Bài Giáo Lý Thứ Tư(8A 15) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 5, 2012

Bài Giáo Lý Thứ Tư(8A 15)

Nguyễn Học Tập(TNCG) - Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 02.05.2012.

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VỊ TỬ ĐẠO KITÔ HỮU TIÊN KHỞI

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

trong những bài giáo lý cuối cùng, chúng ta đã thấy, trong lời cầu nguyện cá nhân và tập thể, thế nào việc đọc và suy niệm Thánh Kinh mở ra cho chúng ta lắng nghe Lời Chúa, đang nói và đang đổ đầy ánh sáng để cho người hiểu được thực trạng hiện tại.

Hôm nay tôi muốn được nói đến nhân chứng và lời cầu nguyện của vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội, thánh Stephano, một trong bảy người được tuyển chọn để lo việc phục vụ bác ái đối với những người cần thiết.

Trong thời lúc ngài chịu tử đạo, Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại một lần nữa mối tương quan sung mãn giữa Lời Chúa và cầu nguyển được tỏ hiện.

1 - Stephano bị dẫn ra toà, trước Thượng Hội Đồng, nơi mà ngài bị tố cáo là đã tuyên bố:

- "Giêsu, người Nazareth sẽ phá hủy nơi nầy và thay đổi những tục lệ mà ông Moisen đã truyền lại cho chúng ta" (Act 6, 14).
Trong cuộc sống công cộng, thực sự Chúa Giêsu đã tiên báo sự tàn phá đền thờ Giêrusalem:

- "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ nầy đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại"
(Jn 2, 19).

Tuy nhiên, như Thánh Gioan tác giả Phúc Âm ghi chú,

- "Nhưng Đến Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. Vậy, khi Người từ cõi chết trỗi dây, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó. Họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói"
(Jn 2, 21-22). .
Lời trần tình của Stephano trước toà án , là lời diễn giải dài nhứt của Sách Tông Đồ Công Vụ, được khai triển trên chính lời tiên tri nầy của Chúa Giêsu, Người là Đền Thờ mới, Đấng khánh thành sự tế tự mới, và thay thế các nghi thức tế tự cũ bằng sự hy sinh chính mình trên thập giá,

Stephano muốn chứng tỏ cho thấy lời tố cáo rằng ngài đảo ngược lề luật Moisen là điều không có lý chứng và làm cho thấy nhãn quang của ngài về lịch sử cứu rổi, về giao ước giữa Thiên Chúa và loài người.

Như vậy, ngài đọc lại cả những gì Thánh Kinh tường thuật lại, con đường được chứa đựng trong Thánh Kinh, đê cho thấy rằng mình đang dẫn dắt mọi người đến "nơi" có sự hiện diện quyết định của Thiên Chúa, đó là Chúa Giêsu, một cách cá biệt là đến cuộc Khổ Nạn, Tử Nạn và Phục Sinh của Người.

Trong nhãn quang đó, Stephano cũng đọc cho mọi người hiểu trạng thái môn đệ Chúa Giêsu của ngài, bằng cách theo đuổi trạng thái đó cho đến tử đạo.

Như vậy, việc suy niệm Thánh Kinh cho phép Stephano hiểu được sứ mạng của mình, đời sống, thực tế hiện tại.

Trong thực tế hiện tại đó, Stephano được ánh sáng Chúa Thánh Thần, được mối tâm giao thân tình của mình với Chúa dẫn dắt, đến nỗi các thành viên của Thượng Hội Đồng thấy gương mặt Stephano sáng lên rực rở "giống như mặt thiên thần" (Act 6, 15).

Dấu chứng có sự bảo trợ đó của Chúa nhắc lại gương mặt sáng rực của Moisen từ trên núi xuống, sau khi gặp Chúa (cfr Ex 34, 29-35; 2 Cor 3, 7-8)

2 - Trong bài tường trình của mình, Stephano khởi đầu từ việc kêu gọi Abraham, đang hành trình hướng về miền đất được Chúa chỉ cho và ông chỉ chiếm hữu được ở tầm mức lời hứa; kế đến Stephano nói đến Giuse, bị anh em bán đi, nhưng đuợc Chúa chăm sóc và giải thoát, để đề cập đến Moisen, được trở thành dụng cụ của Chúa để giải thoát dân Người, nhưng Moisen vẫn còn gặp phải nhiều lần sự từ chối của chính dân mình. Trong các biến cố đó được Thánh Kinh thuật lại, Stephano tỏ ra là người biết lắng nghe một cách đạo đức, cho thấy Thiên Chúa mệt mỏi đi tìm gặp con người mặc cho thường gặp phải chống đối cố chấp.

Đó là những gì trong quá khứ, trong hiện tại và tương lai.

Như vậy trong cả Cựu Ước, Stephano nhìn thấy được tiền diện mạo công trình của chính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng - như cha ông thời xưa - cũng gặp phải các trở ngại, từ chối, cái chết.

Stephano đặt mình liên tưởng đến Giosue, David và Salomon, là những vị có liên hệ đến việc xây cất đền Giêrusalem, và kết luận bằng lời của tiên tri Isaia (Is 66, 1-2):

- "Trời là ngai của Ta và đất là bệ dưới chân Ta. Các ngươi sẽ xây cho Ta nhà nào, và nơi nào sẽ là chốn Ta nghỉ ngơi, tất cả những vật ấy, không phải chính tay Ta đã làm sao?"
(Act 7, 49-50).

Trong cuộc suy niệm của Stephano về động tác của Thiên Chúa trên lịch sử cứu rổi, bằng cách cho thấy rõ cơn cám dỗ trường kỳ từ chối Thiên Chúa và động tác của Người. Ngài xác nhận Chúa Giêsu là Người Công Chính đưọc các ngôn sứ loan báo. Nơi Người chính Thiên Chúa trở nên hiện diện một cách duy nhứt và quyết định: Chúa Giêsu là "nơi" của sự thờ phượng đích thực.

Stephano không từ chối tầm quan trọng của đền thờ trong một khoản thời gian nào đó, nhưng nhấn mạnh rằng:

- "Thiên Chúa không ở trong những ngôi nhà do tay con người làm ra"
(Act 7, 48)

Đền Thờ mới đích thực, trong đó Thiên Chúa cư ngụ, chính là Con Người, Đấng đã nhận lấy thể xác con người, là bản thể nhân loại của Chúa Ki Tô, Đấng Phục Sinh quy tựu các dân nước và hiệp nhứt họ trong Bí Tích Mình và Máu Người.

Cách diễn tả về đền thờ "không do tay con người làm ra", chúng ta cũng gặp được trong tư tưởng thần học Thánh Phaolồ và trong Thư gởi các tín hữu Do Thái: thân thể Chúa Giêsu, mà Người đã nhận lấy để dâng hiến chính Người, như của lễ hiến tế để tẩy xoá tội lỗi, là đền thờ Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa hằng sống hiện diện; nơi Người, Thiên Chúa và con người, Thiên Chúa và trần gian thực sự hiẹp nhứt sát nhập nhau.

Chúa Giêsu nhận lấy nơi Người tội lỗi của nhân loại để đem nó vào tình yêu thương của Thiên Chúa và "thiêu hủy" nó đi trong tình yêu nầy.

Đến gần bên Thánh Giá, hội nhập vào hiệp thông với Chúa Kitô, có nghĩa là hội nhập vào sự hoán chuyển nầy.

Điều đó có nghĩa là hội nhập vào liên kết với Chúa, hội nhập vào đền thờ đích thực.

3 - Cuộc đời và lời tưòng trình của Stephano thình lình bị cắt đứt với cuộc ném đá, nhưng chính cuộc tử đạo của ngài chính là sự thực hiện hoàn hảo đời sống và sứ điệp của ngài: ngài trở thành một với Chúa Kitô.

Như vậy sự suy niệm của ngài về động tác của Thiên Chúa trong lịch sử, về Lời Chúa trong Chúa Giêsu đã gặp được sự thực hiện hoàn hảo, trở thành một phần tham dự trước vào chính lời cầu nguyện trên Thánh Giá.

Thật vậy, trước khi chết, Stephano kêu lớn tiêng lên:

- "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con"
(Act 7, 59 ),

Bằng cách lấy các lời của Thánh Vịnh 31:

- "Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con"
(Ps 31, 6),
Và sao chép lại lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trên đồi Calvario:

- "Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha"
(Lc 23,46).

Và sau cùng , như Chúa Giêsu, Stephano cũng thét lớn tiếng lên trước những kẻ sắp ném đá ngài:

- "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tôi nầy"
(Act 7, 60).

Chúng ta thấy được rằng, nếu về một phương diện, lời cầu nguyện của Stephano lấy lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, nhưng đối tượng nhằm đến khác nhau, bởi vì lời van xin được hướng lên chính Chúa, tức là Chúa Giêsu, mà Stepahno ngắm nhìn đang hiển vinh bên phải Chúa Cha:

- "Đây, ông nhìn các tầng trời rộng mở và Con Người ở bên hữu Thiên Chúa"
(Act 7, 55).

Anh Chị Em thân mến, nhân chứng của Thánh Stephano ban tặng cho chúng ta một vài chỉ dẫn cho động tác cầu nguyện của chúng ta.

Chúng ta có thể hỏi: từ đâu vị tử đạo Kitô giáo tiên khởi tìm ra được sức mạnh để đối đầu lại các người đàn áp ngài và đạt đến động tác hiến tặng chính mình?

Câu trả lời thật đơn sơ: đó là

- Từ mối giao tiếp liên hệ với Chúa,
- Từ việc thông hiệp với Chúa Kitô,
- Từ việc suy niệm đến lịch sử cứu rỗi,
- Từ việc nhận thức được động tác của Chúa, động tác đã đạt đến tuyệt đỉnh nơi Chúa Kitô.

Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải được nuôi nấng bằng việc lắng nghe lời Chúa, trong thông hiệp với Chúa Giêsu và với Giáo Hội Người.

Yếu tố thứ hai: đó là Thánh Stephano thấy được báo trước, trong lịch sử tương quan tình yêu giữa Chúa và con người, khuôn diện và sứ mạng của Chúa Giêsu.

Người - Chúa Con - là đền thờ "không do tay con người làm ra" , nơi đó sự hiện diện của Chúa Cha đươc thể hiện gần gủi như vậy đến nỗi hội nhập vào thể xác nhân loại chúng ta, để đem chúng ta đến với Chúa, để mở rộng các cửa Trời cho chúng ta.

Như vậy, lời cầu nguyện của chúng ta phải là sự chiêm ngắm Chúa Giêsu bên hữu Chúa Cha, chiêm ngắm Chúa Giêsu như là Chúa chúng ta, của đời sống hằng ngày của tôi.

Nơi Người, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng có thể hướng về Chúa Cha, thực sự tiếp xúc với Thiên Chúa với lòng tin cậy và phó thác của con cái thưa chuyện, cầu nguyện với một người Cha thương yêu chúng vô tận.

Cám ơn Anh Chị Em.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập(TNCG).

(Thông tấn www.vatican.va, 02.05.2012)
Bài Giáo Lý Thứ Tư(8A 15) Reviewed by Unknown on 5/04/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập(TNCG) - Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 02.05.2012. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VỊ TỬ ĐẠO KITÔ HỮU TIÊN K...

Không có nhận xét nào: