Quang cảnh Văn Giang trong buổi sáng xảy ra vụ cưỡng chế - Nguồn: Internet. |
Trịnh Hữu Long - (NCTG) Cả một hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và phức tạp, từ luật đất đai, đến các nghị định của Chính phủ và thông tư của các cơ quan bộ, ngành,… được người dân Văn Giang viện dẫn để chứng minh cho những quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng. Sau 8 năm theo đuổi khiếu kiện, họ đã thành… những chuyên gia về luật đất đai từ lúc nào không hay. Song có một văn bản họ chưa bao giờ nhắc tới…
“Người dân Văn Giang chúng tôi chỉ muốn tuân thủ pháp luật, muốn chính quyền và chủ đầu tư thực hiện đúng pháp luật chứ không mong muốn gì hơn”.
Đây là điều được ông Nguyễn Văn Bính (70 tuổi, xóm 3 xã Xuân Quan – Văn Giang) cũng như rất nhiều nông dân khác khẳng định, liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ngày 24-4-2012 tại địa bàn này. Trong khi các nhà nghiên cứu lý luận và các luật gia đang cố công phân tích bản chất của nhà nước pháp quyền trên những tạp chí chuyên ngành uy tín, trong khi nhà nước đang ra sức tuyên truyền về tinh thần thượng tôn pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, thì bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy tinh thần cốt lõi đó của nền pháp quyền trong lời nói và hành động của những người nông dân Văn Giang này trong gần 8 năm qua.
Cả một hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và phức tạp, từ luật đất đai, đến các nghị định của Chính phủ và thông tư của các cơ quan bộ, ngành,… được người dân Văn Giang viện dẫn để chứng minh cho những quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng.
Ông Lê Thạch Bàn (xóm 4, xã Xuân Quan) cho rằng: “ Trên văn bản, tỉnh Hưng Yên quy định đây là đô thị loại IV. Theo khung giá đất nhà nước ban hành (kèm theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ), giá cao nhất cho đô thị loại IV là 13.350.000 đ/m2, thấp nhất là 50.000 đ/m2, bình quân là 6,7 triệu đồng/m2. Nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tài giúp chúng tôi thương lượng với nhau một mức giá thuận mua vừa bán nào đấy, chứ sao lại đem lực lượng hùng hậu như vậy cưỡng chế chúng tôi phải nhận có 135.000 đ/m2 như vậy?”.
Mặc dù viện dẫn rất nhiều văn bản như vậy, có một văn bản họ chưa bao giờ đề cập tới, đó là Hiến pháp.
Dự án Ecopark phục vụ an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia?
Năm 2004, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (sau này được biết đến với tên gọi là khu đô thị sinh thái Ecopark) được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư. Quyết định thu hồi đất cũng được ban hành ngày 30-6 cùng năm và để thực hiện quyết định này, 3.900 hộ dân của 3 xã Cửu Cao, Xuân Quan và Phụng Công sẽ gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp – vốn là sinh kế duy nhất của họ từ nhiều thế hệ qua. Với mức giá đền bù chỉ ở mức 135.000 đ/m2, mỗi hộ dân có 5 nhân khẩu và 2.5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng. Số tiền này đủ để duy trì cuộc sống của 5 con người trong vòng 1 năm, trước khi họ rơi vào thế bần cùng. Quyết định thu hồi đất trở thành cái án nặng nề cắt đứt nguồn sống của họ. Hiến pháp – đạo luật gốc – là căn cứ cao nhất để xem xét tính chất pháp lý của quyết định này.
Ở Việt Nam, đại đa số người dân chưa có thói quen viện dẫn đến Hiến pháp để xác định tính chất pháp lý của một vấn đề. Với tư cách là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp chi phối mọi nội dung và thể thức của toàn bộ hệ thống pháp luật. Người dân vẫn chỉ quan tâm đến tính hợp pháp (hiểu theo nghĩa là tính phù hợp với văn bản luật), chứ chưa có nhiều khái niệm về tính hợp hiến của vấn đề.
Vốn dĩ, điều 23 Hiến pháp 1992 quy định: “ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.
Như vậy, với tư cách là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, các hộ nông dân ở Văn Giang chỉ bị nhà nước trưng mua, trưng dụng quyền sử dụng đất đã được giao, cho các mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, theo giá thị trường. Trong khi đó, Ecopark là một dự án đầu tư xây dựng khu đô thị của Vihajico – vốn là một công ty cổ phần, thuộc sở hữu tư nhân và hoạt động vì mục đích lợi nhuận của các cổ đông góp vốn. Bằng bất cứ cách nào, người ta cũng không thể gán cho những tòa biệt thự, những hồ bơi của Ecopark vào một mục đích nào trong 3 mục đích được minh định tại điều 23 của Hiến pháp kể trên.
Giả định Ecopark thỏa mãn điều kiện về mục đích trưng mua, trưng dụng, thì cái giá 135.000 đ/m2 có được coi là giá thị trường? Sẽ cần đến những tổ chức định giá độc lập hoặc những quy trình thẩm định nghiêm túc để định đoạt đâu là giá thị trường của những thửa đất nằm sát địa phận Hà Nội này. Nhưng đối với những người nông dân trồng cây cảnh ở Văn Giang, giá trị của đất nằm ở con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/sào mà họ thu được mỗi năm và nuôi sống gia đình họ từ năm này qua năm khác. Còn đối với chủ đầu tư, họ cũng sẽ thu được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu nhưng không phải tính trên đơn vị “sào”, mà là mét vuông, một khi các căn hộ, các lô đất ở đây được rao bán.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật, UBTƯMTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP. HCM cho rằng: “ Xét về mặt Hiến pháp cũng như về Luật đất đai 1993 (*) thì việc thu hồi đất ở Văn Giang là không đúng. Bởi vì Hiến pháp và Luật đất đai 1993 xác định chỉ những công trình an ninh, quốc phòng hoặc phúc lợi chung thì nhà nước mới đứng ra cùng với nhân dân trao đổi, bàn bạc đi đến phương án giải tỏa, còn đối với các công trình kinh tế thì nhà đầu tư phải trực tiếp thương lượng với dân theo giá thị trường chứ nhà nước không thể đứng ra thay mặt cho nhà đầu tư thu hồi, giải tỏa với giá rẻ mạt như vậy được”.
Rõ ràng, nếu chúng ta có một cơ chế bảo hiến hiệu quả, UBND tỉnh Hưng Yên sẽ gặp rắc rối lớn với Tòa án Hiến pháp khi cưỡng chế thu hồi đất của nông dân Văn Giang với mức giá bị cho là rẻ mạt và giao cho chủ đầu tư kinh doanh.
Dấu hiệu vi hiến của một đạo luật quan trọng
Việc thu hồi đất ở Văn Giang nêu trên chỉ là dấu hiệu vi hiến của một hành vi, nhưng sâu xa hơn là dấu hiệu vi hiến của một đạo luật quan trọng.
Để đi tìm một mục đích phù hợp cho việc thu hồi đất bàn giao cho chủ đầu tư dự án, người ta viện dẫn đến Luật đất đai 2003, vốn quy định tại điều 38 rằng: “ Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;…”. Rất dễ để thuyết phục bất kỳ ai rằng các dự án như Ecopark là nhằm mục đích phát triển kinh tế.
Như vậy, so với quy định tại điều 23 Hiến pháp, khái niệm “trưng mua”, “trưng dụng” đã bị thay thế bởi khái niệm “thu hồi” và xuất hiện thêm 2 mục đích thu hồi không có trong Hiến pháp là “ lợi ích công cộng” và “phát triển kinh tế”.
Trước đó, Luật đất đai năm 1993 cũng quy định tại điều 27 rằng: “ Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.
Như vậy, cùng một nội dung hiến định tại điều 23 của Hiến pháp, Luật đất đai 1993 bổ sung mục đích “ lợi ích công cộng”, đến Luật năm 2003 tiếp tục bổ sung thêm mục đích “phát triển kinh tế”. Nhờ mục đích “phát triển kinh tế” này và sự nhập nhèm trong cách giải thích luật, nhà nước đã tạo ra một cơ chế bảo vệ cho quá trình dịch chuyển một cách không tự nguyện quyền sử dụng đất đai từ tay người nông dân vào tay các nhà đầu tư, quá trình mà đúng ra phải là thỏa thuận dân sự thuần túy giữa hai chủ thể. Dễ dàng nhận thấy ai là người phải chịu thiệt từ cơ chế này.
Trong các phát biểu của mình, PGS-TS. Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội) cũng cho rằng: “Việc luật đất đai quy định thêm các trường hợp được phép thu hồi đất như “lợi ích công cộng”, “phát triển kinh tế” đã được tôi và các đồng nghiệp đánh giá rất nhiều lần là vi hiến. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có Tòa án Hiến pháp, nên chưa có cơ chế nào để phán quyết tính vô hiệu của các quy định này”.
Trước năm 1958, nước Pháp cũng rơi vào tình trạng luật ban hành ra có những nội dung trái Hiến pháp nhưng không có một cơ quan có chức năng bảo hiến nào để bác bỏ các đạo luật này. Trong khi đó, các cơ quan hành chính lại rất nhuần nhuyễn trong việc đảm bảo tính hợp pháp trong các quyết định hành chính của mình. Khi luật ban hành ra đã vi phạm Hiến pháp, thì mọi biện pháp thực thi luật đều không có giá trị. Đó là lý do ngày nay nước Pháp có một cơ chế bảo hiến đủ mạnh để tuyên vô hiệu đối với bất kỳ đạo luật vi hiến nào. Một quốc gia không xây dựng được cơ chế bảo vệ Hiến pháp của mình, khó có thể nói là họ đang xây dựng nhà nước pháp quyền.
“Người dân Văn Giang chúng tôi chỉ muốn tuân thủ pháp luật, muốn chính quyền và chủ đầu tư thực hiện đúng pháp luật chứ không mong muốn gì hơn”.
Đây là điều được ông Nguyễn Văn Bính (70 tuổi, xóm 3 xã Xuân Quan – Văn Giang) cũng như rất nhiều nông dân khác khẳng định, liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất ngày 24-4-2012 tại địa bàn này. Trong khi các nhà nghiên cứu lý luận và các luật gia đang cố công phân tích bản chất của nhà nước pháp quyền trên những tạp chí chuyên ngành uy tín, trong khi nhà nước đang ra sức tuyên truyền về tinh thần thượng tôn pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, thì bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy tinh thần cốt lõi đó của nền pháp quyền trong lời nói và hành động của những người nông dân Văn Giang này trong gần 8 năm qua.
Cả một hệ thống các văn bản pháp luật đồ sộ và phức tạp, từ luật đất đai, đến các nghị định của Chính phủ và thông tư của các cơ quan bộ, ngành,… được người dân Văn Giang viện dẫn để chứng minh cho những quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng.
Ông Lê Thạch Bàn (xóm 4, xã Xuân Quan) cho rằng: “ Trên văn bản, tỉnh Hưng Yên quy định đây là đô thị loại IV. Theo khung giá đất nhà nước ban hành (kèm theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ), giá cao nhất cho đô thị loại IV là 13.350.000 đ/m2, thấp nhất là 50.000 đ/m2, bình quân là 6,7 triệu đồng/m2. Nhà nước chỉ đóng vai trò là trọng tài giúp chúng tôi thương lượng với nhau một mức giá thuận mua vừa bán nào đấy, chứ sao lại đem lực lượng hùng hậu như vậy cưỡng chế chúng tôi phải nhận có 135.000 đ/m2 như vậy?”.
Mặc dù viện dẫn rất nhiều văn bản như vậy, có một văn bản họ chưa bao giờ đề cập tới, đó là Hiến pháp.
Dự án Ecopark phục vụ an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia?
Năm 2004, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (sau này được biết đến với tên gọi là khu đô thị sinh thái Ecopark) được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư. Quyết định thu hồi đất cũng được ban hành ngày 30-6 cùng năm và để thực hiện quyết định này, 3.900 hộ dân của 3 xã Cửu Cao, Xuân Quan và Phụng Công sẽ gần như không còn đất sản xuất nông nghiệp – vốn là sinh kế duy nhất của họ từ nhiều thế hệ qua. Với mức giá đền bù chỉ ở mức 135.000 đ/m2, mỗi hộ dân có 5 nhân khẩu và 2.5 sào ruộng ở đây có thể nhận về số tiền hơn 120 triệu đồng. Số tiền này đủ để duy trì cuộc sống của 5 con người trong vòng 1 năm, trước khi họ rơi vào thế bần cùng. Quyết định thu hồi đất trở thành cái án nặng nề cắt đứt nguồn sống của họ. Hiến pháp – đạo luật gốc – là căn cứ cao nhất để xem xét tính chất pháp lý của quyết định này.
Những hình ảnh hãi hùng của cuộc cưỡng chế - Nguồn: Internet
Ở Việt Nam, đại đa số người dân chưa có thói quen viện dẫn đến Hiến pháp để xác định tính chất pháp lý của một vấn đề. Với tư cách là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp chi phối mọi nội dung và thể thức của toàn bộ hệ thống pháp luật. Người dân vẫn chỉ quan tâm đến tính hợp pháp (hiểu theo nghĩa là tính phù hợp với văn bản luật), chứ chưa có nhiều khái niệm về tính hợp hiến của vấn đề.
Vốn dĩ, điều 23 Hiến pháp 1992 quy định: “ Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”.
Như vậy, với tư cách là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, các hộ nông dân ở Văn Giang chỉ bị nhà nước trưng mua, trưng dụng quyền sử dụng đất đã được giao, cho các mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, theo giá thị trường. Trong khi đó, Ecopark là một dự án đầu tư xây dựng khu đô thị của Vihajico – vốn là một công ty cổ phần, thuộc sở hữu tư nhân và hoạt động vì mục đích lợi nhuận của các cổ đông góp vốn. Bằng bất cứ cách nào, người ta cũng không thể gán cho những tòa biệt thự, những hồ bơi của Ecopark vào một mục đích nào trong 3 mục đích được minh định tại điều 23 của Hiến pháp kể trên.
Giả định Ecopark thỏa mãn điều kiện về mục đích trưng mua, trưng dụng, thì cái giá 135.000 đ/m2 có được coi là giá thị trường? Sẽ cần đến những tổ chức định giá độc lập hoặc những quy trình thẩm định nghiêm túc để định đoạt đâu là giá thị trường của những thửa đất nằm sát địa phận Hà Nội này. Nhưng đối với những người nông dân trồng cây cảnh ở Văn Giang, giá trị của đất nằm ở con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/sào mà họ thu được mỗi năm và nuôi sống gia đình họ từ năm này qua năm khác. Còn đối với chủ đầu tư, họ cũng sẽ thu được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu nhưng không phải tính trên đơn vị “sào”, mà là mét vuông, một khi các căn hộ, các lô đất ở đây được rao bán.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật, UBTƯMTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch MTTQ TP. HCM cho rằng: “ Xét về mặt Hiến pháp cũng như về Luật đất đai 1993 (*) thì việc thu hồi đất ở Văn Giang là không đúng. Bởi vì Hiến pháp và Luật đất đai 1993 xác định chỉ những công trình an ninh, quốc phòng hoặc phúc lợi chung thì nhà nước mới đứng ra cùng với nhân dân trao đổi, bàn bạc đi đến phương án giải tỏa, còn đối với các công trình kinh tế thì nhà đầu tư phải trực tiếp thương lượng với dân theo giá thị trường chứ nhà nước không thể đứng ra thay mặt cho nhà đầu tư thu hồi, giải tỏa với giá rẻ mạt như vậy được”.
Rõ ràng, nếu chúng ta có một cơ chế bảo hiến hiệu quả, UBND tỉnh Hưng Yên sẽ gặp rắc rối lớn với Tòa án Hiến pháp khi cưỡng chế thu hồi đất của nông dân Văn Giang với mức giá bị cho là rẻ mạt và giao cho chủ đầu tư kinh doanh.
Dấu hiệu vi hiến của một đạo luật quan trọng
Việc thu hồi đất ở Văn Giang nêu trên chỉ là dấu hiệu vi hiến của một hành vi, nhưng sâu xa hơn là dấu hiệu vi hiến của một đạo luật quan trọng.
Để đi tìm một mục đích phù hợp cho việc thu hồi đất bàn giao cho chủ đầu tư dự án, người ta viện dẫn đến Luật đất đai 2003, vốn quy định tại điều 38 rằng: “ Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: 1. Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế;…”. Rất dễ để thuyết phục bất kỳ ai rằng các dự án như Ecopark là nhằm mục đích phát triển kinh tế.
Như vậy, so với quy định tại điều 23 Hiến pháp, khái niệm “trưng mua”, “trưng dụng” đã bị thay thế bởi khái niệm “thu hồi” và xuất hiện thêm 2 mục đích thu hồi không có trong Hiến pháp là “ lợi ích công cộng” và “phát triển kinh tế”.
Trước đó, Luật đất đai năm 1993 cũng quy định tại điều 27 rằng: “ Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.
Như vậy, cùng một nội dung hiến định tại điều 23 của Hiến pháp, Luật đất đai 1993 bổ sung mục đích “ lợi ích công cộng”, đến Luật năm 2003 tiếp tục bổ sung thêm mục đích “phát triển kinh tế”. Nhờ mục đích “phát triển kinh tế” này và sự nhập nhèm trong cách giải thích luật, nhà nước đã tạo ra một cơ chế bảo vệ cho quá trình dịch chuyển một cách không tự nguyện quyền sử dụng đất đai từ tay người nông dân vào tay các nhà đầu tư, quá trình mà đúng ra phải là thỏa thuận dân sự thuần túy giữa hai chủ thể. Dễ dàng nhận thấy ai là người phải chịu thiệt từ cơ chế này.
Nông dân Văn Giang tìm cách trở lại khu vực đã bị cưỡng chế và tiếp tục canh tác.
Ảnh: Minh Quang (“Tuổi Trẻ”)
Ảnh: Minh Quang (“Tuổi Trẻ”)
Trong các phát biểu của mình, PGS-TS. Nguyễn Đăng Dung (Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội) cũng cho rằng: “Việc luật đất đai quy định thêm các trường hợp được phép thu hồi đất như “lợi ích công cộng”, “phát triển kinh tế” đã được tôi và các đồng nghiệp đánh giá rất nhiều lần là vi hiến. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có Tòa án Hiến pháp, nên chưa có cơ chế nào để phán quyết tính vô hiệu của các quy định này”.
Trước năm 1958, nước Pháp cũng rơi vào tình trạng luật ban hành ra có những nội dung trái Hiến pháp nhưng không có một cơ quan có chức năng bảo hiến nào để bác bỏ các đạo luật này. Trong khi đó, các cơ quan hành chính lại rất nhuần nhuyễn trong việc đảm bảo tính hợp pháp trong các quyết định hành chính của mình. Khi luật ban hành ra đã vi phạm Hiến pháp, thì mọi biện pháp thực thi luật đều không có giá trị. Đó là lý do ngày nay nước Pháp có một cơ chế bảo hiến đủ mạnh để tuyên vô hiệu đối với bất kỳ đạo luật vi hiến nào. Một quốc gia không xây dựng được cơ chế bảo vệ Hiến pháp của mình, khó có thể nói là họ đang xây dựng nhà nước pháp quyền.
Trịnh Hữu Long
Ghi chú: (*) Quyết định thu hồi đất cho dự án Ecopark được ban hành vào ngày cuối cùng khi Luật đất đai 1993 còn hiệu lực.
Không có nhận xét nào: