DĐ - 1. Thư gởi Giám đốc Điều hành Savills Châu Á-Thái Bình Dương
Kính gửi ông McKellar,
Văn phòng Giám đốc Điều hành Savills Á Châu-Thái Bình Dương
Kính gửi ban điều hành Savills,
Chúng tôi, một nhóm người quan tâm thuộc giới đại học và chuyên nghiệp, viết thư này để bày tỏ sự phẫn khích với cách đối xử tồi tệ mà các chủ đất nghèo ở huyện Văn Giang (Hưng Yên, Việt Nam) đã phải hứng chịu, liên quan đến dự án phát triển Ecopark mà công ty của quí vị là một đối tác chiến lược. Chúng tôi kêu gọi quí vị có hành động thích hợp, phù hợp với ý thức trách nhiệm xã hội.
Ngày 24/4/2012 khoảng 3.000 cảnh sát đụng độ với dân làng Văn Giang khi những người này tụ tập để phản đối việc cưỡng chế đất đai của họ cho dự án khu dân cư sang trọng Ecopark. Cảnh sát đã dùng gậy đánh đập dã man những người biểu tình rồi bắt giữ hàng mấy chục người. Ở cuối lá thư này chúng tôi cung cấp một số tài liệu mạng về các sự kiện và tin tức liên quan.
Dự án Ecopark trị giá 8,2 tỷ USD chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, trong một vùng đang được phát triển thành khu vực ngoại ô cao cấp, dẫn đến tăng giá chóng mặt. Đất sắp phát triển đang được quảng cáo hoặc mua bán với giá 1000 đến 2000 USD/m2 có xây thô, còn đất không thì khoảng nửa giá đó. Rõ ràng chỉ có giới thượng lưu mới đủ khả năng mua. Tuy nhiên, dân làng chỉ được trả có 6 USD/m2. Trung bình mỗi gia đình sống và làm việc trên khoảng 350 m2 đất, tức là họ chỉ được trả khoảng 2000 USD cho mỗi gia đình, một số tiền ít ỏi không thể đền bù cho việc mất nơi cư trú và sinh kế của họ. Số tiền này chỉ đủ cho một gia đình sinh sống một vài tháng.
Ngoài sự mất sinh kế, dân làng còn bị mất mát tình cảm sâu đậm vì phải chia lìa mảnh đất tổ tiên của họ, mà nhiều thế hệ đã canh tác và nơi cha ông của họ chôn cất. Thật vậy, ngay sau khi cảnh sát giải tán những người biểu tình, các nhà phát triển lập tức tiến vào đào sới, phá hủy nhiều ngôi mộ. Dân làng chỉ còn cách đi nhặt những mảnh xương của tổ tiên của họ. Cảnh tượng trông như một cơn sóng thần vừa tràn qua.
Cách đối xử nhẫn tâm với dân làng Văn Giang của nhà phát triển đất và chính quyền là một cách hành xử mà tất cả những người văn minh không thể chấp nhận được. Xung đột giữa các nhà phát triển đất và chủ đất là chuyện thường có, nhưng chúng phải được giải quyết bằng đàm phán hòa bình và phân xử không thiên vị, theo thủ tục pháp định, không được dùng vũ lực, và người bị giải tỏa đất phải được đền bù thỏa đáng cho sự mất mát vật thể và tình cảm. Nhưng những chuyện đó đã không hề xảy ra trong dự án này.
Sự cố Văn Giang đã gây ghê tởm ở khắp trong và ngoài nước. Hàng ngàn người từ mọi tầng lớp đã ký một lá thư ngỏ phản đối (xem liên kết bên dưới). Dưới mắt tất cả những người Việt Nam hiểu biết, Ecopark đã trở thành một biểu tượng của sự tham lam bất nhân và sự đàn áp. Chúng tôi chắc chắn đây không phải là mục đích ban đầu của công ty quí vị khi quí vị đồng ý tham gia vào dự án này. Tuy nhiên, là một trong những đối tác chính và đại lý độc quyền bán đất cho Ecopark, Savills không thể làm lơ với những hành vi nhẫn tâm của nhà chức trách và nhà phát triển.
Chúng tôi kêu gọi quí vị, trên cương vị những người điều hành của một công ty toàn cầu có uy tín, hãy cố gắng hết sức mình để gây áp lực lên Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (VIHAJICO), nhà phát triển Ecopark, để họ xin lỗi và đưa ra một đề nghị bồi thường xứng đáng cho các chủ đất. Một gói bồi thường xứng đáng, ngoài khía cạnh tiền tệ, ít nhất cũng phải quan tâm thích đáng đến sinh kế của dân làng ở ngay trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, và phải lo việc đào tạo nghề nghiệp cho họ và giáo dục con em của họ. Tất cả những điều này có thể làm được mà chỉ cần một tỷ lệ nhỏ của tổng chi phí dự án, miễn là nhắm đúng mục tiêu. Nếu VIHAJICO không có biện pháp thích hợp thì xin quí vị, với tư cách một công ty có ý thức trách nhiệm xã hội, hãy ngay lập tức chấm dứt mối quan hệ với các đối tác Việt Nam của quí vị và rút lui ngay khỏi dự án Ecopark.
Chúng tôi mong được thư trả lời của quí vị và mong sẽ được được quí vị thông tin về những tiến triển trong vấn đề này.
Pham Quang Tuan,
Associate Professor, University of New South Wales, Sydney, Australia
2. Thư gửi Giám đốc Đại Học Anh tại Việt Nam và các đối tác tại Anh
Kính gửi
Sir Graeme Davies, Hiệu trưởng, British University Vietnam
GS Geoffrey Crossick, Hiệu trưởng, University of London,
TS Keith Sharp, Giám đốc Chương trình Quốc tế của University of London LSE
GS Michael Gunn, Hiệu trưởng, Staffordshire University
TS Antony Stokes LVO, Đại sứ Anh tại Vietnam
Chúng tôi, một nhóm người quan tâm thuộc giới đại học và chuyên nghiệp, viết thư này để lưu ý quí vị về sự cố đáng ghê sợ ở huyện Văn Giang (Hưng Yên, Việt Nam). Sự cố này liên quan đến dự án phát triển Ecopark nơi mà British University đã thuê một mảnh đất lớn, vì vậy chúng tôi kêu gọi quí vị có hành động thích hợp.
Ngày 24/4/2012 khoảng 3.000 cảnh sát đụng độ với dân làng Văn Giang khi những người này tụ tập để phản đối việc cưỡng chế đất đai của họ cho dự án khu dân cư sang trọng Ecopark. Cảnh sát đã dùng gậy đánh đập dã man những người biểu tình rồi bắt giữ hàng mấy chục người. Ở cuối lá thư này chúng tôi xin cung cấp một số tài liệu trên mạng về các sự kiện và tin tức liên quan.
Dự án Ecopark trị giá 8,2 tỷ USD chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, trong một vùng đang được phát triển thành khu vực ngoại ô cao cấp, dẫn đến tăng giá chóng mặt. Đất sắp phát triển đang được quảng cáo hoặc mua bán với giá 1000 đến 2000 USD/m2 có xây thô, còn đất không thì khoảng nửa giá đó. Rõ ràng chỉ có giới thượng lưu mới đủ khả năng mua. Tuy nhiên, dân làng chỉ được trả có 6 USD/m2. Trung bình mỗi gia đình sống và làm việc trên khoảng 350 m2 đất, tức là họ chỉ được trả khoảng 2000 USD cho mỗi gia đình, một số tiền ít ỏi không thể đền bù cho việc mất nơi cư trú và sinh kế của họ. Số tiền này chỉ đủ cho một gia đình sinh sống một vài tháng.
Ngoài sự mất sinh kế, dân làng còn bị mất mát tình cảm sâu đậm vì phải chia lìa mảnh đất tổ tiên của họ, mà nhiều thế hệ đã canh tác và nơi cha ông của họ chôn cất. Thật vậy, ngay sau khi cảnh sát giải tán những người biểu tình, các nhà phát triển lập tức tiến vào đào sới, phá hủy nhiều ngôi mộ. Dân làng chỉ còn cách đi nhặt những mảnh xương của tổ tiên của họ. Cảnh tượng trông như một cơn sóng thần vừa tràn qua.
Cách đối xử nhẫn tâm với dân làng Văn Giang của nhà phát triển đất và chính quyền là một cách hành xử mà tất cả những người văn minh không thể chấp nhận được. Xung đột giữa các nhà phát triển đất và chủ đất là chuyện thường có, nhưng chúng phải được giải quyết bằng đàm phán hòa bình và phân xử không thiên vị, theo thủ tục pháp định, không được dùng vũ lực, và người bị giải tỏa đất phải được đền bù thỏa đáng cho sự mất mát vật thể và tình cảm. Nhưng những chuyện đó đã không hề xảy ra trong dự án này.
Sự cố Văn Giang đã gây ghê tởm ở khắp trong và ngoài nước. Hàng ngàn người từ mọi tầng lớp đã ký một lá thư ngỏ phản đối (xem liên kết bên dưới). Dưới mắt tất cả những người Việt Nam hiểu biết, Ecopark đã trở thành một biểu tượng của sự tham lam bất nhân và sự đàn áp.
British University, ĐH London và ĐH Staffordshire không có thể thờ ơ với các hành vi nhẫn tâm của nhà chức trách và nhà phát triển. Chúng tôi kêu gọi quí vị làm hết sức mình áp lực Việt Hưng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị (VIHAJICO), nhà phát triển Ecopark, để họ xin lỗi và đưa ra một đề nghị bồi thường xứng đáng cho các chủ đất. Một gói bồi thường xứng đáng, ngoài khía cạnh tiền tệ, ít nhất cũng phải quan tâm thích đáng đến sinh kế của dân làng ở ngay trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, và phải lo việc đào tạo nghề nghiệp cho họ và giáo dục con em của họ. Tất cả những điều này có thể làm được mà chỉ cần một tỷ lệ nhỏ của tổng chi phí dự án, miễn là nhắm đúng mục tiêu. Nếu VIHAJICO không có biện pháp thích hợp thì xin quí vị hãy ngay lập tức chấm dứt mối quan hệ với các đối tác Việt Nam của quí vị và rút lui ngay khỏi dự án Ecopark. Trong tất cả các tổ chức trên thế giới, mọi người đều biết đại học Anh là nơi duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức và trách nhiệm xã hội, và chúng tôi tin tưởng rằng quí vị sẽ thực hiện nghĩa vụ này.
Chúng tôi mong được thư trả lời của quí vị và mong sẽ được được quí vị thông tin về những tiến triển trong vấn đề này.
Pham Quang Tuan,
Associate Professor, University of New South Wales, Sydney, Australia
Bạn đọc đồng ý với thư và muốn ký tên xin gửi chi tiết tên họ, chức danh và chức vụ, địa chỉ công tác, điện thoại và email về địa chỉ Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng: h.nguyendang@ulg.ac.be, hoặc gửi phản hồi dưới bài đăng trên blog của GS Hưng.
Danh sách bổ sung (sẽ không ghi địa chỉ điện thư -email- và điện thoại của mỗi người) sẽ được công bố trên blog này.
Không có nhận xét nào: