Dân Làm Báo - Cụ bà Hà Thị Nhung đã được công an phối hợp với tuyên giáo đảng gán cho lý do tử vong là bị cảm. Hôm nay biến thành xuất huyết não. Cụ được các vị bồi bút của đảng gán cho những câu như “Kể cả đi kiện sai vẫn làm” và những điều như “Gần đây bà Nhung có những biểu hiện không bình thường”, “đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người tụ tập tại đây nhưng không làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện”... Xin các bạn trong thôn mở cửa bước vào xem các nhà báo lề đảng đang mở đại hội láo khoét trên cái chết oan khiên của cụ bà dân oan Hà Thị Nhung như thế nào!.
Cụ bà tử vong tại vườn hoa Lý Tự Trọng do bị cảm
Kinh tế và Đô thị (Cơ quan của Ủy ban Nhân Dân tp Hà Nội) - Khoảng 8 giờ ngày 12/11, người dân phát hiện bà Hà Thị Nhung (SN 1937, xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị cảm tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ.
Mặc dù được người dân có mặt và Trung tâm cấp cứu 115 khẩn trương cứu chữa nhưng bà Hà Thị Nhung đã tử vong lúc 8 giờ 30 cùng ngày.
Bà Nhung đến khiếu kiện liên quan đến vấn đề hưu trí và đã được văn phòng tiếp dân của T.Ư Đảng tiếp nhận. Hiện cơ quan chức năng phối hợp với địa phương và gia đình làm thủ tục theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Từ "cảm láo" sang "láo xuất huyết"
Bà cụ Hà Thị Nhung bị tử vong là do xuất huyết não
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN) - Liên quan đến cái chết của bà cụ Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa) tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ ( Hà Nội) ngày 12/11, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết: Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà Nhung chết do xuất huyết não, không thấy có dấu hiệu chấn thương, va đập hay xây xước trên người.
Chiều 13/11, phóng viên TTXVN đã có cuộc làm việc với lãnh đạo xã Xuân Thành để làm rõ hơn về nguyên nhân bà Nhung đi kiện. Đồng chí Trịnh Xuân Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Thành cho biết: Ở địa phương lâu nay có truyền thống rất tốt trong việc giải quyết chế độ chính sách. Việc bà Nhung đi kiện đã được các cấp từ xã đến tỉnh Thanh Hóa giải quyết thấu tình đạt lý, được gia đình và bà con trong xã đồng tình cao. Không có chuyện như thông tin lan truyền trên các trang mạng rằng bà Nhung đi kiện vì tranh chấp đất đai. Xã đã vận dụng tất cả các chính sách nhưng không có cơ sở nào để giải quyết chế độ cho bà Nhung.
Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thành, Ngô Văn Từ khẳng định: Bà Nhung từng có thời gian làm bình dân học vụ, bán hàng, tham gia hợp tác xã, phụ nữ thôn. Tuy nhiên, những công việc của bà không thuộc đối tượng công chức xã để được trợ cấp theo Quy định 130/CP của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã quy định cán bộ xã khi già yếu nghỉ việc được trợ cấp thường xuyên hàng tháng nếu có đủ điều kiện. Hơn nữa thời gian công tác của bà Nhung cũng không đủ. Bên cạnh đó, khi tỉnh Thanh Hóa giao cho các cấp huyện, xã giải quyết sự việc thì bà Nhung không đưa ra được các giấy tờ chứng cứ để giải quyết chế độ, ngoại trừ mấy dòng trích ngang viết tay.
Theo đồng chí Lê Đức Sơn - Trưởng Công an xã Xuân Thành, tình hình an ninh trong xã rất tốt, gần như không có khiếu kiện. Việc bà Nhung khiếu nại và ra Hà Nội đã được bà con trong xã khuyên ngăn. Gần đây bà Nhung có những biểu hiện không bình thường.
Ông Trần Văn Hanh, sinh năm 1958, con trai trưởng của bà Nhung cho biết: Bà Nhung có tiền sử bị tai biến mạch máu não, bị hỏng một mắt. Sau một thời gian bán nhà ở Xuân Thành vào với con trai thứ ở Đắk Lắc, đầu năm 2011, bà quay về địa phương và viết đơn đòi hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Biết việc làm này không đúng quy định của Nhà nước nên gia đình, Hội người cao tuổi, họ hàng hai bên nội ngoại, làng xóm đã góp ý, khuyên can bà, thậm chí quyết liệt ngăn không cho bà đi.
Bà Nhung từng nói: “Kể cả đi kiện sai vẫn làm”. Gia đình cũng cho biết thêm: Bà Nhung có biểu hiện không bình thường, nhiều lúc bà vất vưởng nằm ở các trụ sở, công viên trong xã. Ông Hanh khẳng định: “Tôi chứng kiến tại cuộc khám nghiệm, tử thi không bầm dập, xây xước, bên trong xuất huyết não. Đêm hôm đó gió mùa về, nhiệt độ lạnh và đi đường xa hơn 200 cây số ra Hà Nội nên bà đã yếu. Tôi hoàn toàn không công nhận thông tin cho rằng bà Nhung bị công an xô đẩy. Nhiều người dân chứng kiến xung quanh cho biết không có chuyện đó".
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)
*
Cụ bà tử vong ở vườn hoa không có xô xát với công an
SGGP - Sáng 12-11, tại vườn hoa Lý Tự Trọng (quận Tây Hồ, Hà Nội) xảy ra một vụ tử vong, nạn nhân là bà Hà Thị Nhung (SN 1937, quê tại thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa).
Sau cái chết của bà Nhung, có thông tin cho rằng có liên quan tới xô xát với công an vì bà Nhung từ quê ra Hà Nội khiếu kiện. Tuy nhiên cơ quan điều tra, Công an Hà Nội nhanh chóng làm rõ và khẳng định bà Nhung tử vong là do tuổi cao và bị cảm lạnh dẫn tới đột tử. Công an cũng cho biết, cách đây vài tuần, bà Nhung đã đến Trụ sở tiếp công dân số 1 (Hà Nội) gửi đơn khiếu nại đòi giải quyết chế độ hưu trí cán bộ Hợp tác xã Xuân Thành và đã được cơ quan chức năng vào sổ tiếp nhận để giải quyết.
Vào sáng 12-11, bà Nhung đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người tụ tập tại đây nhưng không làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện và việc này cũng được nhiều người xác nhận. Sau đó ít phút, bà Nhung bị ngất xỉu rồi tử vong.
M.KHANG
*
Không có chuyện cụ bà Hà Thị Nhung ra Hà Nội "kêu oan, xô xát với lực lượng công an bảo vệ" rồi chết đột ngột tại vườn hoa Lý Tự Trọng.
Hanoimoi - Trước tin đồn: Cụ bà Hà Thị Nhung ở Thanh Hóa ra Hà Nội "kêu oan, giăng biểu ngữ khiếu kiện, xô xát với lực lượng công an bảo vệ" rồi chết đột ngột tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ (Hà Nội) vào sáng 12-11.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cho biết: Khoảng 8 giờ ngày 12-11, bà Hà Thị Nhung, sinh năm 1937, thôn 6, Xuân Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng, Tây Hồ (Hà Nội) và đột ngột chết. Lãnh đạo Công an Hà Nội khẳng định: Bà Nhung ra Hà Nội đã đến Trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm cách đây vài tuần. Bà đã gửi đơn khiếu nại đòi giải quyết chế độ hưu trí cán bộ Hợp tác xã Xuân Thành và đã được cơ quan chức năng vào sổ tiếp nhận để giải quyết. Sáng 12-11, bà đã đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người, nhưng bà không hề làm mất trật tự, không giăng biểu ngữ khiếu kiện và việc này cũng đã được nhiều người xác nhận. Sau khi bà đến đây chừng 15 phút đột ngột bị ngất xỉu, người dân xung quanh tiến hành giúp đỡ và gọi cấp cứu 115 đến nhưng bà Nhung đã chết vào lúc 8giờ30 phút cùng ngày. Bước đầu Công an Hà Nội xác định, bà Nhung tuổi đã cao cộng thêm bị cảm nặng nên khó khăn trong cứu chữa. Như vậy, tin đồn nói trên là hoàn toàn sai sự thật. Hiện, Công an Hà Nội và các cơ quan chức năng đang phối hợp với địa phương và gia đình bà Nhung làm các thủ tục theo quy định của pháp luật.
*
Nếu chỉ đến vườn hoa Lý Tự Trọng và gặp một số người, không biểu ngữ, không xô xát thì cái gì đây???:
Xin mời các bạn mới theo dõi vụ việc này xem lại những thông tin đã đăng tải với tường thuật và nhân chứng tại chỗ:
- Công an bắt cóc, đánh dân oan bất tỉnh phải nhập viện- Hình ảnh của cụ bà Hà Thị Nhung trước khi công an cướp xác
Không có nhận xét nào: