BBC - Bộ Ngoại giao Anh hôm 30/4 đã ra báo cáo dân chủ và nhân quyền thường niên trong đó phần về Việt Nam tái xác nhận lo ngại của Anh về tình trạng nhân quyền mà Bộ trưởng Ngoại giao Anh đưa ra sau chuyến thăm tới Việt Nam hôm 24-25/4.
Anh nói dàn lãnh đạo mới của Việt Nam kể từ sau Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 đã không dẫn tới "sự tôn trọng nhiều hơn đối với các quyền chính trị và dân sự."
Trên thực tế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tái bổ nhiệm, ông Nguyễn Phú Trọng chuyển từ chức chủ tịch quốc hội sang tổng bí thư và thay ông là Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Trương Tấn Sang chuyển từ vị trí thường trực ban bí thư của Đảng Cộng sản sang nắm vị trí chủ tịch nước mang tính nghi lễ.
Trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Anh tới Việt Nam trong vòng gần hai thập niên, ông William Hague đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Sau chuyến thăm ông Hague Bấm nói với bbcvietnamese.com rằng Việt Nam là một trong những nước mà Anh "quan ngại về nhân quyền".
Ông nói: "Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và không có bầu cử theo lối bầu cử ở Anh. Tại Việt Nam không có tự do biểu đạt mà Anh được hưởng."
'Hạn chế truyền thông'
Bấm Báo cáo nhân quyền mới nhất về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Anh viết:
"Không có tiến bộ rõ rệt nào về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2011...
"Một số ngày càng nhiều các blogger và các nhà hoạt động hòa bình đã bị bắt và bỏ tù theo luật về an ninh quốc gia vì chỉ trích chính quyền trong khi các quy định mới được đưa ra để hạn chế truyền thông thêm nữa."
Anh nói bất chấp chuyện Việt Nam tiếp tục hạn chế truyền thông, London vẫn tiếp tục hỗ trợ những người làm trong ngành này, vẫn duy trì hoạt động của các tổ chức đào tạo và tổ chức phi chính phủ để "xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn cho các nhà báo địa phương."
Trong số các hoạt động hộ trợ truyền thông của Anh có dự án MediaPro nhằm xem xét lại chương trình đào tạo báo chí tại ba cơ sở đào tạo quan trọng và giúp Hội Nhà báo Việt Nam thảo ra bộ quy tắc ứng xử.
'Thách thức chính phủ'
Bộ Ngoại giao Anh cũng đề cập tới cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Năm năm 2011 và nói hơn 90% số đại biểu được bầu là đảng viên.
Anh nói Việt Nam còn thắt chặt hơn nữa quản lý truyền thông |
Mặc dù vậy báo cáo nhân quyền cũng nói: "Bất chấp việc thiếu độc lập khỏi đảng, Quốc hội đã cho thấy sự sẵn sàng ngày cang tăng trong việc thách thức chính phủ."
Hồi tháng Mười Hai năm 2011, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã có Bấm chuyến thăm London và trở thành lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tới Anh kể từ sau khi hai nước trở thành 'đối tác chiến lược' hồi năm 2010.
Anh tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Quốc hội Việt Nam thông qua một loạt dự án trong đó có hội thảo về kỹ năng chất vấn tốt hơn cho đại biểu và phát triển trang web kết nối đại biểu với cử tri.
Báo cáo nhân quyền mới nhất của Anh nói họ sẽ tiếp tục hợp tác cũng như thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng không có nhiều hy vọng trong vài năm tới đây.
"Trong ngắn hạn, không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ cải thiện.
"Đảng [Cộng sản] vẫn giữ vững quyền kiểm soát và sẽ không nới lỏng lập trường cứng rắn đối với tự do ngôn luận và bất cứ điều gì được xem là thách thức quyền lực của họ.
"Trong năm 2012, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép để chính quyền có cách tiếp cận bao dung hơn."
(Bộ Ngoại giao Anh)
"Trong năm 2012, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép để chính quyền có cách tiếp cận bao dung hơn.
"Khi làm như vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam và việc họ sẵn sàng khuyến khích tự do ngôn luận, thảo luận cởi mở, đổi mới và sáng tạo - tất cả những chất xúc tác quan trọng để phát triển một nền kinh tế công nghiệp phát triển và hiện đại."
Không có nhận xét nào: