Bs. Ngọc - Hai chữ “thể chế” đang trở thành một danh từ thời thượng. Những bất cập, những tiêu cực, suy thoái trong kinh tế, suy đồi đạo đức … đều là những vấn đề mang thể chế. Nhưng thể chế là ai? Dường như ai cũng biết nhưng không nói ra.
Bây giờ đi đâu cũng nghe người ta nói đến “thể chế”. Những buổi liên hoan cuối năm, những buổi họp, những trao đổi quanh bàn cà phê, thậm chí trên bàn nhậu, người ta bàn đến thể chế. Nói chính xác hơn là “vấn đề thể chế”. Nói ngược lại, thể chế có vấn đề. Vấn đề thể chế có thể giải thích được tại sao đất nước này đang trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng.
Trước hết, chúng ta hãy điểm qua những vấn đề mà dư luận xã hội và giới trí thức đánh giá là suy thoái.
Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ nhiễu nhương, tao loạn. Người dân cảm thấy bất an khi ra ngoài đường, thậm chí cảm thấy bất an ngay trong nhà mình. Trộm cướp nổi lên như rươi. Chúng càng ngày càng táo tợn và dã man. Những cảnh chận xe giữa đường để cướp giựt xảy ra hầu như hàng ngày ở các thành phố lớn. Báo chí cho biết nạn cướp cũng rất phổ biến ở các vùng nông thôn vốn từng là những nơi an bình. Có thể nói rằng không nơi nào trên đất nước này là an bình. Không an bình vì những người đáng lý ra bảo vệ an ninh lại chính là những kẻ cướp. Lực lượng an ninh mà cũng cướp bóc! Công an cướp tiền người dân ngay giữa ban ngày, hơn cả cướp cạn như một bài báo bức xúc viết “Ghê hơn cướp cạn”.
Không chỉ công an mà các quan chức cũng ăn cướp. Đi bất cứ cơ quan công quyền nào người dân cũng phải “bôi trơn”. Người dân nói hay hơn: ăn. Ăn ở đây là ăn cướp. Hành vi ăn cướp của họ được núp dưới những cái tên mang tính hành chánh. Ai cũng ăn. Ăn hối lộ. Cán bộ lớn ăn lớn, cán bộ nhỏ ăn nhỏ. Bởi thế mà người ta có câu vè:
"Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan"
Vì ăn quá nên họ làm giàu nhanh. Làm giàu không dựa vào mồ hôi nước mắt của mình nên họ tiêu tiền như nước. Họ gởi con em ra nước ngoài học, nhưng họ bảo con em người dân nuôi họ nên học ở trong nước. Họ thừa tiền nên bày ra những cảnh xa xỉ lố lăng, không hề biết tự trọng là gì.
Không phải vô cớ mà mới đây người đứng đầu Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận định rằng một số không nhỏ đảng viên cấp cao có vấn đề về đạo đức. Nói thẳng hơn là suy đồi đạo đức. Những hành vi tham nhũng, hối lộ, mua chức quyền, mua bằng cấp không còn là chuyện bí mật nữa. Ai cũng biết ngay từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, các cán bộ của chính quyền có được chức quyền là nhờ mua bán chứ không phải do tài năng. Ai cũng biết bằng cấp thật của họ thực chất là dỏm. Thật là trớ trêu cho một hệ thống giáo dục cấp bằng thật nhưng học giả. Điều khôi hài nhất là cũng chính những người này hàng ngày đang rao giảng về đạo đức!
Một xã hội không có người gương mẫu thì đừng trách sao cả xã hội đang suy đồi.
Những quan chức chính quyền và Đảng CSVN đang hành xử như là những ông quan thời thực dân mà chính họ hoặc cha ông họ đã đổ xương máu để giành quyền cai trị. Đi khắp đất nước, những khu đất đẹp, những tài sản kếch xù, những tập đoàn xuyên các quốc gia, những căn biệt thự hoành tráng … là của ai? Của các quan, đảng viên đảng CSVN. Cha ông họ ra sức đánh đổ chế độ thực dân kiểu cũ, chế độ thức kiểu mới, để dựng lên một chế độ thực dân kiểu cộng sản.
Những ông quan thực dân kiểu cộng sản đã cướp công lý và tạo nên nhiều tội ác. Cải cách ruộng đất và Huế tết Mậu Thân là chuyện cũ. Chuyện ngày nay là người dân bị cướp đoạt công lý. Một thiếu nữ tát vào cái nón của công an lãnh 6 tháng tù. Trong khi đó công an dùng nhục hình với người dân vô tội thì được hướng án treo. Công an giết người thì sự việc hoặc là bị “chìm xuồng” hoặc là xử nhẹ và … lên chức. Tướng công an có công trong việc chống tham nhũng thì bị đày đoạ và trù dập. Nói tóm lại, trong xã hội hiện nay ác lấn thiện. Trong xã hội nhiễu nhương như thế thì người lương thiện và chân chính là những người được xem là “bất bình thường”.
Và dối trá. Chưa bao giờ lịch sử Việt Nam có nạn dối trá như hiện nay. Trên khắp đất nước mà tìm cái thật từ câu nói của các quan thì bao giờ có được. Quan chức nói dối. Trí thức sống hai mặt. Khoa học chỉ thấy dối trá. Giáo dục dối trá. Thật là một xã hội quái đản.
Đất nước này không có tương lai. Thử hỏi chế độ hiện hành để lại gì cho thế hệ mai sau. Nói đến tài nguyên thì đã cạn. Có còn chăng chỉ là đống nợ nước ngoài và những con người như ông bộ trưởng Thăng.
Nhưng thể chế là gì mà có thể giải thích cho tình trạng trên? Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thể chế như sau: “Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo”. Ở đất nước này ai là người đặt ra những quy định, luật lệ? Đảng CSVN. Chính họ đặt ra luật lệ. Chính họ đẻ ra chính quyền. Chính họ lập ra toà án để xử những người “vi phạm luật pháp”. Chính họ bổ nhiệm quan toà. Tất cả đều là đảng CSVN. Vậy nên nói thể chế là nói đến đảng CSVN.
Bây giờ đi đâu cũng nghe người ta nói đến “thể chế”. Những buổi liên hoan cuối năm, những buổi họp, những trao đổi quanh bàn cà phê, thậm chí trên bàn nhậu, người ta bàn đến thể chế. Nói chính xác hơn là “vấn đề thể chế”. Nói ngược lại, thể chế có vấn đề. Vấn đề thể chế có thể giải thích được tại sao đất nước này đang trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng.
Trước hết, chúng ta hãy điểm qua những vấn đề mà dư luận xã hội và giới trí thức đánh giá là suy thoái.
Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ nhiễu nhương, tao loạn. Người dân cảm thấy bất an khi ra ngoài đường, thậm chí cảm thấy bất an ngay trong nhà mình. Trộm cướp nổi lên như rươi. Chúng càng ngày càng táo tợn và dã man. Những cảnh chận xe giữa đường để cướp giựt xảy ra hầu như hàng ngày ở các thành phố lớn. Báo chí cho biết nạn cướp cũng rất phổ biến ở các vùng nông thôn vốn từng là những nơi an bình. Có thể nói rằng không nơi nào trên đất nước này là an bình. Không an bình vì những người đáng lý ra bảo vệ an ninh lại chính là những kẻ cướp. Lực lượng an ninh mà cũng cướp bóc! Công an cướp tiền người dân ngay giữa ban ngày, hơn cả cướp cạn như một bài báo bức xúc viết “Ghê hơn cướp cạn”.
Không chỉ công an mà các quan chức cũng ăn cướp. Đi bất cứ cơ quan công quyền nào người dân cũng phải “bôi trơn”. Người dân nói hay hơn: ăn. Ăn ở đây là ăn cướp. Hành vi ăn cướp của họ được núp dưới những cái tên mang tính hành chánh. Ai cũng ăn. Ăn hối lộ. Cán bộ lớn ăn lớn, cán bộ nhỏ ăn nhỏ. Bởi thế mà người ta có câu vè:
"Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan"
Vì ăn quá nên họ làm giàu nhanh. Làm giàu không dựa vào mồ hôi nước mắt của mình nên họ tiêu tiền như nước. Họ gởi con em ra nước ngoài học, nhưng họ bảo con em người dân nuôi họ nên học ở trong nước. Họ thừa tiền nên bày ra những cảnh xa xỉ lố lăng, không hề biết tự trọng là gì.
Không phải vô cớ mà mới đây người đứng đầu Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận định rằng một số không nhỏ đảng viên cấp cao có vấn đề về đạo đức. Nói thẳng hơn là suy đồi đạo đức. Những hành vi tham nhũng, hối lộ, mua chức quyền, mua bằng cấp không còn là chuyện bí mật nữa. Ai cũng biết ngay từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, các cán bộ của chính quyền có được chức quyền là nhờ mua bán chứ không phải do tài năng. Ai cũng biết bằng cấp thật của họ thực chất là dỏm. Thật là trớ trêu cho một hệ thống giáo dục cấp bằng thật nhưng học giả. Điều khôi hài nhất là cũng chính những người này hàng ngày đang rao giảng về đạo đức!
Một xã hội không có người gương mẫu thì đừng trách sao cả xã hội đang suy đồi.
Những quan chức chính quyền và Đảng CSVN đang hành xử như là những ông quan thời thực dân mà chính họ hoặc cha ông họ đã đổ xương máu để giành quyền cai trị. Đi khắp đất nước, những khu đất đẹp, những tài sản kếch xù, những tập đoàn xuyên các quốc gia, những căn biệt thự hoành tráng … là của ai? Của các quan, đảng viên đảng CSVN. Cha ông họ ra sức đánh đổ chế độ thực dân kiểu cũ, chế độ thức kiểu mới, để dựng lên một chế độ thực dân kiểu cộng sản.
Những ông quan thực dân kiểu cộng sản đã cướp công lý và tạo nên nhiều tội ác. Cải cách ruộng đất và Huế tết Mậu Thân là chuyện cũ. Chuyện ngày nay là người dân bị cướp đoạt công lý. Một thiếu nữ tát vào cái nón của công an lãnh 6 tháng tù. Trong khi đó công an dùng nhục hình với người dân vô tội thì được hướng án treo. Công an giết người thì sự việc hoặc là bị “chìm xuồng” hoặc là xử nhẹ và … lên chức. Tướng công an có công trong việc chống tham nhũng thì bị đày đoạ và trù dập. Nói tóm lại, trong xã hội hiện nay ác lấn thiện. Trong xã hội nhiễu nhương như thế thì người lương thiện và chân chính là những người được xem là “bất bình thường”.
Và dối trá. Chưa bao giờ lịch sử Việt Nam có nạn dối trá như hiện nay. Trên khắp đất nước mà tìm cái thật từ câu nói của các quan thì bao giờ có được. Quan chức nói dối. Trí thức sống hai mặt. Khoa học chỉ thấy dối trá. Giáo dục dối trá. Thật là một xã hội quái đản.
Đất nước này không có tương lai. Thử hỏi chế độ hiện hành để lại gì cho thế hệ mai sau. Nói đến tài nguyên thì đã cạn. Có còn chăng chỉ là đống nợ nước ngoài và những con người như ông bộ trưởng Thăng.
Nhưng thể chế là gì mà có thể giải thích cho tình trạng trên? Từ điển Tiếng Việt định nghĩa thể chế như sau: “Những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo”. Ở đất nước này ai là người đặt ra những quy định, luật lệ? Đảng CSVN. Chính họ đặt ra luật lệ. Chính họ đẻ ra chính quyền. Chính họ lập ra toà án để xử những người “vi phạm luật pháp”. Chính họ bổ nhiệm quan toà. Tất cả đều là đảng CSVN. Vậy nên nói thể chế là nói đến đảng CSVN.
Không có nhận xét nào: