Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập (TNCG)
NĂM ĐỨC TIN. PHẢI NÓI VỀ CHÚA NHƯ THẾ NÀO ?
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
câu hỏi chính yếu ngày hôm nay được đặt ra cho chúng ta là câu hỏi như sau: phải nói về Chúa như thế nào trong thời đại chúng ta?
Loan báo Phúc Âm như thế nào
- để mở ra các con đường chân lý cứu rỗi của Người trong con tim thường khi đóng kín của những người đương thời với chúng ta
- và trong tâm trí của họ nhiều khi bị phân tán bởi những hào quang của xã hội?
Chính Chúa Giêsu, các Tác Giả Phúc Âm nói lại cho chúng ta, trong khi loan báo về Nước Thiên Chúa cũng đã tự hỏi mình về vấn đề nầy:
- "Chúng ta có thể so sánh Nước Thiên Chúa với những gì hay bằng dụ ngôn nào chúng ta có thể diễn tả ra được ?" (Mc 4, 30).
Câu trả lời thứ nhứt, chúng ta có thể nói về Thiên Chúa được, bởi vì Người đã nói với chúng ta.
Như vậy điều kiện tiên khởi để nói về Chúa đó là lắng nghe những gì chính Người đã nói với chúng ta.
Chúa đã nói với chúng ta !
Như vậy Thiên Chúa
- không phải là một giả thuyết xa xôi về nguyên thủy của thế giới,
- không phải là một trí khôn toán học rất xa vời đối với chúng ta.
Thiên Chúa đặc tâm chú ý đến chúng ta, yêu thương chúng ta, đã thực sự hội nhập vào thực tại của lịch sử chúng ta, đã tự thông báo mình đến phải nhập thể.
Như vậy, Thiên Chúa là một thực tại của đời sống chúng ta, Người thật cao cả đến nỗi có cả thời giờ cho chúng ta, chăm lo cho chúng ta.
Trong Chúa Giêsu Nazareth, chúng ta gặp được diện mạo Thiên Chúa, Đấng đã từ Trời xuống để ngấm mình vào thế giới con người, vào thế giới chúng ta, và dạy chúng ta " nghệ thuật sống ", con đường hạnh phúc, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và làm cho chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa:
- "Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử, nhờ Chúa Giêsu Kitô" (Eph 1, 5),
- "Quả vậy, phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa" (Rom 8, 14).
1 - Nói về Thiên Chúa,
a) có nghĩa là trước tiên ý thức được rõ ràng điều mà chúng ta phải đem đến cho những người nam nữ trong thời đại chúng ta,
* không phải là một Thiên Chúa trừu tượng,
* một giả thuyết,
* mà là một Thiên Chúa thiết thực, một Thiên Chúa hiện hữu, Đấng đã đi vào lịch sử và đang hiện diện trong lịch sử, Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô, như là điều trả lời cho câu hỏi căn bản tại sao và phải sống thế nào.
Bởi đó, nói về Thiên Chúa, đòi buộc cần phải quen thuộc với Chúa Giêsu và Phúc Âm Người, được giả định rằng cá nhân chúng ta đã có hiểu biết thực sự về Chúa và lòng hâm mộ mãnh liệt về đồ án cứu rỗi của Người, không sa ngã vào cơn cám dỗ thành đạt, nhưng bằng cách theo phương thức của chính Thiên Chúa,
Phương thức của Thiên Chúa là phương thức khiêm nhường - Thiên Chúa làm cho mình trở thành một người trong chúng ta -là phương thức được thực hiện trong biến cố nhập thể trong một ngôi nhà đơn sơ ở Nazareth và trong hang đá Bethlem, phương thức của dụ ngôn hạt cải nhỏ bé.
- Cần phải không khiếp đảm trước tính cách khiêm nhường của những bước đi nhỏ bé và tin tưởng vào men bột thẩm thấu vào bột và dần dần làm cho bột nổi dậy (x. Mt 13, 33).
Trong việc nói về Thiên Chúa, trong công cuộc truyền bá Phúc Âm, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần,
° cần phải lấy lại được đặc tinh đơn sơ, trở lại những gì thiết yếu của công việc loan báo: đó là Tin Mừng của một Thiên Chúa, Đấng thực sự hiện hữu và thiết thực, một Vị Thiên Chúa đặc tâm lưu ý đến chúng ta, một Thiên Chúa - Tình Yêu làm cho mình trở nên gần gũi với chúng ta nơi Chúa Giêsu cho đến trên Thánh Giá và là Đấng trong biến cố Phục Sinh ban cho chúng ta niềm hy vọng và mở ra cho chúng ta một cuộc sống bất tận, cuộc sống vĩnh viễn, cuộc sống đích thực.
Vị đại truyền thông lỗi lạc là Thánh Phaolồ Tông Đồ hiến tặng cho chúng ta một bài học đi vào trung tâm điểm của đức tin "nói về Chúa như thế nào" một cách rất đơn sơ. Trong Thư I gởi các tín hữu Corinto, ngài viết:
- "Thưa anh chị em, khi tôi đến với anh chị em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh chị em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác, ngoài Chúa Giêsu Kitô, và Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá" (1 Cor 2, 1-2).
Như vậy,
- thực thể thứ nhứt đó Thánh Phaolồ không nói về một ngành triết học, mà ngài đã khai triển ra,
- không nói về những tư tưởng mà ngài đã gặp được đâu đó hay đã biến chế ra,
- nhưng nói về một thực tại của đời sống mình, nói về một Thiên Chúa đã đi vào đời sống mình, nói về một Thiên Chúa thiết thực và đang sống, Đấng đã nói với ngài và sẽ nói với chúng ta.
Ngài nói về Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh.
b) Thực thể thứ hai, đó là Thánh Phaolồ
* không tìm kiếm chính con người của mình,
* không muốn tao nên một nhóm người ngưỡng mộ ngài,
* không muốn đi vào lịch sử như là một thủ lãnh của một trường phái kiến thức cao cả, không nhằm tìm kiếm chính mình,
* nhưng Thánh Phaolồ loan báo Chúa Kitô và muốn lôi kéo về những con người cho Thiên Chúa đích thực và thực hữu.
Thánh Phaolồ chỉ nói lên với lòng ước muốn thuyết gảng những gì đã thực sự đi vào đời sống của mình và đó là đời sống đích thực của mình, đã chiếm hữu lấy ngài trên đường đi Damasco.
Như vậy nói về Chúa là dành chỗ
- cho Đấng đã làm cho ngài biết được Mình,
- Đấng mạc khải cho chúng ta diện mạo tình yêu của Người,
- có nghĩa là để mình ra bên ngoài, bằng cách hiến tặng mình cho Chúa Kitô, trong xác tín rằng không phải chúng ta có thê thu hút được người khác về cho Chúa, nhưng chúng ta phải chờ đợi họ được chính Chúa thu phục, cầu xin Chúa cho họ.
Như vậy nói về Chúa được phát sinh
- từ biết lắng nghe, từ hiểu biết của chúng ta về Chúa,
- được thực hiện trong cuộc sống gia đình với Người, trong cuộc sông cầu nguyện và tuân giữ các giới răn.
Loan báo đức tin, đối với Thánh Phaolồ,
- không có nghĩa là trình diện mình với người nghe,
- mà không úp mở và trước công chúng những gì mình thấy và cảm nhận được trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô,
- cũng như những gì mình có kinh nghiệm được trong cuộc sống của mình được chuyển đổi bằng cuộc gặp gỡ đó;
- mà còn là đem Chúa Giêsu, mà mình cảm nhận được đang hiện diện nơi mình và trở thành định hướng cho đời sống mình, để làm cho mọi người biết rằng Người là cần thiết cho thế gian và quyết định cho tự do của mỗi con người.
Vị Thánh Tông Đồ
- không chỉ hài lòng tuyên bố lên bằng lời nói,
- mà còn huy động cả cuộc sống mình trong các công trình cả thể của đức tin.
Để nói về Chúa, cần phải dành chỗ cho Người,
- trong tin cậy rằng chính Người tác động trong nỗi yếu hèn của chúng ta;
- dành chỗ cho Người, không có gì phải lo ngại, với lòng đơn sơ và vui tươi, với lòng xác tín sâu đậm rằng chúng ta càng đặt Người vào trung tâm điểm bao nhiêu, chớ không chúng ta, lời thuyết giảng của chúng ta càng được nhiều hiệu quả bấy nhiêu.
Điều vừa kể cũng có giá trị đối với các cộng đồng Kitô giáo: các cộng đồng đó được kêu gọi hãy tỏ ra cho mọi người thấy động tác chuyển hoa ân sủng của Thiên Chúa, bằng cách
- vượt thắng các cá nhân chủ nghĩa, thái độ đóng kín, ích kỷ, dững dưng
- để sống trong các mối tương quan hằng ngày với Chúa
Chúng ta hãy tự hỏi, các cộng đồng của chúng ta thực sự có sống như vậy không?
Chúng ta cần phải bắt đầu chuyển động để luôn luôn và thực sự trở thành như vậy, bằng cách loan báo Chúa Kitô, chớ không chúng ta.
2 - Đến đây chúng ta phải tự đặt câu hỏi Chúa Giêsu thông báo chính Người như thế nào.
Chúa Giêsu loan báo trong đặc tính độc nhứt (unicità) của mình nói về Chúa Cha - Abbà - và về Nước Thiên Chúa với cái nhìn đầy thương xót đối với những bất hạnh và khó khăn của cuộc sống con người. Nói rất thực tế và xác thực chính yếu, tôi nghĩ như vậy, đó là lời loan báo của Chúa Giêsu, làm cho thế giới được trong sáng và đời sống của chúng ta có ý nghĩa đối với Chúa.
Chúa Giêsu cho thấy
- trong thế giới và trong tạo vật thể hiện dung nhan của Thiên Chúa
- và tỏ ra cho chúng ta biết thế nào Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử hằng ngày của cuộc sống chúng ta.
Trong dụ ngôn về thiên nhiên, dụ ngôn hạt cải, cánh đồng với những hạt giống khác nhau, hoặc trong đời sóng chúng ta, chúng ta hãy nghĩ đến dụ ngôn người con trai hoang đàng, đến Lazzaro và những dụ ngôn khác của Chúa Giêsu.
Từ Phúc Âm, chúng ta thấy được Chúa Giêsu đặc tâm lưu ý đến mỗi hoàn cảnh mà con người gặp phải, Người đắm chìm mình vào thực trạng của con người nam nữ thời đại của Người, với lòng tin cậy hoàn toàn vào sự giúp đỡ của Chúa Cha. Và thục sự trong dòng lịch sử đó, một cách kin đáo, Thiên Chúa hiện diện và nếu chú ý, chúng ta có thể gặp được Người.
Và các môn đệ cùng sống với Chúa Giêsu, các đoàn lủ dân chúng gặp Người,
- nhìn thấy được phản ứng của Người đối với những vấn đề khác nhau,
- thấy Người nói như thế nào, có thái độ nào.
Họ nhận ra được nơi Người động tác của Chúa Thánh Thần, động tác của Thiên Chúa..
Nơi Người, lời loan báo và đời sống đươn kết nhau.
Chúa Giêsu tác đông và giảng dạy, luôn luôn khởi đầu từ mối liên kết thân tình với Chúa Cha.
Cách sống đó trở thành một định hướng thiết yếu cho người Kitô hữu: cách sống của chúng ta trong đức tin và trong bác ái trở thành một cách nói về Thiên Chúa ngày nay, bởi lẽ cho thấy bằng một cách sống thực sự trong Chúa Kitô, cho thấy tính cách tin tưởng được, thiết thực điều mà chúng ta nói lên bằng lời nói; và không những chỉ là những lời nói suông, mà chứng tỏ cho thấy thực tế, thực tế đích thực.
Trong điều vừa đề cập, chúng ta nên chú ý đón nhận những dấu chỉ thời đại trong thế hệ chúng ta, nghĩa là chuẩn định được đâu là
- tiềm năng, các ước vọng, các chướng ngại mà con người gặp được trong văn hoá hiện đại,
- một cách đặc biệt lòng ao ước đặc tính chính đáng đích thực (autenticità), ao ước hướng về siêu việt, sự nhạy cảm nhằm bảo toàn tạo vật, và loan báo không phải sợ sệt câu trả lời nói lên đức tin vào Thiên Chúa.
Năm Đức Tin là dịp để khám phá ra rằng, với trí tưởng tượng được Chúa Thánh Thần đánh động, các con đường mới được mở ra, con đường cá nhân cũng như cộng đồng, sức mạnh của Phúc Âm ở mọi nơi đều là sự khôn ngoan cho cuộc sống và định hướng để sống.
3 - Cả trong thời đại chúng ta, một nơi tốt đẹp nhứt để nói về Thiên Chúa, đó là gia đình, học đường tiên khởi để thông báo đức tin cho các thế hệ mới.
Công Đồng Vatican II nói đến cha mẹ như là những sứ giả tiên khởi của Chúa (x. Cost. dogm. Lumen gentium, 11; Decr. Apostolicam actuositatem, 11), được kêu gọi hãy khám phá ra sứ mệnh nầy của họ, bằng cách
- chấp nhận trách nhiệm trong giáo dục,
- trong việc mở mang lương tâm của con cái đối với tình yêu thương của Chúa, như là một phục vụ nền tảng cho đời sông của chúng.
Cha mẹ là những giáo lý viên tiên khởi và thầy giảng dạy về đức tin cho con cái mình.
Và trong bổn phận nầy, điều quan trọng trước tiên là
- biết tỉnh thức canh chừng, có nghĩa là đón nhận những cơ hội thuận tiên để đem vào gia đình vấn đề đức tin
- và để làm cho trí phán đoán trở nên trưởng thành đối với nhiều ảnh hưởng mà con cái gặp phải.
Điều lưu tâm vừa kể của đấng bậc cha mẹ đó cũng là biết nhạy cảm trong việc đón nhận các câu hỏi có thể hiện diện trong giới con cái, một đôi khi rõ ràng, đôi khi dưới hình thức ẩn giấu.
Kế đến là niềm tươi vui, sự thông ban đức tin phải luôn luôn mang một giọng điệu vui tươi.
Niềm vui phục sinh,
- không im lặng hay che giấu các thực tại đau đớn, đau khổ, mệt nhọc khó khăn, không hiểu biết và cả của chính cái chết,
- nhưng còn biết đem đến cho những tiêu chuẩn để giải thích tất cả trong viễn ảnh hy vọng Kitô giáo.
Đời sống tốt lành của Phúc Âm chính là nhãn quang mới mẻ nầy, khả năng nhận thấy nầy với chính đôi mắt của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Điều quan trọng là biết trợ giúp mọi phần tử trong gia đình hiểu biết rằng đức tin không phải là một gánh nặng, mà là một nguồn mạch vui tươi sâu đậm: đó là nhận ra được động tác của Thiên Chúa, nhận biết sự
- hiện diện của điều tốt lành, không gây tiếng động ồn ào,
- và nhận biết Chúa ban tặng cho những định hướng qúy báu để sống tốt đẹp cuộc sống của chính mình.
Sau cùng, khả năng biết lắng nghe và đối thoại: gia đình phải là môi trường trong đó
- con người học hiểu được cách sống chung,
- khám phá ra những đối chọi trong việc đối thoại với nhau. được tạo nên bởi việc lằng nghe và lời nói, hiểu biết và yêu thương nhau, để trở thành dấu chỉ và nơi chốn của tình thương, người nầy cho người kia.
Như vậy nói về Chúa có nghĩa là hiểu biết bằng lời nói và bằng đời sống, biết rằng Thiên Chúa
- không phải là Đấng tranh dành đời sống chúng ta,
- có chăng Người là Đấng bảo đảm, bảo đảm sự cao cả của con người.
Như vậy, chúng ta trở lại lúc đầu, nói về Thiên Chúa là loan báo bằng sức mạnh và bằng tính cách đơn sơ, bằng lời nói và bằng đời sống, những gì là điều thiết yếu: Thiên Chúa của Chúa Kitô, Đầng đã tỏ ra cho chúng ta một tình yêu cao cả đến nỗi Người phải nhập thể, chết và sống lại vì chúng ta. Vị Thiên Chúa đó là Đấng kêu gọi chúng ta
- hãy theo Người và để cho tình yêu cao cả của Người chuyển hoá chúng ta,
để canh tân đời sống chúng ta và các mối liên hệ của chúng ta,
Thiên Chúa đó là Đấng đã ban cho chúng ta Giáo Hội, để cùng chung nhau hành trình bước đi, qua Lời Chúa và các Phép Bí Tích, canh tân cả Thị Xã con người, để cho Thị Xã đó trở thành Thị Xã của Thiên Chúa.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập (TNCG).
(thông tấn www.vatican.va, 28.11.2012).
Không có nhận xét nào: