NGUYỄN HỌC TẬP - 2 - Phương diện luật pháp và ngoại giao.
Dưới phương diện luật pháp và ngoại giao, trong lãnh vực Giáo Hội toàn cầu, tác động chính của Giáo Hội là hoạt động ngoại giao của Toà Thánh.
Một bên là các mối liên hệ song phương, trong đó yếu tố nhân quyền luôn luôn chiếm phần quan trọng hơn. Ví dụ như
- thoả ước giữa Toà Thánh và Israel (được ký kết ở Giêrusalem ngày 30 tháng 12 năm 1993),
- cũng như giữa Toà Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (được ký kết tại Vatican, ngày 15 tháng 2 năm 2000).
Các Thoả Ước vừa kể đòi buộc các phía ký kết liên hệ phải
* tôn trọng phẩm giá con người,
*các quyền của con người cách chung
* và quyền tự do tôn giáo nói riêng.
- Các bài diễn văn của ĐTC nhân dịp nhận ủy nhiệm thư các vị đại sứ mới bên cạnh Toà Thánh gần như luôn luôn chứa đựng các yếu tố liên hệ đến nhân quyền.
- Ngoài ra Toà Thánh cũng dùng các đường dây đặc biệt để bênh vực các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.
Ngoài ra hoạt động của Toà Thánh trong các mối liên hệ đa phương giữa các chính quyền với nhau, rất năng động trong ba mươi năm cuối cùng nầy, hầu hết là những hoạt động dành cho nhân quyền.
Toà Thánh theo dõi đều đặn
- việc làm của Liên Hiệp Quốc trong lãnh vực đang bàn,
- cũng như việc làm của các tổ chức vùng (Hội Đồng Âu Châu, Hội Đồng Các Quốc Gia Mỹ Châu, Hội Đồng Các Quốc Gia Phi Châu Liên Kết),góp phần cộng tác của mình dưới nhiều hình thức khác nhau vào các cuộc thảo luận.
Chúng ta cần lưu ý đến việc tham dự của Toà Thánh vào các Đại Hội Thế Giới trong những thập niên sau cùng nầy, khởi đầu từ Đại Hội được tổ chức ở Vienne năm 1993, với chính chủ đề về nhân quyền.
Đặc biệt Toà Thánh không khiếm diện để hổ trợ cho việc thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế (cfr. Al VI Congresso internazionale di diritto penale), được kết thúc bằng việc áp dụng Nội Quy một Toà Án Hình Sự Quốc Tế cho Đại Hội Ngoại Giao Liên Hiệp Quốc, được tổ chức ở Roma năm 1998 (cfr. Al Angelus, 14.06.1998; Al Congresso Mondiale sulla pastorale dei diritti umani, 5; I credenti uniti nella costruzione della pace, 7).
Trong bối cảnh đó, Toà Thánh luôn luôn kiên trì ủng hộ các cố gắng của Cộng Đồng Quốc Tế nhằm phát huy và bênh vực một cách hữu hiệu phẩm giá và các quyền của con người.
Nhưng những cố gắng cộng tác và ủng hộ đó không làm cho Giáo Hội đôi khi có thái độ dè dặt, trong trường họp dưới áp lực của một vài khuynh hướng ý thức hệ có kỳ vọng nhìn nhận một vài "quyền của con người", như quyền phá thai chẳng hạn, bởi vì theo họ, đó là một quyền có ảnh hưởng đến khuynh hướng tính dục của con người. Đối với Giáo Hội kỳ vọng vừa kể làm băng hoại đến quyền tiên khởi của con người, quyền mỗi con người được bảo toàn mạng sống, từ lúc tượng thai trong lòng mẹ cho đến cái chết tự nhiên.
Sau cùng về phương diện chặt chẽ pháp luật, chúng ta đừng quên Giáo Hội gia nhập vào các dụng cụ pháp luật thiết thực để bảo vệ nhân quyền của
- Hiệp Ước Genèvre 1949,
- cũng như vào Nghị Ước (Convention) về tình trạng của người tỵ nạn ( 1951)
- và tu chính án (1967), vào Nghị Ước Ajax về việc bảo vệ kho tàng văn hoá trong trường họp có tranh chấp, chiến tranh (1954),
- vào Nghị Ước chống lại các loại "mìn" chống người (1997),
- vào Nghị Ước chống lại việc đối đải phân biệt chủng tộc (1965).
Toà Thánh đã trở thành thành viên của các nghị hội quyết định trên, đó cũng là ý nghĩa nói lên sứ mạng của Giáo Hội là phục vụ cộng đồng quốc tế nhân loại.
3 - Phương diện mục vụ.
Với phưong diện mục vụ,chúng ta đi vào cuộc sống hằng ngày của Giáo Hội, trên mọi đẳng cấp. Các quyền của con người tạo thành một một chương huấn dụ xã hội to tác của Giáo Hội.Thăng tiến và bảo vệ các quyền của con người đòi buộc phải có một nền đào tạo tương xứng đối với các giá trị thiết định nền tảng cho các quyền đó.
Để đạt được mục đích vừa kể, thăng tiến và bảo vệ nhân quyền, các cấu trúc thích ứng nhằm mục đích của Giáo Hội chiếm một vai trò thật quan trọng, nhứt là đặc tính năng động của các Giáo Hội địa phương đối với các vấn đề sở tại liên hệ cần giải quyết, dĩ nhiên cùng chung sức với cả Giáo Hội hoàn vũ.
Năm 1998, nhân dịp giáp 50 năm tuyên bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ( được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận năm 1948), Thánh Bộ Công Lý và Hoà Bình (được ĐTC Phaolô VI thiết lập năm 1967), để đáp lại lời kêu gọi của Công Đồng Vaticanô II (Gaudium et spes, 90), đã quy tựu một Đại Hội Thế Giới Mục Vụ về các quyền của con người, với mục đích xác nhận sự liên hệ giữa sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội với việc thăng tiến và bảo vệ các quyền của con người, trong mọi trạng thái của cuộc sống.
Đại Hội đã cho thấy công cuộc chuyên cần dấn thân của Giáo Hội đối với vấn đề, với những kết quả đáng khích lệ, mặc dầu còn có nhiều thiếu sót đáng tiếc.
Dựa trên những phân tích vừa kể của Đại Hội, cũng như dưới ánh sáng của năm 2000 đang tới lúc đó, dĩ nhiên Giáo Hội có những động tác xét mình, nhưng đồng thời cũng cho thấy thái độ yêu thương của Giáo Hội đối với con người. Điều đó đã được ĐTC Gioan Phaolô II nói lên trong Thông Điệp Tertio millenio adveniens, (33-36).
Con đường Giáo Hội còn phải bước đi đã được Công Đồng Vaticanô II vạch ra trước đó:
- "Luôn luôn và bất cứ ở đâu, và với quyền tự do đích thực, Giáo Hội có quyền loan giảng đức tin và giảng dạy huấn dụ xã hội của mình, hành xử khỏi bị chướng ngại sứ mạng của mình giữa các con người và có quyền đưa ra phán đoán luân lý của mình, cả những gì thuộc về lãnh vực chính trị, khi điều đó được các quyền căn bản của con người và sự cứu rổi các linh hồn đòi hỏi" (Gaudium et spes, 76).
Nói tóm gọn, về phương diện mục vụ, phận vụ của Giáo Hội là một phận vụ song đôi: tức là "loan báo" và "tố cáo", đó là những gì đã được Thánh Bộ Công Lý và Hoà Bình dặn dò, được công bố trong văn bẳn năm 1975, dưới tựa đề La Chiesa e diritti dell'uomo (Giáo Hội và các quyền của con người, 70-90)
Giáo Hội đã nhận được sứ mạng rao giảng sứ điệp cứu rổi, tình yêu và hy vọng cho tất cả mọi người và trong mọi hoàn cảnh.
Sứ mạng đó cũng phải được thể hiện ngay cả trong những nghịch cảnh đang vây quanh, bởi vì chính Giáo Hội có khả năng định hướng và nâng đỡ con người trong cuộc hành trình của họ hướng về cùng đích thực hiện Nước Thiên Chúa, trong tinh thần mong đợi thời cánh chung, chía khoá để hiểu được thái độ dấn thân chuyên cần của người Kitô hữu và phục vụ con người.
- Giúp đỡ các nạn nhân với tất cả những phương tiện mình có được,
- chia xẻ các nỗi đau khổ bằng sự hiện diện liên đới,
- đẩy lui những cơn cám dỗ khiến con người tuyệt vọng phải dùng vũ lực.
Đó là những khó khăn của Giáo Hội trong lãnh vực các quyền của con người, trong việc cộng tác cả với những tôn giáo khác và những người thành tâm thiện chí, theo lời huấn dạy của Công đồng Vaticanô II.
Trên một bình diện khác, Giáo Hội không bao giờ mệt mõi gợi ý, hướng dẫn các chuyển hoá cấu trúc có khả năng tác động trên những nguyên cớ sâu đậm về việc vi phạm các quyền của con người.
Giáo Hội cống hiến cho người tín hữu Chúa Kitô có trách nhiệm trong lãnh vực chính trị những trợ lực có liên quan huấn du xã hội, để nhờ đó sự chuyên cần dấn thân chính trị của họ được nuôi dưỡng.
Mặc cho đôi khi chúng ta có cảm tưởng mệt mỏi về các hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho nhân quyền, tuy nhiên cần nhận biết như ĐTC Gioan Phaolô II rằng động tác chuyên cần dấn thân cho nhân quyền đó là phương diện thiết yếu trong sứ mạng mục vụ của Giáo Hội.
Nguyễn Học Tập - Thanhnienconggiao
Không có nhận xét nào: