Thư của ông Trần Văn Huỳnh gửi Chủ Tịch Quốc Hội Đan Mạch - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 3, 2012

Thư của ông Trần Văn Huỳnh gửi Chủ Tịch Quốc Hội Đan Mạch

Thư gửi Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Ngày 4 tháng 3 năm 2012

Kính gửi: Diễn Đàn CTM
Tôi là Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức - người đang bị cầm tù tại Việt Nam vì đấu tranh cho tự do, nhân phẩm và quyền con người.

Hôm nay sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch đến Việt Nam. Nhân dịp này tôi gửi đến ông Mogens Lykketoft - Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch; và ông John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam bức thư dưới đây, nhằm kêu gọi sự quan tâm của nước đang giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu để giúp cải thiện quyền con người cho Việt Nam.

Đề nghị Diễn Đàn CTM giúp phổ biến bức thư này để nó có thể đánh động được dư luận tại Việt Nam, tại Đan Mạch và cả quốc tế để hỗ trợ cho mục đích nói trên.
Xin cảm ơn Diễn Đàn CTM và kính chào.
Trần Văn Huỳnh

* * *
Ngày 2 tháng 3 năm 2012

Kính gửi: Quý ông Mogens Lykketoft
                 Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch
                 Trepilevej 1 B, 2930 Klampenborg
                 Phone in the Folketing: +45 3337 4034
                 Email: mogens.lykketoft@ft.dk


Đồng kính gửi: Quý ông John Nielsen
                           Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam
                          19 Điện Biên Phủ,
                          Hà Nội, Việt Nam
                          Tel: +84 (4) 38231 888
                          Fax: +84 (4) 38231 999
                          E-mail: hanamb@um.dk

V/v: Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch và yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Thưa ông Lykketoft,

Tôi tên Trần Văn Huỳnh, một công dân Việt Nam 75 tuổi, là cha của người tù lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức.

Chúng tôi rất chào đón tin ông sẽ có một chuyến thăm chính thức đất nước chúng tôi từ ngày 4 đến ngày 7 tháng này. Tôi tin rằng chuyến đi được chờ đợi này của ông sẽ góp phần đáng kể để tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta mà trong đó, theo tôi, tăng cường nhân quyền cần được quan tâm một cách thực chất vì tầm quan trọng của các quyền này không chỉ đối với sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam mà còn đối với sự phát triển hòa bình của thế giới. Đây cũng là điều mà con tôi thực sự tin và tranh đấu và vì vậy mà bị tù đày.

Tôi rất ngưỡng mộ đất nước của ông, nơi mà nhân quyền và nhân phẩm được gìn giữ thiêng liêng và bảo vệ trên hết. Điều đó giải thích vì sao Đan Mạch là một trong những nước tốt nhất, dân chủ và thịnh vượng nhất trên toàn thế giới. Nhờ những nghiên cứu của Thức nên tôi cũng biết rằng cuộc sống rất tốt đẹp của người dân Đan Mạch đến từ mô hình dân chủ xã hội mà Thức yêu thích. Do vậy hôm 5 tháng 2 tôi đã gửi đến bà Helle Thorning-Schmidt, Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch vốn đang giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu một bức thư để tìm kiếm sự trợ giúp của bà nhằm cải thiện các quyền con người cho đất nước chúng tôi. Vào ngày 15 tháng 2 tôi đã nhận được trả lời từ thư ký của bà thông báo rằng bức thư này đã được chuyển đến Bộ Ngoại giao Đan Mạch.

Tôi viết thư này gửi đến ông để tìm kiếm sự quan tâm và hỗ trợ của ông cũng nhằm để cải thiện rõ rệt các quyền con người tại Việt Nam, mà việc này phải dẫn đến sự trả tự do cho tất cả tù chính trị ở nước tôi và dỡ bỏ mọi giới hạn đối với các cựu tù chính trị ở đây. Trong số họ bao gồm - các nhà hoạt động tôn giáo: Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý; các nhà hoạt động dân chủ và quyền con người: doanh nhân và kinh tế gia Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, doanh nhân và nhà hoạt động xã hội Lê Thăng Long, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, đại tá Trần Anh Kim, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ; các nhà hoạt động vì công nhân: anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương; nhạc sĩ yêu nước Việt Khang (Võ Minh Trí); những người biểu tình yêu nước: cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bà Bùi Thị Minh Hằng; nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương (Nguyễn Văn Khương); v.v...

Rất cảm ơn quan tâm của ông.

Kính chào trân trọng,

Trần Văn Huỳnh

TB: Vui lòng xem các tài liệu đính kèm gồm bức thư tôi gửi cho bà Thủ tướng hôm 5 tháng 2 và thư trả lời của thư ký riêng của bà gửi tôi, cũng như một trích đoạn từ quyển sách Hành trình vào bản chất của dân chủ và thịnh vượng do Trần Huỳnh Duy Thức viết.

Xem bản tiếng Anh - English version here
Bản tiếng Anh - English vesion here
Thư của ông Trần Văn Huỳnh gửi Chủ Tịch Quốc Hội Đan Mạch Reviewed by Hoài An on 3/04/2012 Rating: 5 Thư gửi Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam Ngày 4 tháng 3 năm 2012 Kính gửi: Diễn Đàn CTM T...

Không có nhận xét nào: