của thông điệp của mình. Hiển nhiên, "những nguyện vọng và mong muốn chính đáng của tất cả người dân Cuba, nơi họ đang sống "cần được xem xét, kể cả "các tù nhân và gia đình của họ" .
Và một câu nói hàm ý chính trị nhằm trực tiếp chế độ Havana: "Vẫn còn nhiều lĩnh vực mà chúng ta có thể và phải tiến về phía trước, trong đó, đặc biệt là sự đóng góp của tôn giáo không thể thiếu vào đời sống xã hội." . Ngài nói "tin chắc rằng Cuba đã mong đến ngày mai và tự mình nỗ lực xây dựng đất nước bằng đổi mới và mở rộng chân trời của mình." Đây chỉ là câu nói hàm ý chính trị của nửa ngày đầu tiên ở Cuba.
"Cuộc gặp gỡ 'với Fidel Castro có thể diễn ra
Để phê phán hay cảnh báo chủ nghĩa tư bản, có lẽ chưa phải là lúc ĐTC phải nói. Ngài đang đeo đuổi công việc giải quyết «khủng hoảng sâu rộng về mặt tâm linh và luân lý đã để lại nơi con người một khoảng trống của các giá trị mà con người không sao chống lại được trước lòng tham và tính ích kỷ của những quyền lợi nhất định nên chẳng đếm xỉa đến lợi ích của nhiều người và nhiều gia đình.»
Ngày hôm trước, ở Mexico, tin đồn lan truyền Tổng thống Venezuela Chavez trở lại Cuba vì lý do y tế, đã yêu cầu được gặp Đức Thánh Cha. Tin hành lang này được các phóng viên truyền đi, cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh, đã lên tiếng, chuyện này không thể có. Về cuộc gặp giữa ĐTC và Nhà độc tài Fidel Castro, có khả năng sẽ xảy ra.
Nhà báo FRÉDÉRIC MOUNIER, tường thuật từ Santiago de Cuba.
Đình Vượng
(phỏng theo http://www.la-croix.com)
Không có nhận xét nào: