Tâm 8x (Danlambao) - Thời thế tạo ra lực lượng – Nhưng lực lượng có đủ sức để tạo ra sức mạnh hay không lại nằm ở yếu tố tổ chức. Tôi mong những bậc lão thành hoạt động như Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, cha Lý... kết hợp với nhóm người dân chủ trẻ như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định... sẽ sáng lập ra một tổ chức mới, với cương lĩnh và đường lối hoạt động, với uy tín của đội ngũ lãnh đạo... để đưa những cá nhân dân chủ tập hợp trở lại. Phát huy sức mạnh khối của chính chúng ta chứ không phải là một cá nhân đơn lẻ nào cả. Và nếu được, hãy lấy Dân Làm Báo và các trang mạng Lề Dân làm mặt trận tuyên truyền và đấu tranh truyền thông.
Ngày 12/9, Cổng Thông tin Điện Tử Chính phủ đưa tin “Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước trên các trang 'Dân làm báo', 'Quan làm báo'...”
Đọc được tin này tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã có sự sợ hãi từ phía những kẻ độc tài như Nguyễn Tấn Dũng và tập thể lãnh đạo mà bấy lâu nay ta hay gọi là “Bộ chính trị”.
Càng sợ hãi, bọn chúng càng manh động, càng manh động chứng tỏ bọn chúng càng rệu rã và đang trong cơn bần cùng, hấp hối. Bọn chúng đẩy mạnh dùng quyền lực để trị, nhưng càng mạnh tay bao nhiêu, bọn chúng càng khiến người dân mất niềm tin bấy nhiêu, càng khiến cho lực lượng dân chủ trong nước có cơ hội trui rèn trong bão táp, để đến một ngày “dân nổi cơn qua”. Đó là xu thế, là bước đi tất yếu để hướng đến một nền dân chủ thực sự. Bởi thực tiễn hiện tại, với nền văn hóa buôn bán - đập cũ xây mới; nền kinh tế - tăng tăng và tăng; nền chính trị - tham nhũng, quan liêu; nền xã hội - hiếp, giết, vô cảm... thì mọi khẩu hiệu, mọi biện pháp, mọi cưỡng chế để vực dậy cái gọi là nền kinh tế/chính trị/ văn hóa/ xã hội, hay nói trắng ra là tạo lại uy tín lãnh đạo của ĐẢNG đều là trò đùa lố lăng của một lớp người thích chống lại bánh xe của lịch sử.
Điều này, khiến tôi có niềm tin ở một xã hội Việt Nam trong tương lai – Dân chủ thực sự với sự xóa bỏ độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản.
Nhưng tôi vẫn tồn tại một nỗi lo vô hình. Trước đó tôi có đọc nhiều bài của chị Huỳnh Thục Vy – chị vẫn nỗi lo canh cánh về hướng dân chủ ở Việt Nam đến bao giờ mới được xác lập, cùng lúc đó những hình ảnh tù đày của nhiều nhà dân chủ, những trận đòn tâm lý, nhưng chiêu trò khủng bố đủ loại được cập nhật đầy đủ trên Dân Làm Báo khiến tôi mơ hồ thấy rằng chúng ta đang thiếu một cái gì đấy.
Đến khi đọc trên BBC Vietnamese về phong trào của Công Đoàn Đoàn Kết (Ba Lan) tôi mới vỡ ra, chúng ta thiếu sự gắn kết. Nói đúng hơn chúng ta thiếu một tổ chức đúng nghĩa. Một tổ chức giúp chúng ta liên kết những cá nhân dân chủ lại thành một tập hợp dân chủ. Điều đó khiến chúng ta dễ bề chia sẻ, dễ bề động viên nhau, dễ bề tìm ra phương hướng hoạt động một cách đúng đắn nhất, ít tổn thất nhất mà đạt được hiệu quả cao trong từng giai đoạn ở cuộc chiến này.
Một tổ chức khiến cho cá nhân mỗi người tham gia có thể hiên ngang đối mặt với An ninh và hiên ngang đối mặt với tù đày bởi họ biết đằng sau họ sẽ có một tập thể, một lớp người luôn tìm cách ủng hộ và vận động cho sự tự do của chính họ.
Nhưng đến nay, khi diễn biến thời cuộc cực kỳ phức tạp. Tôi vẫn chưa tìm ra được cái tổ chức ấy. Nó làm tôi thấy mọi thứ trở nên rời rạc, khiến tôi cảm thấy mọi cá nhân dân chủ nếu bị bắt, bị thẩm vấn, bị tra khảo, bị tù đày trở nên cô đơn... với chính hoạt động mà bấy lâu nay họ tham gia.
Chúng ta có khối 8406 với số thành viên mà họ 3881 thành viên công khai là người Việt đang sinh sống ở trong và ngoài nước, cùng với 139 chính khách quốc tế bao gồm đại diện các tổ chức, 50 nhân sĩ thuộc Hiến chương 77 Tiệp Khắc và 50 dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ.
Nhưng đã quá lâu rồi, có thể là do sự đàn áp đối với các thành viên nên trong quá trình tìm cách dân chủ hóa Việt Nam, tổ chức này ít có những hoạt động cụ thể, trong khi số thành viên công khai lại đa phần là “người Việt ở nước ngoài” – Thế nghĩa là hoạt động trên giấy & trên internet rồi!!!... Điều đó đã dẫn đến một hệ lụy tiếp theo là tổ chức này có thể sẽ bị chìm xuồng bởi biến động của thời đại. Chính xác hơn, nếu không thay đổi, nó sẽ không đáp ứng kịp được nhu cầu dân chủ và các cá nhân dân chủ ở Việt Nam cho dù họ có cả bốn bước dân chủ hóa Việt Nam.
Chúng ta có “Con đường Việt Nam” do Lê Thăng Long thay mặt các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định phát động khi vừa ra tù 10/6 đã vấp phải sự nghi ngờ từ chính các nhà hoạt động dân chủ bởi nó “không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội” dẫn đến việc nó “có thể trở thành một phong trào nguy hiểm” như doanh nhân Nguyễn Trần Bạt nhận định.
Tôi cũng cho đó là một phong trào phát động trong sự vội vã, trong sự ngây thơ về mặt chính trị hoặc đớn đau hơn, những người trong từ là cá nhân dân chủ đã lùi mình trước giông bão cộng sản mà đưa ra cái “bẫy” cho các anh em khác.
Thời thế tạo ra lực lượng – Nhưng lực lượng có đủ sức để tạo ra sức mạnh hay không lại nằm ở yếu tố tổ chức. Tôi mong những bậc lão thành hoạt động như Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, cha Lý... kết hợp với nhóm người dân chủ trẻ như Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định... sẽ sáng lập ra một tổ chức mới, với cương lĩnh và đường lối hoạt động, với uy tín của đội ngũ lãnh đạo... để đưa những cá nhân dân chủ tập hợp trở lại. Phát huy sức mạnh khối của chính chúng ta chứ không phải là một cá nhân đơn lẻ nào cả. Và nếu được, hãy lấy Dân Làm Báo và các trang mạng Lề Dân làm mặt trận tuyên truyền và đấu tranh truyền thông.
Chỉ có như vậy, phong trào dân chủ mới đi đúng quỹ đạo và đúng nghĩa của sự phát triển.
Chỉ có như vậy, các cá nhân dân chủ mới đi vào một lý tưởng chung nhất, được sự hỗ trợ lớn nhất về mặt tinh thần, tạo cho mỗi người tinh thần đấu tranh không ngừng, không lùi bước, không sợ hãi khi bước vào con đường đấu tranh dân chủ.
Chỉ có như vậy, thì chúng ta mới có sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, tổ chức trong nước, đấu tranh bằng chính người Việt trong nước, tạo sự liên kết chặt chẽ nhất với các tổ chức tôn giáo, các lớp người...
Chỉ có như vậy, phong trào dần chủ ở Việt Nam mới đi đến kết quả. Vì nếu chỉ đấu tranh trên mặt trận Internet mà không có một tổ chức trong thực tiễn thì mãi mãi, đấu tranh dân chủ sẽ dẫm chân tại một chỗ.
Hãy cho tôi một tổ chức – Một địa điểm – Tôi và nhiều cá nhân sẽ bước qua sự sợ hãi – Tìm đến cùng nhau đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, đa nguyên, đa đảng trong tương lai.
Tâm 8x
danlambaovn.blogspot.com
Đọc thêm:
danlambaovn.blogspot.com
Đọc thêm:
Cách mạng phải có tổ chức
Hugo Dixon * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Hãy bắt đầu từ nguyên tắc căn bản nhất: Không có phong trào nào có thể lật đổ nổi chế độ vững như bàn thạch trừ phi phong trào có chiến lược. Chiến lược này nhất thiết đòi hỏi phải phân tích một cách hệ thống những điểm yếu của đối phương, vạch ra kế hoạch làm đối phương suy yếu dần, đồng thời đoán trước cuộc đấu tranh có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Để hình thành được chiến lược như thế, phong trào cần có sự lãnh đạo. Và để theo đuổi chiến lược như thế qua những thời kỳ khó khăn trong tương lai - khi những cuộc biểu tình bất bạo động có thể bị đáp lại bằng bạo lực - phong trào phải cần có sự đoàn kết.
Không có nhận xét nào: