Hải quân Mỹ và Nhật tập trận chung năm 2011 |
BBC - Hoa Kỳ dự định mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu á, chính thức là để ngăn ngừa Bắc Hàn nhưng cũng có thể đối chọi quân lực Trung Quốc, theo tờ Wall Street Journal.
Tờ báo uy tín của Mỹ hôm nay dẫn lời các nguồn quốc phòng nói kế hoạch bao gồm một radar mới ở Nhật Bản, và có thể một ở Đông Nam á liên kết với các tàu phòng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn trên đất liền.
Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới khu vực châu á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Ông Panetta nói tới năm 2020, khoảng 60% hạm đội của Mỹ sẽ được triển khai ở đây, trong một dấu hiệu rõ ràng nhất về chiến lược mới của Mỹ ở châu á.
Nay, theo báo Wall Street Journal, Hoa Kỳ dự tính điều động radar phòng thủ tên lửa X-Band đến một hòn đảo chưa rõ tên ở miền nam nước Nhật.
Giới chức quốc phòng Mỹ được dẫn lời nói radar có thể được lắp đặt chỉ trong vòng vài tháng sau khi Nhật Bản chính thức đồng ý.
Năm 2006, Mỹ đã lắp hệ thống X-Band tương tự ở tỉnh Aomori miền bắc Nhật Bản.
Lắp radar ở Đông Nam á?
Cũng theo tờ báo, Mỹ đang tìm kiếm một địa điểm ở Đông Nam á cho radar X-Band thứ ba để tạo vòng cung theo dõi tên lửa đạn đạo phóng đi từ Bắc Hàn cũng như từ Trung Quốc.
Một số người nói Philippines có thể được chọn, trong khi Lầu Năm Góc nói họ chưa quyết định và rằng các thảo luận chỉ mới bước đầu.
Không bình luận về kế hoạch cụ thể, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc George Little tuyên bố: “Bắc Hàn là đe dọa trước mắt cho việc quyết định phòng thủ tên lửa của chúng tôi.”
Hồi tháng Tư, Bắc Hàn thừa nhận thất bại khi tên lửa rơi xuống biển chỉ sau chưa đầy hai phút được phóng.
Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa hải quân
Nhưng một lo ngại khác cho Mỹ là việc Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa đối hạm mà có thể nhắm bắn hạm đội Mỹ tại châu á.
Theo báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có từ 1000 đến 1200 tên lửa tầm ngắn nhắm đến Đài Loan, và đang phát triển các loại tên lửa cao cấp, trong đó có loại nhằm bắn trúng tàu đang di chuyển cách xa 930 dặm.
Sự gia tăng quốc phòng của Mỹ tại châu á chắc hẳn sẽ tạo thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Bắc Kinh lo ngại hệ thống tên lửa, tương tự những gì mà Mỹ đặt ở Trung Đông và châu Âu để ngăn ngừa Iran, có thể cản trở tham vọng chiến lược của Trung Quốc.
Trung Quốc đã từng phản đối Mỹ lắp đặt X-Band ở Nhật Bản năm 2006, trong khi Moscow cũng bày tỏ lo ngại tương tự về hệ thống ở châu Âu và Trung Đông.
Tuy vậy, giới phân tích nói không rõ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có hiệu quả đến đâu trước Trung Quốc.
Một phúc trình của Lầu Năm Góc năm 2010 nói hệ thống tên lửa đạn đạo không thể chống lại cuộc tấn công quy mô lớn của Nga hay Trung Quốc, và cũng không nhằm thay đổi cán cân chiến lược với hai nước này.
Một viên chức cao cấp của Mỹ nói với Wall Street Journal rằng kế hoạch điều động phòng thủ tên lửa sẽ có thể theo dõi và tối thiểu ngăn được một cuộc tấn công giới hạn của Trung Quốc, đủ để Bắc Kinh nhụt chí.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu á sau khi chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Iraq và rút bớt quân ở Afghanistan.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta gần đây tuyên bố: “Sự thịnh vượng và an ninh trong tương lai của Hoa Kỳ gắn chặt với khả năng thúc đẩy hòa bình và an ninh của chúng ta trên một khu vực trải dài
Không có nhận xét nào: