Thủ tướng họp với các chuyên gia kinh tế và nhà khoa học - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
30 tháng 3, 2012

Thủ tướng họp với các chuyên gia kinh tế và nhà khoa học


Buổi họp các chuyên gia kinh tế tài chính trong và
ngoài nước do thủ tướng triệu tập ngày 25 tháng
3 vừa qua. Ảnh chinhphu.vn
Thanh Trúc RFA - Hôm Chúa Nhật 25 vừa qua khoảng ba mươi chuyên gia kinh tế tài chính trong và ngoài nước, cùng một số bộ trưởng và thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước gặp nhau trong một buổi họp do thủ tướng triệu tập.
Buổi họp nhằm đánh giá hiện tình kinh tế, sự điều hành chính sách tài chính quí Một, những việc cần thực hiện để có thể ổn định kinh tế vĩ mô năm 2012 này. Thanh Trúc ghi nhận ý kiến một số chuyên gia về cuộc họp: 

Đánh giá kinh tế và chính sách tài chính tiền tệ


Đây là cuộc họp lần hai do văn phòng thủ tướng chính phủ tổ chức với chủ đề “Đánh Giá Kinh Tế Vĩ Mô Và Điều Hành Chính Sách Tài Chính Tiền Tệ Quí Một 2012”, tiếp sau lần họp đầu hồi sáu tháng trước, ngày 20 tháng Tám 2011. 

Sau buổi họp, một trong những chuyên gia nước ngoài được mời, ông Bùi Kiến Thành, cho biết: 

Đây là việc được quyết định là cứ mỗi sáu tháng một lần thủ tướng chính phủ và chính phủ sẽ nghe các chuyên gia. Kỳ trước thì có thủ tướng và bốn phó thủ tướng cũng như mười mấy vị bộ trưởng. 

Tham gia kỳ này có thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ tài chính, bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, lãnh đạo các bộ ngành và khoảng ba mươi chuyên gia. 

Tại buổi họp mọi người được nghe báo cáo từ Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Quí Một, bên cạnh phúc trình quan trọng của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình về tác động tích cực của chính sách tiền tệ vào việc hạ chỉ số giá tiêu dùng

Tham gia với tính cách chuyên gia là ba vị nguyên thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, ông Cao Sỹ Kiêm, ông Lê Đức Thúy, ông Nguyễn Văn Giàu, có nguyên bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư Trần Xuân Giá, và rất nhiều những chuyên gia nổi tiếng trong nước như ông Lê Xuân Nghĩa, ông Trần Du Lịch, ông Võ Đại Lược, ông Trần Đình Kiên. Ngoài ra còn có bà Phạm Chi Lan, ông Lê Đăng Doanh là những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đồng thời khoảng ba mươi chuyên gia các viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Chuyên gia nước ngoài thì có các anh như Nguyễn Chí Hiếu từ California và có tôi là Bùi Kiến Thành. 

Tại buổi họp mọi người được nghe báo cáo từ Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Quí Một, bên cạnh phúc trình quan trọng của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình về tác động tích cực của chính sách tiền tệ vào việc hạ chỉ số giá tiêu dùng, việc sẽ hạ lãi suất huy động xuống 1% mỗi quí và đến cuối năm thì đưa lãi suất huy động về mức 10%, về chương trình tái cấu trúc hệ thống Ngân Hàng Thương Mại. Khả năng hấp thụ vốn rất kém của nền kinh tế, sự khó khăn của doanh nghiệp cũng được thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu ra. 

Các chuyên gia cũng được nghe bộ trưởng Bố Tài Chính Vương Đình Huệ trình bày về chỉ số tiêu dùng và tình hình thuế ở Quí Một. Dưới mắt ông Bùi Kiến Thành, chỉ số giá tiêu dùng Quí Một tăng 2,55% là một tín hiệu tốt

Các chuyên gia cũng được nghe bộ trưởng Bố Tài Chính Vương Đình Huệ trình bày về chỉ số tiêu dùng và tình hình thuế ở Quí Một. Dưới mắt ông Bùi Kiến Thành, chỉ số giá tiêu dùng Quí Một tăng 2,55% là một tín hiệu tốt, thế nhưng cần thận trọng và cần kiểm tra lại độ chính xác về con số do Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư đưa ra vì còn cả một tuần lễ trong tháng Ba này chưa được tính vào.

Lãi xuất và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng

Trong tư cách một chuyên gia kinh tế và tài chính, cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, ông Bùi Kiến Thành cho biết những điều ông chú ý nhất là vấn đề lãi suất, chương trình tái cấu trúc hệ thống Ngân Hàng Thương Mại, khả năng hấp thụ vốn kém mà thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước trình bày: 

Ông thống đốc nói về lãi suất cần của huy động vốn các ngân hàng chứ không phải lãi suất cho vay, thì vừa rồi là hạ từ 14% xuống 13%. Mà thống đốc nói sắp tới sẽ tiếp tục hạ 1% nữa để đưa lãi suất cần huy động vốn của các ngân hàng về mức 10%. Còn lợi tức mà ngân hàng cho vay như thế nào thì đó là vấn đề khác. 

Mặt khác, đối với doanh nghiệp đi vay thì doanh nghiệp không hấp thụ được vốn do là doanh nghiệp không chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ đi vay. Ý của thống đốc nói rằng khả năng của doanh nghiệp mà thật sự giải trình về dự án của mình hãy còn rất kém, và đấy là khả năng hấp thụ kém của nền kinh tế Việt Nam về mặt tín dụng ngân hàng còn thấp. 

Tình hình Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam thì có nhiều vấn đề. Vấn đề thiếu thanh khoản, vấn đề nợ xấu nhiều, nợ khó đòi nhiều. Những ngân hàng lớn thì dư tiền dư thanh khoản mà không cho vay được vì lãi suất quá cao, còn những ngân hàng nhỏ thì không có tiền để cho vay, nên là đem dùng vũ khí tăng lãi suất huy động lên để huy động vốn. Tất cả những chuyện đó tạo nên tình trạng hỗn loạn trong thị trường vốn và thị trường lãi suất ở Việt Nam. Việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng là một trong những điểm quan trọng được thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước nêu ra. 

Từ cuộc họp vừa rồi, ông Bùi Kiến Thành cho rằng mỗi quí giảm lãi suất huy động xuống 1% là điều đáng mừng nhưng mức giảm 1% này không thấm vào đâu so với hàng vạn doanh nghiệp có thể phá sản vì thiếu vốn, trong lúc hàng triệu người lao động có nguy cơ mất việc, dẫn đến hệ quả kinh tế vĩ mô trên đà bất ổn và không bảo đảm được an sinh xã hội. 

Cũng là người được mời trong cương vị chuyên gia kinh tế độc lập, bà Phạm Chi Lan, cựu phó chủ tịch Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp, từng là thành viên ban cố vấn cho thủ tướng Phan văn Khải, đề cập đến điều bà quan tâm nhất: 

Thủ tướng nói rõ ngay từ đầu là muốn nghe ý kiến của các chuyên gia các nhà khoa học đánh giá thêm về tình hình kinh tế của ba tháng đầu năm, đồng thời đưa ra kiến nghị với chính phủ về các việc phải làm từ nay đến cuối năm
(bà Phạm Chi Lan)

Thủ tướng nói rõ ngay từ đầu là muốn nghe ý kiến của các chuyên gia các nhà khoa học đánh giá thêm về tình hình kinh tế của ba tháng đầu năm, đồng thời đưa ra kiến nghị với chính phủ về các việc phải làm từ nay đến cuối năm. 

Hẩu hết các chuyên gia đều nêu ý kiến rất thẳng thắn, một mặt nhìn nhận những nỗ lực của chính phủ khi mà năm nay vẫn quyết tâm tập trung cao vào các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, chấp nhận tăng trưởng có thể thấp hơn thường lệ miễn là đạt mục tiêu kềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vì đó là ưu tiên hàng đầu. 

Một mặt khác nhiều chuyên gia cũng bày tỏ mối lo lắng về mặt tiền tệ, đặc biệt về tính thanh khoản và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Cá nhân tôi thì tôi cũng bày tỏ mối quan ngại về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn, từ đó ảnh hưởng tới thị trường và tới vấn đề phát triển của đất nước. Tôi cảm nhận được là thủ tướng lắng nghe và đồng tình với nhiều ý kiến của các chuyên gia. Các vị lãnh đạo của các bộ cũng vậy, đặc biệt thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và ông bộ trưởng tài chính. 

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ mối lo lắng về mặt tiền tệ, đặc biệt về tính thanh khoản và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Cá nhân tôi thì tôi cũng bày tỏ mối quan ngại về tình hình các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những khó khăn rất lớn, từ đó ảnh hưởng tới thị trường
(bà Phạm Chi Lan)

Nỗ lực kềm chế lạm phát

Tiến sĩ Lê Đang Doanh, cũng là một chuyên gia kinh tế độc lập: 

Cuộc họp đã nhất trí là sẽ tiếp tục nỗ lực kềm chế lạm phát, có ý kiến cho là giảm lạm phát xuống dưới 10%, cũng có ý kiến cho là cần phải xét xem tác động của giá dầu và tình hình sắp tới này như thế nào. Nhưng nói chung mọi ngưởi đều nhất trì rằng với tình hình lạm phát giảm thì có thể giảm lãi suất và giảm những khó khăn cho doanh nghiệp. Đa số các chuyên gia đều lưu ý tình hình doanh nghiệp rất khó khăn, số doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản cũng như số doanh nghiệp tạm thời ngừng hoạt động là khá lớn. Vì vậy tác động về mặt xã hội, đối với việc làm đối với thu nhập của dân, nhất là người nghèo, cần phải được đánh giá đúng đắn. 

Cuộc họp đã nhất trí là sẽ tiếp tục nỗ lực kềm chế lạm phát, có ý kiến cho là giảm lạm phát xuống dưới 10%, cũng có ý kiến cho là cần phải xét xem tác động của giá dầu và tình hình sắp tới này như thế nào. 
(Tiến sĩ Lê Đang Doanh)

Cho nên chính phủ phải có các biện pháp hết sức thiết thực để giúp doanh nghiệp, thí dụ có thể dùng vốn nhà nước để xây đường, để tiêu thụ bớt số xi măng và số sắt thép đang tồn đọng. Thí dụ có thể khoanh nợ, giãn nợ và mua lại nợ xấu của các doanh nghiệp thực sự có khả năng xuất khẩu và có công nghệ tốt, để các doanh nghiệp đó có thể tiếp tục hoạt động. Những ý kiến đó đều thể hiện 
là muốn có biện pháp mạnh mẽ để cứu để đưa các doanh nghiệp trở lại hoạt động và giảm tác động về mặt xã hội cũng như mặt thu nhập đối với người lao động.

Tuyên bố vào lúc kết thúc buổi họp, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo chính phủ sẽ họp vào ngày 31 tức thứ Bảy tuần này, sẽ tổng hợp, đánh giá và thảo luận mọi ý kiến đề xuất, cố gắng vượt qua mọi khó khăn và quyết liệt chỉ đạo việc tái cơ cấu.

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, kinh tế Việt Nam đang như con bệnh cần được chữa tận gốc. Vẫn theo lời ông, trước mắt là phải có phương án cấp cứu để con bệnh tạm thời hồi phục và tiếp tục được chữa chạy để lành bệnh.

Thủ tướng họp với các chuyên gia kinh tế và nhà khoa học Reviewed by Hoài An on 3/30/2012 Rating: 5 Buổi họp các chuyên gia kinh tế tài chính trong và ngoài nước do thủ tướng triệu tập ngày 25 tháng 3 vừa qua. Ảnh chinhphu.vn Thanh...

Không có nhận xét nào: