Khoa kỹ năng công tác xã hội và phát triển cộng đồng dành cho nhân viên Caritas giáo tỉnh Miền Trung vừa kết thúc - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
3 tháng 4, 2012

Khoa kỹ năng công tác xã hội và phát triển cộng đồng dành cho nhân viên Caritas giáo tỉnh Miền Trung vừa kết thúc

VRNs (04303.2012) – Kontum – Khoảng 50 tham dự viên là quý cha giám đốc, phó giám đốc, quý sơ và quý nhân viên của cơ quan Caritas các giáo phận Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kontum, Buôn Ma Thuột, và Nha Trang đã tham dử ba ngày tập huấn về Kỹ năng công tác xạ hội và phát triển công đồng, diễn ra tại Tòa giám mục Kontum, từ ngày 27 đến 29.03.2012.

Theo cha Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, giám đốc Caritas Việt Nam, khóa tập huấn nhằm giúp Caritas các giáo phận hoạt động một cách bền vững, chuyên nghiệp, phối hợp chặt chẽ; tạo điều kiện tốt cho mọi thành viên làm việc hiệu quả hơn về lãnh vực này. Và mở đầu cho khóa tập huấn này, cha giám đốc Vinh Sơn cũng đã thuyết trình đề tài Bác ái cũng cần có chuyên môn để khuyến khích và dẫn đưa các tham dự viên nhập cuộc.

Giảng viên chính của khóa là nữ tu Diễm Hương bắt đầu khóa tập huấn bằng 3 câu hỏi thảo luận, tham dự viên mong đợi gì từ nội dung khóa tập huấn, mong đợi gì nơi Giảng viên và những quy định nào cho khóa tập huấn được tốt đẹp. Sau khi đúc kết thăm dò này, sơ Diễm Hương bắt đàu trình bày đề tài Bác ái và đời sống Kitô hữu. Trong đó, sơ nhấn mạnh đến những phẩm chất mà một nhân viên xã hội Kitô giáo cần phải có. Theo sơ, những điểm đó là có cái nhìn tích cực về người khác và hành vi của họ, có tư duy tích cực, có kiến thức nhất định về luật pháp và chính sách XH dành cho người nghèo và mục tiêu phát triển của đất nước, có óc phán đoán tốt, sẵn lòng đương đầu với những rủi ro, nguy cơ, có khả năng trao quyền cho người khác, có khả năng tạo văn hóa đoàn kết hữu nghị, vàCó tình yêu thương lớn lao.


Thành quả làm việc nhóm

Đề tài thứ hai của khóa là Công tác xã hội (CTXH): nhân viên xã hội, thân chủ và giới thiệu mục tiêu của việc thực hành CTXH nhằm gia tăng an sinh con người, giảm nghèo đói, áp bức và các hình thức bất công xã hội, gia tăng năng lực giải quyết và đối phó với các vấn đề và năng lực phát triển, nối kết cá nhân với hệ thống cung cấp tài nguyên dịch vụ và cơ hội, thúc đẩy sự vận hành của hệ thống cung cấp tài nguyên và dịch vụ sao cho có hiệu quả và đầy tình người, xây dựng và vận dụng phương cách thực hành phù hợp với bối cảnh đa văn hóa, phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

Phát triển và sử dụng nghiên cứu, kiến thức và kỹ năng để cải thiện thực hành CTXH.

Theo sơ Hương, mục tiêu của CTXH là phòng ngừa – trị liệu – phát triển.

Khoa học không thụ động bởi sự thuyết trình liên tục của giảng viên, mà được thay đổi liên tục bằng các hoạt động tham gia thảo luận, phân tích tình huống, vẽ tranh/biểu đồ minh họa. Nhờ vậy, mà các tham dự viên không cảm thấy mình bị nhồi nhét, mà được đồng hành để giải quyết vấn đề khó khăn đang phải đối diện và cũng là cơ hội cảm thông cho nhau giữa các tham dự viên đến từ các giáo phận khác nhau.

Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, tổng đại diện, kiêm gíam đố Caritas Kontum chia sẻ những kinh nghiệm khi phục vụ cho việc chôn cất thai nhi cũng tiếp cận các bạn trẻ cơ nhỡ, lỡ lầm. Ngài nói: "Chúng ta, những người làm CTXH của Giáo Hội, những bậc phụ huynh cần phải giáo dục cho con em những kiến thức cơ bản về giới tính". Cũng theo cha Đông: "Thông thường chúng ta quan tâm đến tương lai của người mẹ mà quên mất tương lai của đứa bé, của một sinh linh đang còn trong lòng mẹ".


Cha P. Nguyễn Văn Đông chia sẻ

Một đề tài quan trọng mang tính lý thuyết của khóa tập huấn này là Các nguyên tắc hoạt động của nhân viên xã hội. Theo sơ Diễm Hương, các nguyên tắc đó là:

1. Chấp nhận thân chủ

2. Tôn trọng quyền quyết định của thân chủ: không làm thay và tránh áp đặt ý kiến của mình trên thân chủ

3.
Cá biệt hóa: không đánh đồng mọi người như nhau

4. Kín đáo, giữ bí mật; tiết lộ bí mật của người khác là một vi phạm nghiêm trọng đối với quyền con người.

5. Hết sức ý thức về chính mình

6. Lưu ý đến tính chất của mối tương quan giữa nhân viên xã hội và thân chủ (tính chuyên nghiệp).

Sau đó các tham dự viên thảo luận với nhau về giá trị ưu tiên của CTXH, nhờ đó giúp người nhân viên có thể chọn việc này và tạm trì hoãn việc kia trong điều kiện cùng một lúc không thể thi hành hai hay nhieu hon các nhiệm vụ. Các giá trị được tham dự viên đưa ra là sự sống, sự tự quyết, tự lập và tự do, hành động công bằng, chú tâm đến chất lượng cuộc sống, ý thức thân chủ có quyền được bảo vệ, phải theo sự thật, và tuân thủ luật lệ cùng quy định.

Một đề tài mang tính thực hành cao là Tiến Trình Tổ Chức và Phát Triển Cộng Đồng đã được sơ Hương trình bày sáng tỏ, nhờ đó, các tham dự viên biết chú ý khám phá nội lực của cộng đồng, có một cái nhìn tích cực trên cộng đồng. Chính khi nhận ra năng lực của cộng đồng là khi có thể phác họa nên những tia hy vọng cho bản thân và cho cộng đồng.

Các tham dự viên bị yêu cầu phải tìm cho ra điểm tích cực cho một cộng đồng đang bị kêu réo bởi những tiêu cực sau đây: Linh mục quản xứ già yếu, tình trạng hôn nhân rối đạo tràn lan, các hội đoàn mất đoàn kết, và 30% giới trẻ nghiện ma túy.

Sau khi thảo luận, các tham dự viên nhận ra nội lực của cộng đồng này là: «Một linh mục cao tuổi chính là nguồn thánh thiêng cho giáo xứ. Tình trạng rối đạo là một sự thúc đẩy cho cha sở cũng như cho Ban hành giáo và các hội đoàn làm việc tích cực hơn;.Một giáo xứ mất đoàn kết là lời mời gọi cho cha xứ bớt đi tính “kiêu căng” của người mục tử. Và nếu một cộng đoàn với 30% giới trẻ nghiện ma túy thì vẫn còn 70% không nghiện kia mà. Tuy nhiên, đây là hồi chuông cảnh báo về nền giáo dục trong gia đình».


Các tham dự viên, Ban tổ chức cùng chụp hình với Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh

Trong thánh lễ bế mạc, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum, chủ nhà đã chia sẻ: "Người nhân viên xã hội cũng như người làm việc bác ái là những người đi trả nợ. Một hình thức nào đó anh em chúng ta nghèo là do chúng ta nợ họ. Khi anh chị em đi làm công việc bác ái đừng nghĩ mối quan hệ của chúng ta với họ là mối tương quan xin – cho. Lời của thánh Vincent de Paul nhắn nhủ các chị Nữ Tử Bác Ái: khi chị em trao cho người nghèo một bát cháo, chị em phải biết cám ơn họ, vì chính nhờ họ mà chị em trả được món nợ. Vậy nếu là người trả nợ thì thái độ của chúng ta là khiêm nhường trong tư thế quỳ gối chứ không phải là người ở tư thế bên trên người nghèo".

PV.VRNs

Tổng hợp theo Website Caritas VN

Khoa kỹ năng công tác xã hội và phát triển cộng đồng dành cho nhân viên Caritas giáo tỉnh Miền Trung vừa kết thúc Reviewed by Admin on 4/03/2012 Rating: 5 VRNs (04303.2012) – Kontum – Khoảng 50 tham dự viên là quý cha giám đốc, phó giám đốc, quý sơ và quý nhân viên của cơ quan Caritas các...

Không có nhận xét nào: