Bài giáo lý thứ tư(8A 27) - Cuộc tử đạo của thánh Gioan Tẩy Giả - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
1 tháng 9, 2012

Bài giáo lý thứ tư(8A 27) - Cuộc tử đạo của thánh Gioan Tẩy Giả

Nguyễn Học Tập(TNCG) phỏng dịch -  Điện Tông Đồ Castel Gandolfo, buổi yết kiến ngày thứ tư, 29.08.2012.

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Trong ngày thứ tư cuối cùng của tháng tám, giáp năm phụng vụ ngày lễ tưởng nhớ đến cuộc tử đạo của Thánh Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô của Chúa Giêsu.

Trong Lịch Roma, đây là Vị Thánh duy nhứt mà chúng ta cử hành lễ vừa cho ngày sinh nhật, 24 tháng 6, vừa cho ngày lìa đời qua cuộc tử đạo.

Ngày lễ tưởng niệm hôm nay có từ thời kính dâng hang Sabaste, ở Samaria, nơi mà ngay từ giữa thế kỷ IV đã tôn kính vị lãnh đạo của mình.

Lòng tôn kính đó được trải rộng ra đến Giêrusalem, trong các Giáo Hội Đông Phương và đến Roma, với tước hiệu là ngày lễ kinh nhớ cuộc Chặt Đầu Thánh Gioan Tẩy Giả.

Trong Niên Giám Tử Đạo Roma, cũng có đề cặp đến cuộc tìm ra lần thứ hai thi hài qúy báu của ngài, và trong dịp đó, thi hài được đem về đền thờ Thánh Silvestro ở Campo Marzio, Roma.

1 - Những liên tưởng lịch sử nhỏ bé vừa kể giúp chúng ta biết được lòng tôn kính Thánh Gioan Tẩy Gia có từ xa xưa và sâu đậm bao nhiêu.

Trong các Phúc Âm nổi bật thật rõ ràng vai trò của ngài đối với Chúa Giêsu.

Một cách đặc biệt Thánh Luca kể lại cuộc sinh ra, đời sống trong sa mạc, lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả; và Thánh Luca nói cho chúng ta về cái chết thảm đạm của ngài trong bài Phúc Âm hôm nay.

Gioan Tẩy Giả khởi đầu cuộc giảng dạy của ngài dưới thời hoàng đế Tiberio, trong năm 27-28 sau Chúa Giáng Sinh. Và lời kêu gọi rõ ràng đối với đoàn lủ dân chúng chạy theo để lắng nghe ngài, đó là dọn đường để đón rước Chúa, sửa cho thẳng lối các con đường sai trái quanh co của cuộc đời bằng việc sám hối con tim (cfr Lc 3, 4).

Nhưng Thánh Gioan Tẩy Giả không những chỉ giới hạn rao giảng ăn năn đền tội, sám hối, mà còn nhận biết Chúa Giêsu như là "Chiên Thiên Chúa", đến để xoá tội trần gian (Ga 1, 29).

Ngài còn là người có lòng khiêm nhượng sâu xa, chứng tỏ cho thấy Chúa Giêsu là Đấng được Thiên Chúa sai đến, bằng cách ngài đứng ra một bên, để Chúa Giêsu được lớn lên, được lắng nghe và được đi theo.

Như là động tác cuối cùng, Thánh Gioan Tẩy Giả nhân chứng bằng máu lòng trung thành của mình đối với các giới răn của Chúa, không nhường bước hay trốn tránh rút lui, thực hiện đến cuối cùng sứ mạng của mình.

Thánh Beda, một vị tu sĩ thế kỷ IX, trong các bài giảng của ngài, đã nói:

- "Thánh Gioan đã dành cho Chúa Kitô cả cuộc đời mình, dẫu cho ngài không bị lệnh không phải chối bỏ Chúa Giêsu Kitô, mà chỉ được lệnh im lặng trước chân lý" (cfr Om 23: CCL.122, 354).

Nhưng ngài không im lặng trước chân lý và như vậy ngài chết vì Chúa Kitô là Chân Lý.

Chính vì lòng yêu mến sự thật, Thánh Gioan Tẩy Giả không nhượng bộ và không sợ hãi thốt lên những ngôn từ mạnh mẽ đối với ai đã đi sai con đường của Chúa.

2 - Chúng ta hãy nhìn xem khuôn mặt cao cả nầy, sức mạnh nầy của lòng say mê, trong thái độ chống lại những kẻ uy quyền.

Chúng ta hãy tự hỏi: không biết từ đâu phát sinh ra cuộc sống đó, cuộc sống nội tâm mãnh liệt như vậy, thẳng thắng như vậy, sống mạch lạc, tiêu hao hoàn toàn như vậy cho Chúa và dọn đường cho Chúa Giêsu?

Câu trả lời đơn sơ: đó là từ mối liên hệ với Chúa trong cầu nguyện, là dây chuyền hướng dẫn cả cuộc sống.

Gioan Tẩy Giả là

- một ơn lành đã từ lâu được song thân ngài cầu khẫn, Zaccaria và Elisabeth (cfr Lc 1, 13),

- một ơn cao cả, mà con người không thể kỳ vọng được, bởi vì cả hai song thân đều già cả và Elisabeth lại bị chứng hiếm hoi (cfr Lc 1, 36).

Việc loan bảo cuộc sinh nở nầy xảy ra chính trong nơi cầu nguyện, trong đền thờ Giêrusalem, hay đúng hơn xảy ra khi Zaccaria có được ân huệ lớn lao, được vào nơi thiên thánh nhứt của đền thờ để dâng hương cho Chúa (cfr Lc 1, 8-20).

Và cả biến cố sinh ra của Gioan Tẩy Giả cũng được đánh dấu bằng cầu nguyện: bài ca vui mừng, chúc tụng và tạ ơn, mà Zaccaria dâng lên Chúa và chúng ta cất tiếng lên mỗi buổi sáng, trong những lần đọc lên Kinh Chúc Tụng, bài ca "Benedictus", ca tụng động tác của Chúa trong lịch sử và ám chỉ tiên tri sứ mạng của đứa con Gioan. Đó là đi trước Con Thiên Chúa nhập thể để dọn đường cho Người (cfr Lc 1, 67-79).

Cả cuộc sống của Vị Tiền Hô Chúa Giêsu được nuôi dưỡng bằng mối thông giao với Chúa, nhứt là trong khoảng thời gian trải qua trong sa mạc (cfr Lc1, 80).

Các vùng sa mạc là

- những vùng của cơn cám dỗ,

- nhưng cũng là những vùng trong đó con người cảm thấy sự khó nghèo của chính mình, bởi vì không được các phương tiện an ninh vật chất nâng đỡ, và như vậy con người hiểu rằng điểm tựa duy nhứt vững chắc của mình chính là Thiên Chúa.

Nhưng Gioan Tẩy Giả không phải chỉ là con người cầu nguyện, con người của mối liên hệ thông giao liên lũy với Thiên Chúa, ngài còn là người hướng dẫn đến mối liên hệ đó.

Thánh tác giả Phúc Âm Luca, trong khi thuật lại lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ, "Kinh Lạy Cha", cũng ghi nhận lời xin của các môn đệ được ghi chú bằng những lời nầy:

- "Xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện, như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ngài" (cfr Lc 11, 1).

3 - Anh Chị Em thân mến, cử hành lễ cuộc tử đạo của Thánh Gioan Tẩy Giả cũng nhắc nhớ cho chúng ta, các Kitô hữu của thời đại nầy, rằng không thể hạ mình thấp xuống để a dua nhân nhượng đối với tình yêu Chúa Kitô, đối với Lời của Người, đối với chân lý.

Chân lý là chân lý, không có gì có thể nhân nhượng được. Đời sống Kitô hữu đòi buộc, chúng ta có thể nói như vậy,

- "cuộc tử đạo" của lòng trung thành hằng ngày đối với Phúc Âm,

- lòng can đảm để cho Chúa Kitô lớn lên trong chúng ta

- và để cho Chúa Kitô hướng dẫn tư tưởng và hành động của chúng ta.

Nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra trong cuộc đời chúng ta, nếu chúng ta có được mối liên hệ vững chắc đối với Chúa.

Cầu nguyện không phải là thòi gian bị đánh mất đi, không phải là cướp đi không gian đối với động tác, cả cho các động tác tông đồ cũng vậy; nhưng hoàn toàn ngược lại: chỉ có khi nào chúng ta có được một đời sống trung thành cầu nguyện, bền vững, tin cậy, chính Chúa sẽ ban cho chúng ta khả năng và sức mạnh để sống hạnh phúc và thanh thoảng, vượt thắng những khó khăn và can đảm nhân chứng cho Người.

Xin Thánh Gioan Tẩy Giả can thiệp cầu bào cho chúng con , để chúng con luôn biết dành chỗ ưu tiên cho Chúa trong đời sống chúng con.

Cám ơn Anh Chị Em.

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ.

 Nguyễn Học Tập(TNCG).

(Thông tấn www.vatican.va, 29.08.2012).
Bài giáo lý thứ tư(8A 27) - Cuộc tử đạo của thánh Gioan Tẩy Giả Reviewed by Admin on 9/01/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập(TNCG) phỏng d ịch -  Điện Tông Đồ Castel Gandolfo, buổi yết kiến ngày thứ tư, 29.08.2012. ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI ...

Không có nhận xét nào: