Sổ tay cần nhớ của người Ki-tô hữu dấn thân phục vụ trong chính trị - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
10 tháng 11, 2012

Sổ tay cần nhớ của người Ki-tô hữu dấn thân phục vụ trong chính trị

Nguyễn Học Tập (TNCG) - (Viết theo tài liệu bài giảng huấn của Cha GS. Bartolomeo Sorge S.J., Cựu Viện Trưởng Viện Đào Tạo Chính Trị Pedro Arrupe (Istituto di Formazione Politica Pedro Arrupe) về Huấn Dụ Nota Doctrinalis... 2003 (Ghi Chú Tín Lý...) của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin). 

Tài liệu mà Thánh Bộ Giáo Lý về Đức Tin đã gởi đến các người tín hữu Chúa Kitô chuyên cần dấn thân trong chính trị không phải là tài liệu có ý định thuyết giảng về mối tương quan giữa luân lý và chính trị.

Trái lại Thánh Bộ có ý đưa ra những định hướng cho các tín hữu Chúa Kitô đối với một vài cách sống dân chủ hiện đại. Thật vậy

- "xã hội dân sự ngày nay đang đứng giữa một tiến trình phức tạp về văn hoá cho thấy thời điểm kết thúc của một thế hệ và mối nghi ngờ đối với một thế hệ mới xuất hiện ở chân trời. Những tiến triẻn đạt được mà chúng ta đang chứng kiến khiến cho chúng ta xác nhận cuộc hành trình tích cực mà nhân loại đã thực hiện được trong tiến bộ và đạt được về những điều kiện sống xứng đáng với nhân phẩm con người hơn. Sự tăng trưởng ý thức trách nhiệm đối với các xứ đang trên đà phát triển chắc chắn phải là một dấu hiệu quan trọng to lớn, cho thấy sự tăng trưởng cảm nhận được về công ích.

Cùng chung với điều vừa kể, dù sao đi nữa, không ai có thể nín lặng trước những nguy hiểm trầm trọng mà một vài khuynh hướng văn hoá muốn định hướng các định chế luật pháp và, do hậu quả đó, định hươớng thái độ hành xử của các thế hệ tương lại"
(Nota doctrinalis..., n.2).

Mặc dầu không chối bỏ đi những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được trong việc củng cố hoá hệ thống dân chủ trên thế giới, Giáo Hội nhận thấy rằng không thể nhắm mắt trước những khuynh hướng văn hoá đang đe doạ làm băng hoại những cùng đích đã đạt được và cả tương lai của nền dân chủ.

Qua những gì vừa được đề cập, chúng ta thấy có vấn đề được đặt ra cho người tín hữu Chúa Kitô dấn thân phục vụ trong chính trị.

Một đàng người tín hữu Chúa Kitô

- không thể lẫn lánh bổn phận tham dự phục vụ trong chính trị,

- nhưng đàng khác, các anh chị em đó phải đối đầu với những khuynh hướng văn hoá không rõ ràng, đáng nghi ngờ, thúc đẩy ngành luật pháp phải có những lựa chọn đáng phải tranh cải hay không thể chấp nhận được.

Làm sao có thể vẫn trung thành với lương tâm mình và với những giá trị không thể chối bỏ được?

Trước tình trạng đó, người tín hữu Chúa Kitô phục vụ trong chính trị cần phải được Giáo Hội can thiệp soi sáng cho.

Đó là những gì Thánh Bộ Giáo Lý về Đức Tin (Congregazione per la Dottrina della Fede) đã can thiệp với huấn dụ Nota doctrinalis ...(Ghi Chú Tín Lý về một vài vấn đề liên quan đến người tín hữu dấn thân và về thái độ của người công giáo trong chính trị (17.03.2003), mà chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu.

Bản tài liệu nhấn mạnh đến

- cần phải tạo được một linh hồn cho luân lý cho đời sống chính trị (n. 2),

- một vài định hướng cần thiết, nhứt là đối với vấn đề dân chủ đa nguyên đa dạng (n. 3),

- mối tương quan giữa căn tính Kitô hữu và thuộc phái chính trị (n.4)

- đặc tính trần thế của chính trị (nn.5-6).

1 - Tạo một linh hồn luân lý cho đời sống chính trị.

Bổn phận thứ nhứt của người tín hữu Chúa Kitô - Bản Ghi Chú Tín Lý cho biết - là tạo một linh hồn luân lý cho đời sống chính trị, lành mạnh hoá vết thương gảy đổ đã bị mở ra giữa luân lý và chính trị. Sau thời điểm đổ nát tận diệt của xã hội chủ nghĩa thực tế ở các Qquôc Gia Cộng Sản Nga và Đông Âu , nền văn minh tân tự do chủ nghĩa (neoliberalismo) cho chúng ta

- có cảm tưởng là nền văn minh đang thắng thế

- và có khuynh hướng trở thành văn minh độc tôn,

bằng cách sang bằng, dẹp bỏ đi gia sản các giá trị.

Nhược điểm của văn minh chính trị hiện hành đang nổi bật là thái độ hành xử đương kết gữa dân chủ và tương đối luân lý chủ nghĩa (relativismo etico), theo đó thì

- các ý kiến khác nhau về chính trị, văn hoá, lân lý và tôn giáo được coi là đều có giá trị như nhau và chính danh trước luật pháp như nhau;

- trong khi đó thì tự do được coi như là quyền có thể làm và chọn lựa điều gì mính thích nhứt, chỉ bị ảnh hưỏng giới hạn duy nhứt là phải tôn trọng tự do của người khác.

Bản Ghi Chú Tín Lý đứng ở một vị thế tách rời rõ rệt quan niệm dân chủ thả lỏng, cho phép và cá nhân chủ nghĩa nầy và cho biết rằng

- "tự do chính trị không phải và cũng không thể được đặt nền tảng trên tư tưởng tương đối cho rằng tất cả các quan niệm về lợi thú của con người đều có chân lý và giá trị như nhau" (n 3).

Lý do - và kinh nghiệm cũng chứng minh - là quan niệm vừa kể giới hạn đời sống dân chủ đơn thuần vào thực dụng chủ nghĩa (pragmatismo); xoá bỏ đi điều kiện cần thiết đòi buộc hoạt động của các cơ chế quốc gia phải được thực hiện một cách trong sáng, tức là thay vì hoạt động để phục vụ công ích, quyền lực quốc gia được xử dụng để mưu cầu uy quyền và lợi thú của phe nhóm.

Tinh thần quốc gia sẽ bị yếu kém đi trong giới lãnh đạo và từ đó ngay cả giữa giới dân chúng.

Bởi đó chúng tôi nghĩ rằng không phải quá đáng mà xác quyết rằng ngày nay " vấn đề dân chủ " chủ yếu là "vấn đề luân lý".

Ngoài ra - Bản Ghi Chú Tín Lý tiếp theo - vấn đề cần tạo được một linh hồn luân lý cho chính trị còn là vấn đề đòi buộc phải có đối với những kết quả mà khoa học và kỷ thuật đạt được:

- "Thật vậy, thắng lợi khoa học đã cho phép đặt được những đối tượng làm cho lương tâm bị lay chuyển và đòi buộc phải có được những giải đáp có khả năng tôn trọng một cách hợp lý và vững chắc các nguyên tắc luân lý. Nhưng trái lại, chúng ta đang thấy trước mắt những khuynh hướng định chế, bất chấp các hậu quả, mà từ nhũng định chế luật pháp đó sẽ có ảnh hưởng đến đời sống và tương lại của các dân tộc trong việc cấu tạo thành văn hoá và các thái độ hành xử xã hội, với chủ ý làm tan nát quyến bất khả xâm phạm đời sống con người" (n.4).

Nói một cách ngắn gọn, Bản Ghi Chú Tín Lý lên án nền văn hoá tân tự do chủ nghĩa độc tôn là chủ nghĩa

- không tôn trọng phẩm giá siêu đẳng của con người

- và có ý định phá hủy tận gốc rễ chính nền dân chủ, bằng cách vất bỏ đi những định điểm chắc chắn để đối có thể đối chiếu chuẩn định.

Về mối nguy hiểm nầy, ĐTC Gioan Phaolồ II đã nhiều lần nhắc nhở cần phải đặc tâm lưu ý:

- "Ở nhiều quốc gia, sau cuộc sụp đổ của những ý thức hê nối kết chính trị với quan niệm toàn trị thế giới - và ý thức hệ đầu tiên trong các chủ thuyết đó chính là Mác Xít chủ nghĩa-, hiện nay đang diễn ra trước mắt một mối nguy hại không có gì kém trầm trọng hơn, đó là mối nguy hại khước từ các quyền căn bản của con người (...). Đó là mối nguy hại đồng minh giữa dân chủ và tương đối luân lý chủ nghĩa, là mối nguy hại vất bỏ đi mọi định điểm luân lý chắc chắn cho cuộc sống dân sự và tận gốc rễ, đó là vất bỏ đi đâu là chân lý phải được nhận biết" (Thông Điệp Veritatis splendor, 1993, n. 101).
Một khi đạt được giả thuyết tuyên quyết đó, mọi điều băng hoại đều có thể xảy ra được.

- "Nếu không có chân lý nào là chân lý tận cùng thượng đẳng, dẫn dắt và định hướng hoạt động công cộng, lúc đó các ý kiến và các xác tín đều có thể dễ dàng bị lợi dụng nhằm mục đích cho quyền thế, Một nền dân chủ không được bảo đảm bằng các giá trị, nền dân chủ đó sẽ bị biến đổi trở thành toàn trị công khai hay ẩn nấp, như lịch sử chứng minh" (ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Centesimus annus (1991), n. 46) 

Thật vậy, Bản Ghi Chú Tín Lý giải thích tiếp, sẽ xảy ra

- "một đàng, người dân cho rằng các lựa chọn luân lý của mình là những gì hoàn toàn tự lập, trong khi đó thì phía bên kia, các nhà lập luật cho rằng họ tôn trọng quyền tự do đó, bằng cách soạn thảo ra những đạo luật, mà không cần đếm xiả gì đến các nguyên tắc luân lý tự nhiên, mà chỉ cần được sự chấp thuận đối với một vài khuynh hướng văn hoá và luân lý tạm thời nào đó, như là mọi quan niệm có thể về đời sống đều có giá trị như nhau" (Nota doctrinalis, n.2).

Thật vậy, trong khi Giáo Hội

- không có gì nghi ngờ về dân chủ là một hệ thống tốt đẹp nhứt để bảo đảm sự tham dự của người dân vào đời sống chính trị,

- nhưng đồng thời, thời Giáo Hội cũng nhấn mạnh rằng không thể có được một nền dân chủ đích thực, nếu nền dân chủ đó không đặt nền tảng trên quan nniệm chính đáng về con người .

Bởi đó Bản Ghi Chú Tín Lý xác nhận tiếp theo:

- "Đối với nguyên tắc nầy, bổn phận của người công giáo không thể có một sự chuyển nhượng nào, bởi vì nếu không, sẽ trở thành hư vô nhân chứng đức tin Kitô giáo giữa trần thế, đặc tính duy nhứt và mạch lạc (cohérent) nội tâm của chính người tín hữu sẽ bị tan biến đi (...). Ngoài ra chính sự tôn trọng con người làm cho sự tham dự dân chủ thực sự có thể thực hiện được " (Nota doctrinalis, n.3).

Bởi đó trước những cuộc phá hoại ngày nay đang lan tràn chống lại con người, người tín hữu Chúa Kitô

- "có quyền và bồn phận phải can thiệp để nhắc nhớ lại ý nghĩa sâu xa của đời sống và trách nhiệm mà tất cả mọi người đều phải có đối với đời sống đó" (Nota doctrinalis, n.4).

Đó chính là tạo một linh hồn luân lý cho đời sống dân chủ.

2 - Dân chủ đa nguyên.

Cũng chính những lý do khiến cho chúng ta khước từ tương đối luân lý chủ nghĩa, không phải là nền tảng cho quan niệm chính đáng về dân chủ đa nguyên.

Bản Ghi Chú Tín Lý đề cập đến chủ đề bằng một thái độ phân biệt quan trọng, khi cho biết: đa nguyên da dạng không phải là những gì liên hệ đến các nguyên lý luân lý:

- "bởi lẽ do bản tính và vai trò nền tảng đời sống xã hội của mình các nguyên tắc luân lý là những gì không thể bàn thảo chuyển nhượng" (n. 3).

Trong khi đó thì đối với các kỷ thuật chiến lược chính trị khác nhau, dân chủ đa nguyên đa dạng là điều có thể hiểu được:

- "bởi vì có thể giải thích khác nhau về một vài nguyên tắc căn bản lý thuyết chính trị, cũng như kỷ thuật phức tạp của phần lớn các vấn đề chính trị" (ivi).

Như vậy các khuynh hướng chọn lựa dân chủ nguyên đa dạng không những là điều chính đáng, mà còn là những việc lựa chọn cần thiết cho đời sống dân chủ.

Thật vậy, dân chủ đa nguyên đa dạng là những gì đòi buộc phải có tự bản thể của chính trị, mà ngay từ định nghĩa "chính trị là nghệ thuật sắp xếp các điều có thể". bởi vì

- chính trị phải đối đầu và giải quyết các vấn đê phức tạp,

- bị đặt điều kiện bởi những hoàn cảnh thực tế xã hội, văn hoá, kinh tế hay bởi những lãnh vực khác nữa.

Ai có thể cho mình biết rõ một hoàn cảnh xã hội với tất cả các điều kiện liên hệ, để có thể cho rằng để giải quyết hoàn cảnh đó, không có con đường nào khác hơn là con đường do chính mình đưa ra?

Hiểu như vậy, chúng ta thấy là điều tự nhiên về con đường phải đi theo có nhiều ý kiến chính trị khác nhau và bất đồng với nhau, ngay cả giữa những người cùng được huớng dẫn bởi những giá trị luân lý và lý tưởng như nhau.

Bởi đó là điều không thể tranh cải

- "quyền tự do chính danh của người công dân công giáo có thể chọn lựa giữa những ý kiến chính trị thích hợp được với đức tin và luật lệ luân lý tự nhiên, điều mà theo chính định chuẩn của mình thích hợp hơn để đáp ứng lại những đòi hỏi của công ích" (n. 3).
Bổn phận mà người tín hữu Chúa Kitô phải hành động thích hợp với đức tin và với các nguyên lý căn bản luân lý, không có gì cản trở họ hành xử khác nhau về vấn đề chuẩn định phải có để có được động tác thích hợp, ưu tiên, hữu hiệu hay chuẩn định khôn ngoan đối một chương trình đảng phái hay chính quyền:

- "Trong các tình trạng thực tế và bằng cách lưu tâm đến các liên đới mà mỗi người được sống - ĐTC Phaolồ VI đã viết một vài năm qua - cần phải nhận biết một sự khác biệt chính đáng của các việc chọn lựa có thể. Một đức tin chung Kitô giáo có thể dẫn đến các phận vụ khác nhau" (Huấn Dụ Octogesima adveniens (1971), n. 50).
- "Ngày nay, Bản Ghi Chú Tín Lý xác nhận một cách rõ ràng hơn nữa, có thể có nhiều chính đảng, trong đó các tín hữu công giáo có thể chọn lựa để tranh đấu tác động - nhứt là qua các đại diện quốc hội - quyền và bổn phận xây dựng một đời sống văn minh cho Xứ Sở" (n. 3).

Việc lựa chọn đó tùy vào lương tâm và cảm nhận xã hội-văn hóa củ mỗi người:

- "Giáo Hội không có bổn phận thiết thực đưa ra những giải đáp thực tế - hơn nữa giải đáp độc nhứt - đối với những vấn đề trần thế mà Thiên Chúa đã để cho tự do và trách nhiệm của mỗi người, mặc dầu Người có quyền và bổn phận nói lên các phán đoán luân lý về các thực tại trần thế, khi điều đó được đức tin và lề luật luân lý đòi buộc" (ivi).
3 - Căn tính Kitô hữu và hội nhập vào chính trị.

Tuy nhiên dân chủ đa nguyên, đa dạng không có nghĩa là dững dưng vô sự, "không ăn nhậu gì" đối với tôi, ai muốn làm sao cũng được. Đó là những gì Bản Ghi Chú Tín Lý nói rõ hơn liền sau đó. 

Căn tính người tín hữu Chúa Kitô rất kỳ vọng, đòi buộc. 

Bởi đó, mặc dầu các chọn lựa khác nhau vẫn có đặc tính chính đáng của chúng trong dân chủ đa nguyên (dĩ nhiên giữa những chọn lựa đó không có gì ngược lại với đức tin và luân lý), chúng ta cũng cần phải nhận biết rằng không phải tất cả các chương trình, các chính đảng và các khuynh hướng phe phái chính trị nào, tất cả đều gần bên nhãn quang xã hội Kitô giáo và thích hợp với lời huấn dạy của Giáo Hội. 

Điều vừa kể đặt ra cho người tín hữu Chúa Kitô dấn thân phục vụ trong chính trị một câu hỏi nghiêm trọng: làm sao có thể vẫn trung thành với căn tính và các lý tưởng của mình, 

- khi việc thuộc về một chính đảng, khuynh hướng, phe phái không cho phép mình diễn tả, thể hiện đầy đủ các giá trị mà mình tin, 

- khi việc tôn trọng đối với phương thức dân chủ đặt người tín hữu trước những lựa chọn trái ngược lại với các nguyên tắc luân lý không thể chuyển nhượng, khước từ, vì dụ như lợi ích cho con người toàn diện, đời sống, gia đình, giáo dục, tự do tôn giáo, hoà bình? 

Bản Ghi Chú Tín Lý nói lên trước tiên cần phải có thái độ can đảm nhân chứng công cộng, trước mọi người:: 

- "Người công giáo, trong hoàn cảnh nầy, có quyền và bổn phận phải can thiệp để nhắc nhớ lại ý nghĩa sâu xa của đời sống và trách nhiệm mà tất cả mọi người đều phải có trước đời sống đó(...), người công giáo có bổn phận chính xác phải đối đầu ngược lại mọi luật lệ, khi thấy là luật lệ đó là một luật lệ khủng bố đối với đời sống" (n. 4). 

Nhưng nhân chứng thôi, chưa đủ. 

Bởi đó, trong khi tuyên bố công khai rằng mình bất đồng ý kiến và nói lên rằng mình hoàn toàn đồng ý hội nhập, ủng hộ các giá trị luân lý bất khả thay đổi chuyển nhượng, khước từ, người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị còn phải dùng tất cả những dụng cụ mà phương thức dân chủ cung cấp cho để đạt đươc lọi ích đích thực to lớn hơn trong các hoàn cảnh khác nhau. 

Bản Ghi Chú Tín Lý lấy ví dụ bằng cách kể lại định hướng của ĐTC Gioan Phaolồ II về vấn đề luật phá thai như sau: 

- "Một dân biểu quốc hội, mà thái độ tuyệt đối rõ ràng đối nghịch lại việc phá thai, mà ai nấy đều biết, có thể đưa ra việc ủng hộ của mình đối với những đề nghị nhằm giảm thiểu các hậu quả tiêu cực trên lãnh vực văn hoá và luân lý công cộng" (Thông Điệp Evangelium vitae, 1995, n. 73). 

Đức Hồng Y Carlo Maria Martini còn giải thích rõ thêm tại sao thái độ vừa kể của vị dân biểu quốc hội là thái độ chinh đáng. 

Đồng ý rằng các nguyên tắc luân lý là những gì tuyết đối và bất lay chuyển, mà theo đó động tác chính trị phải được gợi ý,huớng dẫn, nhưng cũng là điều chính đáng 

- "động tác chính trị (...) tự mình không phải là những gì nhằm phải thực hiện tức thời các nguyên tắc tuyệt đối luân lý, nhưng là động tác nhằm thực hiện công ích thiết thực có thể trong một hoàn cảnh xác định nào đó" (Riflessioni sulla nota "Le comunità cristiane educano al sociale e al politico" (1998), in Martini. C.M., Il Padre di tutti, Lettere, discorsi e interventi, 1998,EDB Centro Ambrosiano, Bologna 1999, p. 290). 

Nói cách khác, động tác chính trị đôi khi đòi buộc phải có được kết quả tuần tự để đạt được công ích, tùy theo các điều kiện khả thi trong đó động tác được đưa ra thực hiện. 

Bởi đó người Kitô hũu dấn thân phục vụ trong chính trị có thê vấp phải một lỗi lầm thật nặng nề, nếu bỏ đi chính trị, phủi áo bước ra ngoài vì sợ căn tính của mình bị ô nhiểm hay cửa kín then gài khoá chặt mình trong toà lâu đài ngoạn mục, khước từ mọi cuộc đối thoại với những người khác ý kiến (dĩ nhiên khác ý đó không chống lại đức tin và các nguyên tắc tuyệt đối luân lý về đời sống, về con người, về gia đình, về giáo dục). 

Đó là ý kiến ĐHY Carlo Martini kêt luận trong một quyển sách của ngài: 

- "Có giá trị lời đề nghị cho những cuộc hành trình tích cực, mặc dầu với tiến trình tuần tự, hơn là thái độ đóng kín mình vào khuôn "không", bởi vì về lâu về dài, thái đô đóng khung đó vẫn ở trong tình trạng héo hon, không sinh được hoa trái gì (...). Không phải mọi chuyện chậm trễ trong cuộc hành trình tiến bước đều phải là nhượng bộ. Còn có cái nguy nữa, đó là vì nhằm đạt đươc tối đa, mà mình phải để cho càng thoái bộ tình trạng mức sống càng ngày càng ít nhân bản hơn" (C'è un tempo per tacere e un tempo per parlare, 1995, Centro Ambrosiano, Milano 1995,pp.22s). 

4 - Đặc tính trần thế. 

Như vậy, để điều hoà lòng trung tín với căn tính Kitô hữu của chính mình và lề luật chính trị, người tín hữu Chúa Kitô phải thực thi qua tiến trình "trung gian điều giải" (mediation) luân lý và nhân chủng học (antropologia). 

Đó là điều cần thiết, một đàng để tránh chế độ giáo phẩm trị (cléricalisme), 

- thái độ của những ai muốn diễn dịch trực tiếp từ các giá trị Kitô giáo áp dụng thẳng vào chính trị, 

- và đàng khác, để tránh thái độ sao cũng được (qualunquisme) của những ai sẵn lòng hạ thấp mức lương tâm mình, miễn sao có được một vài kết quả tức thời, nhứt là kết quả tiền bạc hay quyền lực uy thế. 

Bản Ghi Chú Tín Lý giữ khoảng cách tách rời khỏi giáo phẩm trị chủ nghĩa và sao cũng được chủ nghĩa, bằng cách đề nghị lấy lại những kết quả đạt được về giáo lý và mục vụ của Công Đồng Vatican II và của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. 

Cũng như bất cứ một thực tại trần thế nào khác, Bản Ghi Chú Tín Lý xác nhận, chính trị 

- cũng là một thực tại trần thế: 

- có mục đích, tức là lợi ích tràn thế của cộng đồng dân sự, 

- có luật lệ và dụng cụ cá biệt của mình, dụng cụ tự lập, không được đức tin và lãnh vực thiêng liêng trợ lực.. 

Từ đức tin, chúng ta không thể trực tiếp suy luận ra một khuôn mẫu xã hội, chính quyền hay chính đảng. 

Đức tin 

- không giải thoát người tín hữu Chúa Kitô khỏi trách nhiệm và những mối nguy mạo hiểm của động tác chính trị, 

- cũng như khỏi công sức mệt nhọc để tìm ra được các phương thức trung gian điều giải mà đời sống chính trị đòi buộc. 

Như vậy, đặc tính trần thế (laicità , indole secolare), theo tài liệu của Bản Ghi Chú tín Lý , là 

- "sự tự lập của lãnh vực dân sự và chính trị đối với tôn giáo và hàng giáo phẩm (...), mà một giá trị đạt được và được Giáo Hội nhận biết, thuộc về gia tài mà nền văn minh đã đạt được"(n.6). 

Ở đây, Bản Ghi Chú Tín Lý ghi lại một đoạn văn của ĐTC Gioan Phaolồ II năm 1991: 

- "Đồng hoá lề luật tôn giáo với lề luật dân sự là điều thực sư có thể bóp nghẹt tự do tôn giáo và đến nỗi có thể giới hạn hoặc chối bỏ các quyền bất khả nhượng của con người". 

Và Bản Ghi Chú Tín Lý kết luận: 

- "Việc nhận biết các quyền dân sự và chính trị và cung cấp những phục vụ công cộng không thể bị đặt điều kiện tùy theo xác tín hay phục vụ về phương diện tôn giáo của người dân" (ivi). 

Sau khi nói lên những điều đó, Bản Ghi Chú Tín Lý xác định rõ: tự lập đối với lãnh vực tôn giáo hoàn toàn không có nghĩa là tự lập đối với lãnh vực luân lý. 

Bởi vì sự kiện các giá trị luân lý căn bản (như đời sống xã hội, công bình, tự do, hoà bình, sự tôn trọng đối với đời sống và các quyền của con người) là những giá trị phù hợp với giáo lý Kitô giáo không làm cho các giá trị đó thành những giá trị tôn giáo , cũng không giảm thiểu đi tính cách chính đáng dân sự và đặc tính trần thế việc chuyên cần dấn thân chính trị của những ai đồng thuận chấp nhận các giá trị đó. 

Không có lý chứng và lệch hướng cho là cuộc tranh đấu "giáo phẩm trị" các cuộc tranh luận về những vấn đề luân lý, bởi lẽ đó chỉ là những vấn đề dân sự và nhân loại luận. 

Về phần mình "quyền Huấn Dạy của Giáo Hội" 

- không muốn hành xử một quyền lực chính trị, 

- cũng không muốn loại trừ quyền tự do có ý kiến của người công giáo về những vấn đề trần thế. 

Trái lại Giáo Hội có ý hiểu rằng "bổn phận của mình là huấn dạy và soi sáng lương tâm của người tín hữu , nhứt là lương tâm của những ai chuyên cần dấn thân mình vào đời sống chính trị, để cho động tác của họ luôn luôn là động tác nhằm phục vụ để thăng tiến toàn vẹn con người và công ích" (ivi). 

Như vậy đặc tính trần thế và trách nhiệm tự lập của việc chuyên cần dấn thân trong chính trị của người Kitô hữu vần còn nguyên vẹn. 

Bản Ghi Chú Tín Lý kết luận bằng một lời mời gọi can đảm: 

- "Có lẽ không đầy đủ và hạn hẹp nghĩ rằng phận vụ xã hội của người công giáo chỉ giới hạn vào việc đơn sơ chuyển đổi cấu trúc cơ chế" (n. 7). 

Người tín hữu Chúa Kitô 

- không thể lấy làm thoả mãn vì đạt được mục đích nầy hay mục đích khác, 

- trong khi từ khiếm diện hay chối tham dự vào việc soạn thảo triển khai ra đồ án toàn phần cho xã hội. 

Họ được kêu gọi "trung gian điều giải" từ chân lý đức tin thành những ngôn từ nhân loại luận, được mọi người đều chấp nhận, các giá trị luân lý nền tảng, là một phần của gia tài các giá trị Kitô giáo. 

Bởi đó cần phải khởi sự từ văn hoá. 

Người tín hữu Chúa Kitô, 

- trong khi tôn trọng dân chủ đa nguyên, (nhưng dân chủ đa nguyên đa dạng không phải là tương đối chủ nghĩa, sao cũng được, ý kiến nào cũng có giá tri), 

- đặc tính trần thế chính danh luật pháp của dân chủ, 

không được cho phép mình có thái độ "đứng ngoài, ngoại cuộc đời sống thiêng liêng và văn hoá". Bởi lẽ thái độ đó phá hoại tận gốc rễ tính cách chứng nhân của mình và làm cho mình mất đi mọi đặc tính hữu hiệu cho cuộc chuyên cần dấn thân chính trị. 

Để kết luận, bản tài liệu nhấn mạnh đến 

- trách nhiệm và tự lập của lương tâm cá nhân trước những vấn đề lựa chọn chính trị, 

- trong nhãn quang trung thành với các giá trị Kitô giáo và với lời huấn dạy của Giáo Hội. 

Mặc dầu có những thận trọng và phân tách, Bản Ghi Chú Tín Lý không phải là văn bản "quay về quá khứ" , như một vài bình luận viên hấp tấp gán cho. 

Dĩ nhiên, con đường phải đi còn dài, nhưng Công Đồng Vaticanô II không phải qua đi một cách vô ích. 

Người tín hữu Chúa Kitô nên có trong tay tài liệu Công Đồng Vaticanô II, quyển sách gối đầu định hướng cho cách hành xử phải có của mình trong cuộc sống Kitô giáo. 

Nguyễn Học Tập (TNCG)
Sổ tay cần nhớ của người Ki-tô hữu dấn thân phục vụ trong chính trị Reviewed by Em Binh on 11/10/2012 Rating: 5 Nguyễn Học Tập (TNCG)  -  (Viết theo tài liệu bài giảng huấn của Cha GS. Bartolomeo Sorge S.J., Cựu Viện Trưởng Viện Đào Tạo Chính Trị Pe...

Không có nhận xét nào: