Nguyễn Quang Vinh - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên đại biểu Quốc hội nhận định quá đúng: Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị to lớn
nhiệm của hai sỹ quan chỉ huy: Trưởng công an huyện Tiên Lãng- thượng tá Lê Văn Mải và chỉ huy trưởng công an thành phố Hải Phòng- đại tá Đỗ Hữu Ca.
Về Đảng, ông Mải là Thường vụ huyện ủy, đã bị kỷ luật trong tập thể Thường vụ.
Ông Đỗ Hữu Ca là Thường vụ thành ủy, chắc chắn Bộ Chính trị sẽ có hình thức kỷ luật với tập thể Thường vụ Thành ủy.
Mình nói về trách nhiệm chỉ huy.
Với thượng tá Mải, với tư cách là thường vụ huyện ủy, chắc chắn nắm được nhiều việc trong vụ cưỡng chế này, vì mọi hoạt động ở địa phương, trước hết và trên hết đều thông qua chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy.
Vấn đề là ông Mải có biết việc cưỡng chế có gì đó bất ổn không? Ông Mải có biết quá trình ròng rã ba năm trời anh Đoàn Văn Vươn khiếu kiện và kiện UBND huyện lên các cấp tòa án không? Và thực sự, trong khi họp huyện ủy, chủ tịch Lê Văn Hiền đã báo cáo sự thật thế nào, có dối trá không, bởi vì tập thể thường vụ chắc chắn phải tin vào báo cáo của ông Hiền ( vừa là Chủ tịch huyện, vừa là Phó Bí thư huyện ủy). Nếu biết, ông Mải phải có ý kiến khi điều động lực lượng cưỡng chế quá mức cần thiết. Và trong khi thực hiện cưỡng chế, trước sự phản kháng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn, ông Mải phải cho dừng hoặc đề nghị dừng ngay việc cưỡng chế. Đây là trách nhiệm của ông Mải.
Nhưng trách nhiệm chỉ huy của đại tá Đỗ Hữu Ca còn lớn hơn nhiều.
Trong cuộc tiếp xúc với mình, đại tá Ca nói, đại tá đã chỉ huy anh em cảnh sát cơ động trấn áp tội phạm. Đã dùng loa kêu gọi đối tượng đầu thú…Điều này đúng. Nhưng lại nói, vì tránh đổ máu, đại tá Ca đã chỉ huy cho anh em tạo điều kiện để đối tượng bỏ trốn- thông tin này sai.
Vì sao sai? Vì trên thực tế, khi lực lượng cưỡng chế của huyện tiến hành cưỡng chế thì anh Đoàn Văn Quý và anh em của mình đã cho nổ mìn tự tạo và bắn súng hoa cải vào lực lượng, khiến 6 chiến sĩ bị thương ( có thượng tá Mải)- Dù có nhiều bạn đọc đang đặt nghi vấn cho rằng tiếng nổ và tiếng súng là ngụy tạo, chưa xác minh được thì cứ cho là anh em Đoàn Văn Quý làm chuyện nổ mìn tự tạo và bắn súng hoa cải. Xong, họ trốn khỏi khu vực ngôi nhà hai tầng. Sau khi có các chiến sĩ bị thương, lực lượng cưỡng chế rút ra xa để tránh thương vong. Đây là thời gian để anh Đoàn Văn Quý và hai người nữa trốn khỏi ngôi nhà hai tầng.
Lực lượng cưỡng chế đã điện về đại tá Ca. ( Ai điện, có phải thượng tá Mải?)
Gần một tiếng rưỡi sau, thì đại tá Ca và cảnh sát cơ động mới xuống tới hiện trường.
Khi ấy, đối tượng đã rút đi từ cách đó hàng giờ đồng hồ, sao lại có thể ngụy biện nói tạo điều kiện cho đối tượng bỏ trốn để tránh đổ máu.
Nói như vậy là không trung thực.
Toàn bộ lực lượng do đại tá Ca chỉ huy về tới hiện trường, đối tượng không còn, ngôi nhà trống, hình ảnh trên ti vi rất phản cảm là vì thế, đại tá chỉ huy lực lượng vũ khí, áo chống đạn, đủ thứ bao vây ngôi nhà, với một ý chí trấn áp rất mạnh mẽ, trong khi không cần điều nghiên, không cần trinh sát, không cần biết trong nhà có người hay không? Hình ảnh này lên ti vi gây bức xúc trong dư luận. Đại tá đã chỉ huy cho bắn đạn xuyên, cho ném lựu đạn lửa vào nhà trong khi không nhận lại bất cứ sự phản kháng nào nữa là một mệnh lệnh rất sai trái.
Ai cũng không đồng tình với việc chỉ huy của đại tá Ca, kể cả thủ trưởng cấp trên của Đại tá cũng không đồng tình.
Nếu sau khi lực lượng cưỡng chế của huyện gặp sự phản kháng, rút lui, về lại, tìm hiểu thêm, bình tĩnh nắm lại căn nguyên sự việc…thì mọi chuyện đã khác, sai thì đã sai rồi, nhưng tránh được nhiều tai tiếng cho lực lượng vũ trang.
Sau này, việc phát ngôn của đại tá Ca lần nữa lại thổi bùng lên sự bức xúc của nhân dân: trận đánh hiệp đồng đẹp, hợp đồng tác chiến, diễn tập, viết sách, …thì rõ ràng đại tá Ca đã đi quá đà trong quá trình chỉ huy và nhìn nhận lại công tác chỉ huy của mình, không phân biệt được rõ ràng đâu là nhân dân, đâu là đối tượng, đâu là tội phạm, hời hợt trong kiểm tra đánh giá tình hình, chủ quan và ấu trĩ trong phát ngôn.
Trách nhiệm của đại tá Ca cần phải được làm rõ, mạch lạc cho từng hành động của mình.
Nhưng cũng phải nói rõ, đại tá Ca không chịu trách nhiệm về thương vong của 6 chiến sĩ, trách nhiệm này là lãnh đạo huyện Tiên Lãng phải chịu.
Trách nhiệm của Đại tá Ca bắt đầu từ thời điểm chỉ huy lực lượng cảnh sát cơ động, phát ngôn, và cả việc chậm khởi tố bị can trong vụ việc hủy hoại tài sản, hay làm khó dễ các luật sư ( nếu có bằng chứng).
Về uy tín, như lời của Tổng BÍ thư nhận định tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương 4: Ngay cả cán bộ lãnh đạo ( như đại tá Ca, như Bí thư Thành, như Phó chủ tịch Đỗ Trung Thoại…) thì khi uy tín không còn, hoặc xuống thấp, chắc chắn phải thay thế, không cần đợi đến hết nhiệm kỳ. Đó là chưa kể khi Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về luật đất đai thì các vị này chắc chắn không thể không chịu trách nhiệm cùng với lãnh đạo huyện Tiên Lãng.
Không có nhận xét nào: