Suy nghĩ về nhận xét của Tô Nam trong "Hạn chế thương mại và nhân quyền VN" qua vụ Thỉnh Nguyện thư - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
11 tháng 3, 2012

Suy nghĩ về nhận xét của Tô Nam trong "Hạn chế thương mại và nhân quyền VN" qua vụ Thỉnh Nguyện thư

Rsaigon-XcafeVN"Tuy nhiên việc đặt ra những hạn chế về thương mại sẽ không chỉ đem lại những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế, xã hội ở trong nước mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, nhân quyền, điều mà chính bản kiến nghị nhắm tới.

Cần phải thấy rằng thương mại và nhân quyền là hai vấn đề biệt lập khó có khả năng tác động lên nhau và việc giải quyết các vấn đề nhân quyền bằng hạn chế thương mại là thiếu cơ sở."

Thứ nhất, 2 cái vế này đối chọi lẫn nhau. Dòng trên nói là thương mại ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị, nhân quyền. Dòng dưới nói là thương mại và nhân quyền là 2 vấn đề biệt lập khó có khả năng tác động lên nhau và thiếu cơ sở để giải quyết nhân quyền bằng hạn chế thương mại.

Trích:

"Hạn chế thương mại thậm chí còn có thể gián tiếp tiếp tay cho chính quyền độc tài đàn áp và chà đạp nhân quyền trắng trợn hơn như trường hợp của Bắc Triều Tiên một quốc gia có nền kinh tế và đường biên giới hoàn toàn khép kín. Bài toán khó"

Đồng ý câu này một phần. Tuy nhiên, Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên, tức nó không khép kín. Các cán bộ csvn hôm nay sẽ chẳng bao giờ muốn khép kín như xưa, đó là điều chắc chắn. Việc khép kín và đàn áp như ở Bắc Hàn sớm muộn gì cũng sẽ kết thúc, loài người càng ngày tiến lên chứ chẳng ai muốn dậm chân tại chỗ chứ đừng nói là bước lùi. Cho dù lãnh đạo có muốn thì dân chúng cũng chẳng thể chịu đựng mãi như vậy. Thời gian sẽ thay đổi, vấn đề là thời gian. Ở một chế độ chịu mở cửa một phần, nó như là cái van xì hơi, các cán bộ cs cũng đủ khôn để hiểu ra vấn đề này. Do đó từ việc mở cửa chuyển sang khép kín là điều chẳng có cán bộ nào dại dột làm, nó sẽ động chạm đến rất nhiều vấn đề khác.

Chỉ là hạn chế thương mại chứ không phải là cấm vận hoàn toàn. Các cán bộ VN hôm nay đều là các thương gia , thương gia lớn hay nhỏ thì nằm ở chức vụ lớn hay nhỏ, do đó việc hạn chế thương mại sẽ đánh vào lợi nhuận của họ, tuy nhiên sẽ không phải vì không bán được hàng cho Mỹ mà họ sẽ chết hay phá sảnngay lập tức, bởi vì họ là những người nắm giữ các tập đoàn quốc doanh, lãi thì họ ăn, lỗ thì ngân sách chịu. Tuy nhiên, ngày nay tuy VN không phải là nền "kinh tế thị trường", nhưng các ràng buộc giữa cán bộ lớn nhỏ và các công ty lớn nhỏ rất chặt chẽ qua góp cổ phần, thu thuế (thuế thật và thuế ma),...Cán bộ cs từ lớn tới nhỏ đều có phần ăn chia trong các công ty sản xuất và xuất khẩu, ăn chia lớn nhỏ tùy theo cấp bậc lớn nhỏ trong chính quyền. Do đó đánh vào thương mại cũng chính là đánh vào quyền lợi của họ. Và lẽ dĩ nhiên, người chịu thiệt trước tiên là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và công nhân.

Trích:

"Bằng cách đánh vào quyền lợi trực tiếp của những nhà cầm quyền, những biện pháp này có nhiều khả năng đem lại hiệu quả cao hơn là hạn chế thương mại."

Tuy nhiên, biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất sẽ phải gây được ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người đưa ra quyết định đàn áp vi phạm nhân quyền thay vì đơn giản là hạn chế thương mại.

Ở vị thế của Hoa Kỳ, những biện pháp này có thể bao gồm ngưng cấp visa du lịch, du học, khám chữa bệnh (điều rất phổ biến ở tầng lớp thống trị hiện nay) cho những đối tượng liên quan trực tiếp đến chính sách nhân quyền ở Việt Nam và các thành viên trong gia đình, hay phong toả tài khoản ngân hàng của những người này ở các ngân hàng Hoa Kỳ, hay vận động hành lang để những chính sách tương tự được thực thi ở các quốc gia phát triển khác."

Du lịch, du học, khám chữa bệnh không phải là cách "đánh" hiệu quả và thực tế. Cán bộ cs và gia đình không nhất thiết phải du học, du lịch, hay khám chữa bệnh ở Mỹ, còn nhiều quốc gia khác cho họ chọn lựa. Một thực tế cho thấy, con cháu của các cán bộ khi học xong thì sẽ về VN để tận dụng vị thế của gia đình để củng cố địa vị, quyền lực và làm giàu. Họ chằng có chút gì gọi là đem "tư tưởng cấp tiến" về áp dụng trong nước. Việc học ở đâu không quan trọng, quan trọng là họ học được những gì cần học để củng cố địa vị và quyền lực. Châu âu, Úc, Canada,... sẽ là lựa chọn khác, hay thậm chí là các nước như Nam Hàn, Trung Quốc, Singapor,...

Về việc khám và chữa bệnh, Pháp và Anh là 2 quốc gia khác để chọn lựa. Còn về ghép nội tạng thì không đâu tốt hơn Trung Quốc, nơi có nguồn nội tạng "dồi dào".

Việc phong tỏa tài sản của cá nhân các cán bộ là một việc cực khó. Thực tế cho thấy, chỉ tới khi nổ ra các cuộc cách mạng đẫm máu thì chính phủ Mỹ mới can thiệp bằng cách đóng băng tài khoản. Khi đó, việc ban giao giữa 2 nước coi như tạm thời chấm dứt. Trong tình hìng thực tế, việc chấm dứt ban giao 2 nước là đều không thể xảy ra. Chỉ có các cán bộ cao cấp (nằm trong bộ chính trị) mới có tài sản nhiều ở nước ngoài, đóng băng tài khoản của họ chẳng khác nào đóng băng quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và VN, bởi vì "họ" chính là chính phủ VN.

Việc vận động để các quốc gia khác làm giống như Mỹ càng khó khăn hơn. Mỗi một quốc gia đều có lợi ích riêng khi ban giao với VN, các nước này không phải là một thể đồng nhất để cùng một lúc chế tài hay trừng phạt VN, trừ khi chính quyền VN ra tay đàn áp đẫm máu người dân như những gì đã xảy ra ổ Trung Đông và Bắc Phi.

Do đó, đây là bài toán "nan giải" chứ chẳng phải là "khó".

Theo như một số bạn bè tôi làm trong ngành may mặc, các công ty VN xuất khẩu hàng may mặc hiện nay chủ yếu có vốn đầu tư từ TQ, Đài Loan, và Nam Hàn. Vốn VN chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Nói cách khác, các hãng thời trang quốc tế đặt hàng cho các công ty TQ,Đài Loan, và Nam Hàn, nhưng vì nhân công của họ đắt hơn nên họ chuyển sang VN làm vì giá công nhân rẻ hơn. Như vậy, VN là "thằng làm công" cho "thằng làm công". Tại sao hàng VN làm ở VN vẫn đắt hơn hàng TQ xuất khẩu sang VN, chất lượng như nhau hoặc thậm chí ở TQ có khi lại hơn? Vấn đề nằm ở chỗ TQ muốn tiêu diệt các công ty may mặc của VN để từ đó họ sẽ nắm hết ngành may mặc của VN, chiếm lĩnh các nhân công rẻ nhưng có tay nghề. Hàng hóa made in VN nhưng lợi nhuận chảy vào công ty TQ, Đài Loan, và Nam Hàn.

Và nếu dùng hạn chế thương mại đối với VN, liệu những công ty này chấp nhận số phận? hay là tạo áp lực với chính quyền VN?

Dĩ nhiên, ngành may mặc chỉ là một phần trong nền kinh tế VN, tuy nhiên nó lại đóng góp rất lớn trong xuất khẩu, song song với hàng nông phẩm và thủ công.

Sau cùng, thỉnh nguyện thư là một thông điệp của người Việt hải ngoại gửi đến cho chính phủ Mỹ và VN về nhân quyền VN. Về chính phủ Mỹ, người Việt muốn nói rằng họ rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở quê hương. Đối với VN, người Việt muốn nói rằng dân Việt Nam không chấp nhận một thể chế độc tài, đàn áp chính người dân của mình. Đừng bàn về chuyện mưu đồ chính trị, cái quan trọng là qua thỉnh nguyện thư, người Việt đã thể hiện một tinh thần đoàn kết xưa nay hiếm trong mong muốn dân chủ và nhân quyền cho VN.

Hôm qua, tôi đi ăn buffet vô tình đọc được một bài báo "chỉ trích" đài SBTN của báo SG nhỏ về việc lợi dụng đồng hương trong việc thỉnh nguyện thư. Tôi không bằng lòng với các viết của báo. Bài báo có nói tới "nhạc sỹ chưa thành danh Việt Khang" mặc chiếc áo cổ động cho dân chủ VN là giả mạo, là do SBTN dàng dựng. Tôi chẳng quan tâm đến việc họ có dàng dựng hay không, cái tôi quan tâm là góp một tiếng nói cho quê hương, thế là đủ. Qua cách dùng từ "nhạc sỹ chưa thành danh" đã là một cách châm biếm không nên có đối với một người dám nói lên sự sai trái của nhà cầm quyền trong nước, cho dù "ý đồ của họ có ra sao, bởi vì thực sự mọi thứ chỉ là phỏng đoán. Cho dù họ có "ý đồ chính trị" đi chăng nữa, việc dám lên tiếng là một việc đáng cổ động, chứ không phải để châm biếm.

Thứ 2, bài báo viết là lúc này chưa phải là thời cơ để vận động nguồn lực người Việt hải ngoại. Vậy thì chừng nào mới là thời cơ? Đã gần 40 năm trôi qua, thế hệ "chiến tranh" ai cũng già cả, còn bao nhiêu người còn sống để mà chờ? Chính những thế hệ này mới có nhiều nhiệt huyết hơn ai hết trong vấn đề chống cộng. Thành phần con cháu của họ, có bao nhiêu người quan tâm đến VN? Trong gia đình tôi, có nhiều người khi về VN du lịch, họ coi như đó là một đất nước xa lạ, và đều có chung cảm nghĩ là không muốn trở lại để du lịch vì nhiều lý do. Còn vài người khác mà tôi biết, họ cho rằng vấn đề VN không liên can đến họ vì họ là người Mỹ, sống ở Mỹ. Liệu " thời cơ " là để dành cho những thế hệ này ?

Lời kết: đấu tranh cho một VN tốt hơn là việc làm của những người như chúng ta, sinh ra và trưởng thành ở VN, hoặc chí ít là vẫn còn nhớ và biết tới VN. Việc này không những là chỉ làm một lần rồi thôi, nó là việc làm đòi hỏi cần phải lập đi lập lại cho tới khi đạt được mục đích. Do đó, vấn để chủ yếu không phải là thời cơ, mà là sự đoàn kết. Theo tôi, đây là một sự thành công, ít nhất thành công về sự đoàn kết, còn việc có được hay không lại là chuyện khác.

Có chiến tranh nào không đổ máu, có thắng lợi nào không trải qua thất bại và hi sinh? Được và mất, cái được nhiều hơn hay cái mất nhiều hơn?


Suy nghĩ về nhận xét của Tô Nam trong "Hạn chế thương mại và nhân quyền VN" qua vụ Thỉnh Nguyện thư Reviewed by Hoài An on 3/11/2012 Rating: 5 Rsaigon-XcafeVN -  "Tuy nhiên việc đặt ra những hạn chế về thương mại sẽ không chỉ đem lại những tác động tiêu cực đến tình hình ki...

Không có nhận xét nào: