KHẢ NĂNG HÀNH ĐỘNG VÀ HIỆN HỮU CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI ĐỂ BẢO VỆ NHÂN QUYỀN - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 12, 2012

KHẢ NĂNG HÀNH ĐỘNG VÀ HIỆN HỮU CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI ĐỂ BẢO VỆ NHÂN QUYỀN

Quyền Con Người: khả năng hành động và hiện hữu của Học Thuyết Xã Hội để bảo vệ nhân quyền

Mọi tế bào xã hội phục vụ cho công ích

Mai Khôi phỏng dịch: Nhân Quyền là bất khả xâm phạm, bởi vì nó được nối liền với phẩm giá con người, con cái Thiên Chúa, và với bản chất của con người như đã hình thành trong Thánh Ý Chúa, các quyền này đòi hỏi một câu trả lời của toàn xã hội vì là bổn phận của xã hội. Mỗi tế bào của xã hội, của gia đình, tế bào tiên khởi, trước cả Quốc Gia, trải qua tất cả những cơ chế trung gian như các xí nghiệp, hội đoàn, học đường, công đoàn, tập thể địa phương, vv… mỗi tế bào có những nghĩa vụ đối với các con người đã hợp thành nó hay nó có quan hệ với họ. Trong lúc, mỗi tế bào đều có mục đích riêng của mình, gắn liền với lẽ sống của mình : học đường được lập ra để giảng dạy, bệnh viện hay dưỡng đường là để chữa bệnh, Nhà Nước để bảo đảm cho các công dân hòa bình, ổn định, đời sống xứng đáng, được giáo dục. Mọi tế bào đồng thời phải, ở trình độ của mình, đóng góp vào lợi ích của các thành viên của mình, mà không phải cho quyền lợi riêng tư nhưng cho công ích của mọi con người.
Công bằng xã hội, thành quả của sự tôn trọng nhân quyền.

Bổn phận này, nghĩa vụ này của mỗi tế bào xã hội, chính là sự công bằng đang thúc đẩy chúng ta phải hoàn thành. Đó là lý do khiến Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội ưu tư về công bằng xã hội. Sự công bằng xã hội này thể hiện trong lòng của các tế bào, trong đó con người tác động, khiến cho các quan hệ giữa chính những tế bào phải là hài hòa và phù hợp với cùng một lẽ công bằng. Những công ích của các tế bào xã hội phải hài hòa với nhau. Đức Ái tạo thuận lợi cho công bằng bởi vì nó có nguồn gốc thần học, nghĩa là xuất phát từ chính Thiên Chúa, trong lúc lẽ công bằng chỉ là một đức tính luân lý, nơi mà trí tuệ và ý chí của con người trực tiếp ảnh hưởng. Khi các quyền con người được tôn trọng, công bằng xã hội có thể được xây dựng. Đặt yêu thương trong một xã hội xây dựng trên các nhân quyền thuộc về lãnh vực Phúc Âm hóa để dựng lên một nền văn minh Tình Thương.

Công bằng xã hội phải đến từ sự tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, như nguyên tắc phân bố đồng đều thiện ích vật chất để làm tiêu tan sự nghèo khó và bất công xã hội.

Biết hành động và biết hiện hữu.

Để phát triển công bằng xã hội, Giáo Hội kêu gọi nơi chúng ta khả năng hành động và hành xử. Khả năng hành động cần đến nguyên tắc bổ trợ, trong lúc khả năng hành xử đưa ra những nguyên tắc cơ bản, như nguyên tắc phân bố đồng đều các lợi ích vật chất. Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội là đồng minh của nhân quyền, và nó cung cấp các phương tiện để hoàn thành những nhiệm vụ đi cùng với các quyền đó. Giáo Huấn Xã Hội không phải là viển vông, nó đưa vào một "lề luật mới" của tình thương trong xã hội đúng theo sự gắn bó chặt chẽ của chính giáo huấn này. Nhưng không được quên rằng "khả năng hành xử" Kitô giáo, trước hết, là một trải nghiệm thiêng liêng vượt ra khỏi khung cảnh vật chất khi đưa chính Đức Kitô vào trong xã hội, Ngài chính là trung tâm của nền văn minh tình thương. Xin được kết thúc bằng đoạn văn này của ĐGH Biển Đức XVI trong tác phẩm Giêsu Nazareth, tập II, trang 85, đã minh họa tính năng động của Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, dù rằng nó không được viết trực tiếp trong khung cảnh của GHXH, nhưng trong khung cảnh của hành động luân lý, và đã tóm lược mối quan hệ giữa biết và làm và biết rằng :

"Theo đuổi trên chiều hướng này, thánh Tôma Aquinô đã có thể nói : "Lề luật mới là Ơn Chúa Thánh Linh" (S. théol I-II q 106 a 1). Không phải là một chuẩn mức mới, nhưng nội tâm mới do chính Thần Khí Thiên Chúa ban cho. Trải nghiệm thiêng liêng này của cái mới đích thực trong Kitô giáo, thánh Augustin cuối cùng cũng đã có thể tóm lược trong một công thức nổi tiếng : ""Da quod iubes et iube quod vis (hãy chấp nhận những gì ngươi sai khiến, rồi hãy truyền lệnh những gì ngươi muốn" (Confessions X 29, 40). Ơn phúc (sacramentum) trở thành gương sáng (exemplum), nhưng vẫn luôn là ơn phúc. Là người Kitô hữu, trước hết là một ơn phúc, sau đó phát triển trong một động thái của sự sống là của hành động với ơn phúc này."

Linh mục Yannik Bonnet
http://www.ghxhcg.com/article.aspx?id=1548
KHẢ NĂNG HÀNH ĐỘNG VÀ HIỆN HỮU CỦA HỌC THUYẾT XÃ HỘI ĐỂ BẢO VỆ NHÂN QUYỀN Reviewed by Răng Ra Ri on 12/15/2012 Rating: 5 Quyền Con Người: khả năng hành động và hiện hữu của Học Thuyết Xã Hội để bảo vệ nhân quyền Mọi tế bào xã hội phục vụ cho công ích Mai...

Không có nhận xét nào: