Ngư dân Việt Nam chuẩn bị ra khơi bất chấp
lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc.
|
Việt Hà - Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên biển Đông bắt đầu có hiệu lực và sẽ kéo dài cho đến ngày 1 tháng 8.
Nếu lệnh cấm đánh bắt cá được thực hiện một cách nghiêm ngặt, thì đồng nghĩa với nó là sẽ có những tàu cá của ngư dân Việt nam hay Philippines bị bắt. Nhưng liệu điều này có khiến các ngư dân Việt nam ngừng ra khơi? Việt Hà có bài tường trình sau đây:
Lệnh cấm đánh cá của TQ không có giá trị đối với VN
Chỉ chưa đầy nửa tháng sau khi trở về nhà từ Hoàng Sa nơi bị Trung Quốc giam giữ suốt hơn 1 tháng trời, ngư dân Lê Văn Vương, 19 tuổi, đã lại theo các ngư dân khác ra khơi đánh bắt cá. Cha anh Vương là ngư dân Lê Lớn cho biết:
Lê Lớn: thằng con em đi rồi, đi cách đây 10 hôm. Nó bảo cha bị đánh quá mà. Em bảo nó ở nhà nghỉ cho khỏe nhưng nó bảo không được. Giờ ba già mà con trẻ ở nhà chơi thì không được nên con đi với họ.
Lê Văn Vương và các ngư dân khác lại ra đánh bắt cá tại chính khu vực gần quần đảo Hoàng Sa nơi anh, cha anh và 19 ngư dân khác đã bị Trung quốc bắt giữ vào hồi đầu tháng 3 vừa qua. Đó là ngư trường truyền thống của các ngư dân Quảng Ngãi từ nhiều đời nay.
Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP |
Nhưng lần này anh Vương ra khơi lại đúng vào lúc cơ quan nghề cá thuộc bộ Nông nghiệp Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ ngày 16 tháng 5 cho đến hết ngày 1 tháng 8 để bảo vệ nguồn cá. Khu vực cấm đánh bắt cá bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cũng theo cơ quan này cho biết thì Trung Quốc đã áp đặt lệnh đánh bắt cá này từ năm 1999 đến nay và từ năm 2009 đến nay lệnh cấm bao giờ cũng rơi đúng vào thời điểm này trong năm. Lệnh cấm của Trung Quốc cũng nói rõ những ngư dân nào vẫn cố tình đánh bắt cá tại khu vực có lệnh cấm sẽ bị tịch thu tàu thuyền, trang thiết bị và bị phạt đến 50,000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 7,900 đô la Mỹ. Một khoản tiền không hề nhỏ đối với các ngư dân Việt Nam.
Ngư dân Lê Lớn cho biết ông, con ông và các ngư dân Quảng Ngãi đều biết về lệnh cấm này nhưng họ vẫn đi.
"Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông"
(Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Lê Lớn: năm nào Trung Quốc cũng cấm hết, không có năm nào không cấm hết. Bon em đi biển lúc nào cũng thấy là nó cấm ngư dân Việt Nam ra đánh bắt cá hết nhưng mà mình đi miết thôi. Cứ nghe thôi nhưng rồi cứ ra làm, không sao mà sợ hết.
Trong khi đó, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị hôm 15 tháng 5 lên tiếng phản đối
Ngư dân Lê Văn Lớn- thuyền viên tàu
QNg 66101 TS. Source lyson.org
|
lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này không có giá trị. Ngay từ giữa tháng 1 khi mạng ngư nghiệp Trung Quốc đăng thông báo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về lệnh cấm đánh bắt cá trong năm 2012, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng nói rằng
‘việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông, làm cho tình hình biển Đông phức tạp thêm’.
Với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đi vào hiệu lực trong khi những ngư dân Việt nam vẫn tiếp tục ra khơi, câu hỏi đặt ra là liệu sẽ có nhiều hơn nữa các tàu cá Việt Nam bị bắt giữ trong thời gian tới? giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận xét:
"Khoảng 1 năm trở về trước họ bớt hung hăng hơn trước, khi họ chỉ đuổi tàu cá Việt Nam về nước. Trước đó thì họ không chỉ đuổi mà còn đâm tàu vào tàu cá Việt nam, đánh chìm tàu cá, tịch thu tất cả các trang thiết bị đi biển cần thiết cho sự an toàn của ngư dân trên biển."
(giáo sư Carl Thayer)
GS.Carl Thayer: nếu chúng ta nhìn vào khoảng 4 hay 5 năm trở lại đây với việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá thì kết quả phụ thuộc vào việc Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá thế nào. Khoảng 1 năm trở về trước họ bớt hung hăng hơn trước, khi họ chỉ đuổi tàu cá Việt Nam về nước. Trước đó thì họ không chỉ đuổi mà còn đâm tàu vào tàu cá Việt nam, đánh chìm tàu cá, tịch thu tất cả các trang thiết bị đi biển cần thiết cho sự an toàn của ngư dân trên biển. Cho nên chúng ta cần phải chờ xem Trung Quốc sẽ hành xử thế nào.
Từ vài năm trở lại đây, ngư dân Việt nam khi đánh bắt cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị các tàu kiểm ngư của Trung Quốc xua đuổi hoặc bắt giữ và đòi tiền chuộc. Từ đầu năm đến nay, chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có tới 5 tàu cá với 61 ngư dân bị Trung Quốc bắt giam.
Khi chưa có lệnh cấm đánh bắt cá, Trung Quốc bắt các ngư dân này vì cáo buộc họ đã xâm phạm chủ quyền khi đánh bắt hải sản gần quần đảo Hoàng Sa. Còn bây giờ, khi lệnh cấm đánh bắt cá đã được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn khu vực quần đảo Hoàng Sa, việc bắt giữ hay xua đuổi các tàu cá Việt Nam lại càng có lý do để trở nên gay gắt.
Ngư dân Lê Lớn nói ông các ngư dân biết rất rõ về lệnh cấm này và những mối nguy đang rình rập, nhưng gánh nặng gia đình không cho họ lựa chọn nào khác.
‘Nó ra lệnh thì cứ ra lệnh,…. Mắc mớ gì phải sợ, mà bây giờ hoản cảnh khó khăn đâu phải chỉ có mình mình, thuyền tận 14, 15 người đi lận mà’, ông nói.
Không có nhận xét nào: