Một Giáo Hội khiêm nhường nối gót Đức Kitô khiêm nhường - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
31 tháng 10, 2012

Một Giáo Hội khiêm nhường nối gót Đức Kitô khiêm nhường

Thông điệp của Công Nghị gửi Dân Chúa 

Hélène Ginabat avec Anita Bourdin - Mạc Khải phỏng dịch 

Rôma, ngày 28-10-2012 (ZENIT.org) – Thông điệp bế mạc Công Nghị phản ánh một “ Giáo Hội khiêm nhường ”, nhưng phải khiêm nhường “ giống như Đức Kitô ” : mà không phải là một “ chiến lược ”, Đức Cha Tagle nhận xét. 

“ Thông điệp gửi Dân Chúa ” của đại hội thường niên Công Nghị các giám mục đã được ĐHY Giuseppe Betori, tổng giám mục giáo phận Florence và là chủ tịch ủy ban soạn thảo Thông Điệp của Công nghị, Đức Cha Pierre Marie Carré, tổng giám mục Montpellier và là thư ký đặc biệt và Đức Cha Luis Antonio G ; Tagle, tổng giám mục Manila (là hồng y mới được chỉ định) và là phó chủ tịch ủy ban soạn thảo Thông Điệp, trình bày với báo chí hôm 26-10-2012, 

Một Giáo Hội khiêm nhường 

Theo Đức Cha Tagle, thông điệp là một sự phản ánh tinh thần của Công Nghị và cũng tiêu biểu cho nhiều điểm mạnh khác nữa. 

Trước hết, dấu nhấn được đặt trên sự quay lại để “ gặp gỡ với Chúa Giêsu ”, “ lời kêu gọi hoàn vũ hãy trở nên thánh ”, sự cần thiết phải “ “trở lại ”, bắt đầu từ các giám mục. 

Thông điệp này, vì vậy, là “ sự biểu hiện của một Giáo Hội khiêm nhường ”, một Giáo Hội “ cũng bị đảo lộn như nhân loại ”, một Giáo Hội nhìn nhận ” phần trách nhiệm của mình về những vết thương của nhân loại ” : chính là một Giáo Hội “ đang nói lên tiếng nói của nhân loại này ”. 

Nhưng “ lòng khiêm nhường, ngài đã nói thêm ngay, không phải là một chiến lược : chính là phong cách của Chúa Giêsu ! “. Vì vậy “ chúng ta không có lựa chọn nào khác hơn là phải khiêm nhường và điều này, không những bây giờ mà còn trong mọi thời đại ”. 

Một Giáo Hội sống động 

“ Giáo Hội sống động ” : đó là sự phản ánh của Thông Điệp. “ Những bài tham luận cụ thể do các thuyết trình viên trình bày là bằng chứng ”, ĐHY Betori nhận xét, Vấn đề không phải là chối bỏ các vấn đề, ngài nói, mà là tìm kiếm “ làm thế nào để tiến tới trong thời đại chúng ta ”. 

Theo Đức TGM giáo phận Manila, Đức Cha Tagle, “ quan trọng là phải khẳng định rằng Giáo Hội là sống động ” bởi vì, nếu những lo lắng trước sự giảm thiểu con số tín hữu đã thường được nêu lên trong Công Nghị, “ ở châu Á, sự kiện (Kitô giáo) là một thiểu số không có gì là mới lạ, không phải từ xưa tới nay chúng ta chỉ thấy thế sao ? ” và điều này không trở ngại việc Giáo Hội vẫn đang sống động ở Á Châu. 

Một Giáo Hội thực tế

Ngoài ra, ngài nói thêm, “ chúng tôi không chối bỏ các vấn đề, chúng tôi đã đề cập đến chúng, đặc biệt trong các nhóm nhỏ, và chúng tôi đã phát biểu với nhiều xúc dộng ” : câu trả lời nằm trong Đức Kitô, Đấng là “ nguyên tắc ”, và “ Công Nghị đã có để hướng dẫn chúng tôi tìm ra những giải pháp ”. 

Hiện tượng những cuộc di dân là một minh họa cho chuyện này. Nó đã được đề cập, vị phó chủ tịch ủy ban giải thích, “ dưới hai góc cạnh ” : từ một quan điểm tiêu cực, chúng tôi nhận thấy mỗi ngày, có hơn 2000 người di cư từ Philippin đi nước khác. Vấn đề là phải công nhận rằng “ có cái gì đang thiếu trong thế giới chúng ta, trong gia đình chúng ta ”. Nhưng từ một quan điểm tích cực, chúng tôi nhận thấy rằng “ qua những cuộc di dân của người Philippin, Đức Tin của các tín hữu đã lan tỏa ra trên thế giới ”. 

Di dân, vận may cho Phúc Âm hóa 

Người ta e sợ sự di dân dưới hai phương diện : cách tiêu cực như ở Philippin nơi mà cứ mỗi ngày, có hơn 2000 người bỏ nước ra đi. Tại sao ? “ Chắc phải có cái gì thiếu vắng trong thế giới chúng ta, trong gia đình chúng ta… ” ; và cách tích cực mà nói thì : “ qua những cuộc di dân, Đức Tin của các tín hữu lan tỏa ra các nơi ”. 

Đối với những thuyết trình vên, Thông Điệp và Công Nghị đã không “ chối bỏ các vấn đề ”, mà dã “ đề cập ” đến chúng, đặc biệt trong các tiểu nhóm, “ với nhiều cảm xúc ”. Phải đưa ra câu trả lời nào ? Công nghị nhắc nhở rằng “ Đức Kitô là nguyên tắc, Công nghị đã hiện diện để tìm ra những giải pháp, và “ không thể ghi tất cả mọi chuyện trong thông điệp ” : “ nhiều giải pháp sẽ được ghi trong các đề nghị và trong lời hiệu triệu. Mục đích của thông điệp không phải để nói “ chúng ta phải làm gì ” : “ đây là một sự khuyến khích và một sự hướng dẫn để tiến tới phía trước, thí dụ đoạn mời gọi trở lại ”. 

Sự đón nhận những người ly dị - tái hôn 

Về vấn đề đón nhận các người ly dị - tái hôn vào trong Giáo Hội, chủ đề thường được đề cập trong các cuộc hội thảo và tài liệu làm việc xác định rằng họ phải được Giáo Hội đồng hành, ĐGH Betori giải thích rằng “ sự trình bày cách đặt vấn đề vẫn là điều đã được nghe thấy ở Milanô, trong cuộc hội ngộ các gia đình, như là Đức Giáo Hoàng đã trình bày ” : “ Sự tiếp nhận, ngài nói, phải được thực hiện trong những thực tế khác nhau của Giáo Hội, trong lúc vẫn phải tôn trọng kỷ luật ”. 

Ngoài ra, tất cả không nằm trong Thông Điệp và nhiều câu trả lời sẽ nằm trong các đề nghị và trong bản hiệu triệu, các vị tham luận viên đã ghi nhận. Vấn đề đối thoại với các tôn giáo, chẳng hạn, cũng thường được nêu ra, và sẽ được đề cập trong các đề nghị : “ Trong cụ thể, tất cả các tình huống này vừa khác nhau, vừa chỉ là một ”, Đức TGM Manila nhận xét, “ Thật khó trả lời tất cả những câu hỏi trong một thông điệp như thế này ”. 

“ Mục đích của thông điệp không phải để nói chúng ta phải làm gì ”, Đức Cha Tagle chỉ rõ, “ đó là một lời khuyến khích và một sự hướng dẫn tiến lên phía trước ”. 

Đối với vị chủ tịch ủy ban soạn thảo thông điệp, “ mọi chuyện không có gì thay đổi cho tới thứ hai, bởi vì Công Nghị chưa chấm dứt. Phải chờ bản hiệu triệu ” 

Hiệp thông trong khác biệt 

Các vị tham luận viên đã lưu ý rằng thông điệp “ xuất phát từ trải nghiệm của các vị giám mục ” và “ và đã trở lại với mỗi vị trong chuyên môn của mình ” : nó “ phản ánh sự hiệp thông, tuy vẫn tôn trọng sự khác biệt ”, ĐGM Tagle tiết lộ, và nó được gửi đến mỗi châu lục. 

Theo ĐHY Betori, ủy ban biết rõ “từ lúc đầu ” rằng thông điệp sẽ hơi dài, nhưng “ chủ đề không cho phép ngắn hơn được bởi vì nó đề cập đến nhiều phương diện rất quan trọng của Giáo Hội ”. 

Ngài cũng xác định, đáp lại câu hỏi của một ký giả, rằng thông điệp này rõ ràng không được gửi “ cho người Công Giáo đã rời bỏ Giáo Hội ”, mặc dù họ cũng là những người liên quan đến trong đề tài. 

Thông điệp dài và chúng tôi đã biết rõ ngay từ đầu, nhưng chủ đề không cho phép làm ngắn hơn vì nó đề cập đến nhiều phương diện rất quan trọng của Giáo Hội. 

Ngôn ngữ Thánh Kinh 

Phải thông báo các yếu tố khác nhau tùy theo bối cảnh. 

Dấu nhấn không được đặt trên các phong trào sùng kính Đức Mẹ và sùng đạo của quần chúng, các phong trào này tốt lành và chân thành nhưng không có một chỗ trọng yếu cho dù chúng tôi đã có nói đến. 

Một nhãn quan quá tích cực sao ? “ Giáo Hội sống động ” : các trải nghiệm cụ thể, do các vị tham luận viên mang lại, đã chứng minh điều đó. Không lãng quên các vấn đề, chuyện là tìm kiếm “ làm sao đi tới trong thời đại chúng ta ”. 

Mọi sự sẽ không thay đổi vào thứ hai tới đây, bởi vì Công nghị chưa kết thúc. Phải chờ bản hiệu triệu. Thông điệp nhìn vấn đề trong toàn bộ. 

Nếu thông điệp không nói đến “ lửa ”, nó trái lại đã nói đến trở lại, đến lắng nghe Lời Chúa, đến sự gặp gỡ với Đức Kitô… Tất cả điều này đều là thành quả của Chúa Thánh Linh. 

Các Đức TGM đã lưu ý rằng thông điệp mang tính Thánh Kinh nhiều hơn là tính thần học. Vì vậy, chúng tôi đã giải quyết vấn đề hôn nhân và đời sống tu trì trong cùng một đoạn chẳng hạn. 

Tân Phúc Âm hóa không che khuất lần đầu loan truyền Tin Mừng. Thật rõ ràng cuộc Phúc Âm hóa lần đầu cũng còn cần thiết ở những quốc gia được tái rao truyền Phúc Âm. Nhưng chủ đề của Công Nghị không phải là “ Phúc Âm Hóa ” ; mà là “ Tân Phúc Âm Hóa ”. 

Theo Đức Cha Tagle, thật là một “ kinh nghiệm đẹp ” được trở nên thành viên của ủy ban này, một thời khắc “ phong phú ”. 

Giáo Hội trong đối thoại 

Cuộc đối thoại với các tôn giáo đã được nêu trong một số lần, bởi những người đến từ các vùng khác nhau. Cụ thể, tất cả mọi tình huống đều khác biệt mà cũng lại là một. Trong một thông điệp như vậy, khó mà giải đáp cho tất cả. Vấn đề sẽ được đề cập trong các đề nghị. 

Quan trọng là phải khẳng định rằng Giáo Hội là sống động. Chúng tôi cũng đã nói về những lo âu nhìn thấy Đức Tin suy yếu. Nhưng ở châu Á, “ sự kiện là một thiểu số không có gì là mới lạ, không phải từ xưa tới nay chúng ta chỉ thấy thế sao ? ” 

Chúng tôi không nói đến “ sự cứu rỗi các linh hồn ” nhưng chúng tôi nói đến lời kêu gọi phải nhìn nhận tội lỗi cá nhân, đến cuộc đấu tranh vơi sự dữ, đến cuộc đời do Đức Kitô hiến ban. Tất cả thực tế của sự cứu rỗi các linh hồn được hiểu ngầm trong thông điệp. 

Sau cùng, Đức Cha Carré lưu ý rằng Công Nghị là “ một trải nghiệm ” của các thành viên, và như thế, “ khó khăn để truyền đạt ”. Nhưng đó là vai trò của các giám mục nghị phụ, khi các ngài trở về, để “ truyền đạt nó cho các giám mục khác chung quanh các ngài ” 

Mạc Khải phỏng dịch 




Một Giáo Hội khiêm nhường nối gót Đức Kitô khiêm nhường Reviewed by Em Binh on 10/31/2012 Rating: 5 Thông điệp của Công Nghị gửi Dân Chúa  Hélène Ginabat avec Anita Bourdin - Mạc Khải phỏng dịch  Rôma, ngày 28-10-2012 ( ZENIT.org...

Không có nhận xét nào: