Mai Khôi(TNCG) - Tính thời sự của tông thư Pacem in Terris (Hòa Bình trên Địa Cầu)
Rôma, 03.05.2012 (Zenit.org) – Tông thư Pacem in Terris, sẽ tròn 50 năm tuổi vào năm tới 2013, là một văn kiện rất thời sự kêu gọi phục vụ "cho lợi ích công cộng phổ quát", đối với cả "những người có đạo và những người không có đạo".
Đó là thông điệp nổi bật được đưa ra từ lễ bế mạc kỳ họp đại hội lần thứ 18 của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội (nhóm họp từ 27.04 đến 01.05.2012). Các diễn giả đáng chú ý sau đây đã tham luận : Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, Viện Trưởng, Đức Cha Roland Minnerath, Tổng Giám Mục giáo phận Dijon, Pháp, và bà Margaret S. Archer, giáo sư Đại Học Bách Khoa Liên Bang ở Lausanne (Thụy Sĩ).
Được công bố giữa hai kỳ họp của Công Đồng Vatican II, vào năm 1963, ngay giữa cuộc chiến tranh lạnh, tông thư của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, gửi cho "tất cả mọi người thiện chí", là một "thông điệp mạnh mẽ của niềm hy vọng vượt lên trên mọi chia rẽ chủ thuyết và tôn giáo", thông cáo báo chí của Viện Hàn Lâm được công bố hôm 02.05.2012 đã xác quyết.
Thiện ích công cộng phổ quát
Theo tông thư, thiện ích công cộng, vốn là "tổng hợp các điều kiện sống trong xã hội cho phép con người đạt tới sự toàn hảo của riêng mình cách đầy đủ nhất và thoải mái nhất", có một chiều kích phổ quát. Ngày nay, bản thông cáo nhận xét, trong bối cảnh toàn cầu hóa, định nghĩa này "chính xác hơn bao giờ hết".
Thiện ích chung, theo bản thông cáo, không chỉ hạn định "liên quan đến con người, bởi vì nó có quan hệ cốt yếu với bản chất con người". Cũng cần phải nhắc lại rằng "trật tự đặc thù của các cộng đồng nhân loại có nguồn gốc luân lý", nghĩa là những thách thức mà con người phải đương đầu, dù là để có hòa bình hay để có một trật tự công bằng trong các trao đổi kinh tế, thì vẫn luôn mang bản chất "đạo lý".
Nếu tông thư Pacem in Terris đã được soạn thảo "giữa thời chiến tranh lạnh và trong một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng", bản thông cáo nhấn mạnh, thì ngay trong ngày hôm nay "hòa bình vẫn đang bị đe dọa", đặc biệt vì lý do "hận thù tôn giáo và chủng tộc" đang dẫn đưa các xã hội tới nhửng cuộc "xung đột mãnh liệt". Trong lúc "con người được sinh ra để sống hòa bình với người xung quanh, sống trong công lý, sự thật, thân ái và tự do.
Bản thông cáo cũng lưu ý là sự bảo vệ các quyền con người đã được thể chế hóa sau khi đã diễn ra những "khủng khiếp" của hai cuộc chiến tranh thế giới, con người đã công nhận "giá trị phổ quát" của mình được xây dựng trên những "chân lý nhân chủng học". Tuy nhiên, các "giá trị cơ bản của con người", vẫn còn là "đề tài tranh cãi".
Trên chiều hướng này, cần phải tái xác định "một cách mạnh mẽ", với tông thư Pacem in Terris, luận đề trung tâm của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội : "Mọi người đều có nhân phẩm, nghĩa là một bản thể có trí tuệ và ý chí tự do". Bản chất con người, bản thông cáo viết tiếp, là được "tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, có khả năng hiểu biết và yên thương".
Đối với những tín hữu và những người không là tín hữu
Nhờ tông thư này, các tham dự viên kỳ họp đánh giá, "tiếng nói của Giáo Hội đã cất lên" để kêu gọi "lương tâm của mọi con người", nhân danh "bản chất chung" của họ. Nhân loại được mời gọi "duyệt lại cấu trúc hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa của mình" trên cơ sở những nguyên tắc phổ quát của "tự do, sự thật, tình thương và công lý".
Tông thư Pacem in Terris là "một luồng gió mát" đối với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Hơn nữa, tông thư đã được "đón nhận thuận lợi bởi tất cả các môi trường", vì nó "tiếp cận sâu xa tới con người". Tông thư cũng là một "sự suy nghĩ sâu sắc về con người trong xã hội, con người là trung tâm và là tuyệt đỉnh của mọi cấu trúc xã hội"
Nếu Giáo Hội "ý thức biết rõ sự thật về con người" nhờ Đức Kitô mạc khải, Giáo hội cũng còn phải "phân biệt tính đặc thù của đức tin (Công Giáo) và những sự thật của lý trí thường hay xuất phát từ đức tin và mọi người có thể đạt tới, bất kể niềm tin của họ như thế nào"
Như vậy, bản thông cáo viết tiếp, "bổn phận" của Giáo Hội là phải "bảo vệ sự thật và những giá trị thuộc về phẩm giá con người", kể cả trường hợp "sự đòi hỏi sự thật" của Giáo Hội bị "chỉ trích", và khi "sự quy chiếu luật tự nhiên không được biết đến trong nhiều lãnh vực của xã hội".
Ngoài ra, các thành viên của Hàn Lâm Viện đã chú ý đến những kỹ thuật mới mẻ và những khả năng chúng có thể cống hiến cho hòa bình, sự thật và sự trong sáng, trong những vấn đề cai trị thế giới - kinh tế, di dân, môi trường, sự thăng tiến của các quốc gia đông phương – các thách đố của Liên Hiệp Châu Âu và sự đóng góp của tôn giáo cho hòa bình.
Anne Kurian – Mai Khôi phỏng(TNCG) dịch
Nguồn: www.zenit.org
Rôma, 03.05.2012 (Zenit.org) – Tông thư Pacem in Terris, sẽ tròn 50 năm tuổi vào năm tới 2013, là một văn kiện rất thời sự kêu gọi phục vụ "cho lợi ích công cộng phổ quát", đối với cả "những người có đạo và những người không có đạo".
Đó là thông điệp nổi bật được đưa ra từ lễ bế mạc kỳ họp đại hội lần thứ 18 của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội (nhóm họp từ 27.04 đến 01.05.2012). Các diễn giả đáng chú ý sau đây đã tham luận : Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, Viện Trưởng, Đức Cha Roland Minnerath, Tổng Giám Mục giáo phận Dijon, Pháp, và bà Margaret S. Archer, giáo sư Đại Học Bách Khoa Liên Bang ở Lausanne (Thụy Sĩ).
Được công bố giữa hai kỳ họp của Công Đồng Vatican II, vào năm 1963, ngay giữa cuộc chiến tranh lạnh, tông thư của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, gửi cho "tất cả mọi người thiện chí", là một "thông điệp mạnh mẽ của niềm hy vọng vượt lên trên mọi chia rẽ chủ thuyết và tôn giáo", thông cáo báo chí của Viện Hàn Lâm được công bố hôm 02.05.2012 đã xác quyết.
Thiện ích công cộng phổ quát
Theo tông thư, thiện ích công cộng, vốn là "tổng hợp các điều kiện sống trong xã hội cho phép con người đạt tới sự toàn hảo của riêng mình cách đầy đủ nhất và thoải mái nhất", có một chiều kích phổ quát. Ngày nay, bản thông cáo nhận xét, trong bối cảnh toàn cầu hóa, định nghĩa này "chính xác hơn bao giờ hết".
Thiện ích chung, theo bản thông cáo, không chỉ hạn định "liên quan đến con người, bởi vì nó có quan hệ cốt yếu với bản chất con người". Cũng cần phải nhắc lại rằng "trật tự đặc thù của các cộng đồng nhân loại có nguồn gốc luân lý", nghĩa là những thách thức mà con người phải đương đầu, dù là để có hòa bình hay để có một trật tự công bằng trong các trao đổi kinh tế, thì vẫn luôn mang bản chất "đạo lý".
Nếu tông thư Pacem in Terris đã được soạn thảo "giữa thời chiến tranh lạnh và trong một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng", bản thông cáo nhấn mạnh, thì ngay trong ngày hôm nay "hòa bình vẫn đang bị đe dọa", đặc biệt vì lý do "hận thù tôn giáo và chủng tộc" đang dẫn đưa các xã hội tới nhửng cuộc "xung đột mãnh liệt". Trong lúc "con người được sinh ra để sống hòa bình với người xung quanh, sống trong công lý, sự thật, thân ái và tự do.
Bản thông cáo cũng lưu ý là sự bảo vệ các quyền con người đã được thể chế hóa sau khi đã diễn ra những "khủng khiếp" của hai cuộc chiến tranh thế giới, con người đã công nhận "giá trị phổ quát" của mình được xây dựng trên những "chân lý nhân chủng học". Tuy nhiên, các "giá trị cơ bản của con người", vẫn còn là "đề tài tranh cãi".
Trên chiều hướng này, cần phải tái xác định "một cách mạnh mẽ", với tông thư Pacem in Terris, luận đề trung tâm của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội : "Mọi người đều có nhân phẩm, nghĩa là một bản thể có trí tuệ và ý chí tự do". Bản chất con người, bản thông cáo viết tiếp, là được "tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, có khả năng hiểu biết và yên thương".
Đối với những tín hữu và những người không là tín hữu
Nhờ tông thư này, các tham dự viên kỳ họp đánh giá, "tiếng nói của Giáo Hội đã cất lên" để kêu gọi "lương tâm của mọi con người", nhân danh "bản chất chung" của họ. Nhân loại được mời gọi "duyệt lại cấu trúc hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa của mình" trên cơ sở những nguyên tắc phổ quát của "tự do, sự thật, tình thương và công lý".
Tông thư Pacem in Terris là "một luồng gió mát" đối với Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. Hơn nữa, tông thư đã được "đón nhận thuận lợi bởi tất cả các môi trường", vì nó "tiếp cận sâu xa tới con người". Tông thư cũng là một "sự suy nghĩ sâu sắc về con người trong xã hội, con người là trung tâm và là tuyệt đỉnh của mọi cấu trúc xã hội"
Nếu Giáo Hội "ý thức biết rõ sự thật về con người" nhờ Đức Kitô mạc khải, Giáo hội cũng còn phải "phân biệt tính đặc thù của đức tin (Công Giáo) và những sự thật của lý trí thường hay xuất phát từ đức tin và mọi người có thể đạt tới, bất kể niềm tin của họ như thế nào"
Như vậy, bản thông cáo viết tiếp, "bổn phận" của Giáo Hội là phải "bảo vệ sự thật và những giá trị thuộc về phẩm giá con người", kể cả trường hợp "sự đòi hỏi sự thật" của Giáo Hội bị "chỉ trích", và khi "sự quy chiếu luật tự nhiên không được biết đến trong nhiều lãnh vực của xã hội".
Ngoài ra, các thành viên của Hàn Lâm Viện đã chú ý đến những kỹ thuật mới mẻ và những khả năng chúng có thể cống hiến cho hòa bình, sự thật và sự trong sáng, trong những vấn đề cai trị thế giới - kinh tế, di dân, môi trường, sự thăng tiến của các quốc gia đông phương – các thách đố của Liên Hiệp Châu Âu và sự đóng góp của tôn giáo cho hòa bình.
Anne Kurian – Mai Khôi phỏng(TNCG) dịch
Nguồn: www.zenit.org
Không có nhận xét nào: