Thống đốc Bình nói sẽ nới tín dụng thuộc lĩnh vực "không khuyến khích". |
BBC - Thống Ngân hàng Nhà nước nói nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực nhưng lại quyết định cho vay bất động sản.
Ông Nguyễn Văn Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói tại cuộc họp báo ngày 11/04 rằng “Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh”.
“Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%, tại một số tổ chức tín dụng nợ xấu còn cao hơn”. Tuy nhiên ông Bình không nêu tên các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao là tổ chức nào.
Về bản chất, nợ xấu chính là các khoản vay không trả nợ đúng hạn nhưng kéo dài hơn mà thôi.
Ông Bình được dẫn lời nói “Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu”.
“Bất động sản nổi sóng"
"Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản"
(Báo Nhân Dân)
Khoảng hơn một năm sau Nghị quyết 11 của chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó nêu rõ hạn chế cho vay đối với các hoạt động phi sản xuất nói chung và bất động sản nói riêng, tuyên bố của ông Bình được truyền thông trong nước quan tâm theo dõi.Bấm
Bấm Thời báo Kinh tế Việt Nam có blog chạy tít "Bất động sản nổi sóng" khi tin nới cho vay lĩnh vực này lan đi trong khi báo Bấm Nhân Dân bình luận rằng “Ngân hàng Nhà nước cũng hy vọng, với việc nới lỏng tín dụng như vậy, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản sẽ tạo điều kiện để giải phóng được hàng tồn kho bất động sản”.
Vào cuối tháng trước, báo điện tử VietnamNet có bài “Nhóm lợi ích nào thâu tóm bất động sản”.
Bài báo nói “nếu tín dụng chung chưa được khai thông, các dự án bất động sản chắc chắn vẫn sẽ bị đói vốn và chủ dự án vẫn lệ thuộc vào ngân hàng.
Giao dịch bất động sản bị chững lại trong nhiều tháng qua. |
Bài của báo này mô tả điều họ gọi là “chính ngân hàng mới là nhóm lợi ích hùng mạnh nhất, đang "gom hàng giá rẻ" từ những chủ doanh nghiệp bất động sản thất cơ lỡ vận”.
“Nhóm tài phiệt trong nước đang trở thành tác nhân chính tạo nên chiến dịch thâu tóm, sáp nhập, tiến công vào những thành trì tưởng như bất khả xâm phạm ….từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu”.
“Không chỉ ung dung hưởng lợi trên sự đau khổ của các doanh nghiệp khác, ngân hàng còn là một ông chủ của nhiều khoản vay nợ to lớn về bất động sản” Bấm bài báo nói thêm.
Thực trạng đói vốn, một phần do giá bất động sản giảm mạnh trên cả nước và đặc biệt tại các thành phố lớn, không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản cỡ nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn.
Vincom, một trong các tập đoàn hàng đầu về kinh doanh bất động sản, mới đây đi vay 185 triệu đôla qua phát hành trái phiếu quốc tế.
'Hạ quá nhanh'
ADB cảnh báo Ngân hàng
Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh.
|
Đồng thời với tuyên bố nới tín dụng “phi sản xuất” và hỗ trợ doanh nghiệp khó trả nợ, việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất quá nhanh khiến giới quan sát nước ngoài đưa ra cảnh báo.
Ngân hàng Phát triển châu á vào ngày 11/04 trong tóm tắt đánh giá kinh tế Việt Nam nói “triển vọng phát triển ngắn hạn có thể gặp những rủi ro nếu Chính phủ hạ lãi suất quá nhanh, dẫn đến việc thị trường ngoại hối mất ổn định”.
Phóng viên Ben Bland của Financial Times trên Bấm blog ra ngày 10/04 bàn về quyết định hạ lãi suất hai lần trong chưa đầy một tháng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tác giả nhận định rằng “với xu hướng thiên về ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn là ổn định kinh tế, cũng như tính độc lập còn hạn chế của Ngân hàng Nhà nước, các nhà lãnh đạo Việt Nam còn phải nỗ lực thêm nữa nếu muốn thuyết phục giới đầu tư rằng Việt Nam có thể tìm đúng điểm cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng”.
Phóng viên của Financial Times trích nhận định của một nhà phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, Quỹ đầu tư và môi giới do con gái Thủ tướng Việt Nam lập ra, nói rằng việc giảm lãi suất là ngoài dự kiến nhưng là việc “cần thiết để giảm chi phí cấp vốn và theo đó giảm lãi suất cho vay để tăng cường tăng trưởng tín dụng trong quy hai vì đang bị èo uột”.
Không có nhận xét nào: