Việt Nam phản đối bản phúc trình về tự do tôn giáo 2011 của Hoa Kỳ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 8, 2012

Việt Nam phản đối bản phúc trình về tự do tôn giáo 2011 của Hoa Kỳ

Đức Tâm - Ngày 02/08/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trong bản phúc trình về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2011 của Mỹ.

Theo đại diện chính quyền Việt Nam, bản phúc trình này có những nhận xét không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch và khẳng định là chính quyền Việt Nam "đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng".

Bản phúc trình về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới năm 2011 của bộ Ngoại giao Mỹ, được công bố ngày 30/07/2012. Trong phần liên quan đến Việt Nam, bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận có một số tiến bộ như tôn trọng nhiều tôn giáo có đăng ký, thế nhưng, một số nhóm tôn giáo khác, kể cả những tổ chức đã đăng ký, đã tố cáo là họ bị sách nhiễu, trấn áp, có người bị bắt giữ, kết án tù.

Bản phúc trình cũng nêu rõ tình trạng chính quyền các cấp địa phương không bảo đảm tự do tôn giáo như trì hoãn hoặc không cho tôn giáo đăng ký, đối xử khắc nghiệt đối với một số tín đồ bị tạm giam.

Cũng như các năm trước, cho dù đã có nhiều lời kêu gọi, nhưng bộ Ngoại giao Mỹ vẫn không đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan ngại về tự do tôn giáo - Countries of particular concern – CPC.

Năm 2006, trước khi tổng thống George Bush sang Việt Nam dự diễn đàn APEC, Washington đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách đen này.

Bản phúc trình về tự do tôn giáo 2011 của Mỹ vẫn xếp 8 nước trong danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran, Ả Rập Xê Út…

Việt Nam phản đối bản phúc trình về tự do tôn giáo 2011 của Hoa Kỳ Reviewed by Hoài An on 8/04/2012 Rating: 5 Đức Tâm  -   Ngày 02/08/2012, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc trong bản ph...

Không có nhận xét nào: