Nguyễn Học Tập - 22.2.2013: A- Phúc Âm hôm nay của Thánh Luca thuật lại cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng (Lc 9, 28-36), trước khi Ngài tiên báo cho các Môn Đệ lần thứ hai về cuộc thương khó của Ngài (Lc 9, 43b-45) và cuộc hành trình Ngài lên Giêrusalem để bị tử nạn (Lc 9, 51).
Trong đoạn Phúc Âm ngắn ngủi hôm nay, biến cố Chúa Giêsu hiển dung hay Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng, Thánh Luca kể lại cho chúng ta hai yếu tố quan trọng rất có ý nghĩa liên kết chặt chẽ nhau: Chúa Giêsu tỏ mình ra (Christofania) và Chúa Cha mạc khải sự hiện diện và đồng thuận của Ngài (Theofania).
- Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng:
* "Lúc Người đang cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa. Và kìa có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra rạng ngời vinh hiễn, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Chúa Giêsu và hai nhân vật đứng bên Người" (Lc 9, 29-33).
- Và kế đến là Chúa Cha mạc khải chính Người:
* "Ông Phêrô còn đang nói thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 34-36).
Lời mạc khải vừa kể của Chúa Cha làm chúng ta nhớ lại Người cũng hiện diện khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở dưới sông Giordan:
- "Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Lc 3, 22).
Như trên đã nói, biến cố Chúa Giêsu hiển dung hôm nay được Thánh Luca đặt trong bối cảnh trước lời tuyên bố cuộc thương khó lần thứ hai (Lc 9, 43b-45) và hành trình Chúa Giêsu hướng về Giêrusalem để chịu tử nạn (Lc 9, 51 ).
Lời tuyên bố cuộc thương khó cũng như hành trình sắp thực hiện của Chúa Giêsu là sự thật phũ phàng, làm cho các môn đệ bị đụng chạm, buồn bả và thất vọng. Thất vọng đến nỗi trong Phúc Âm Thánh Matthêu, Thánh Phêrô khuyên Chúa Giêsu làm sao thoát khỏi viễn ảnh phũ phàng đó:
- "Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy phải gặp những chuyện ấy" (Mt 16, 22).
Hiểu được hoàn cảnh như vậy, chúng ta hiểu được biến cố Chúa Giêsu hiển dung hôm nay là ân huệ hay bảo chứng của Chúa Cha, trấn an và an ủi các Môn Đệ sắp phải đối phó với việc Chúa Giêsu sắp phải chịu, cuộc đau thương và tử nạn của Ngài.
Đặc tính bảo chứng đó của Đức Chúa Cha, trước hết được chứng minh bằng sự hiện diện hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ước, ông Moisen là nhà thành lập luật và ông Elia là ngôn sứ, người được Thiên Chúa đem đi và chỉ xuất hiện trở lại trong thời giờ đã định, nói lên tính cách viên mãn của thời gian chờ đợi ơn cứu độ đã đến, với những gì Chúa Giêsu sắp thực hiện:
- "Nầy Ta sai ngôn sứ Elia đến với các ngươi, trước khi ngày của Thiên Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng. Nó sẽ đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu và đưa tâm hồn con cháu trở lại với cha ông, kẻo khi Ta đến, Ta sẽ đánh phạt xứ sở đã bị trù diệt" (Ml 3, 23-24).
Hình ảnh của Moisen và Elia đàm đạo với Chúa Giêsu về cuộc xuất hành lên Giêrusalem nói lên cho mọi người Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế họ đang trông đợi của thời viên mãn trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang ở giữa họ và sắp thực hiện những gì ơn cứu chuộc của Thiên Chúa, theo những gì Thánh Kinh đã loan báo qua lề luật Moisen và qua các lời của ngôn sứ Elia.
B - Nhưng biến cố Chúa Giêsu hiển dung Phúc Âm hôm nay không phải chỉ có vậy.
Yếu tố quan trong của biến cố là Thiên Chúa mạc khải (Theofania) sự hiện diện của Người.
Đọc lại câu Thánh Luca tường thuật biến cố Chúa Giêsu hiển dung:
- "Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà" (Lc 9, 29) (Et pendant qu'il priait, l'aspect de son visage changea, et ses vêtements devinrent d'une blancheur fulgurante, La Sainte Bible, L'Ecole Biblique de Jérusalem, Cerf, 1961, 1366),
chúng ta thấy rằng khác với những đoạn Phúc Âm chỉ tác động của Thiên Chúa trong những biến cố khác: ở đây Thánh Luca không dùng động từ ở thể thụ động thần học (passif théologique) như thường lệ, "dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa", chớ không "dung mạo Người được đổi khác, y phục Người được trở nên trắng tinh chói lòa".
Nhưng viết như vậy không có nghĩa là không có sự hiện diện của Chúa Cha để tác động, trong biến cố Chúa Giêsu hiển dung.
Có lẽ dùng những hình thức khác với động từ ở thể thụ động như thường lệ, Thánh Luca muốn đánh động người đọc phải chú ý đến động tác can thiệp của Chúa Cha hơn, do đó để ý đến những gì Người muốn mạc khải cho chúng ta hơn.
Và đó là điều Thánh Luca viết ra trong mấy câu kế đến.
Trước hết để nói lên sự hiện diện và can thiệp của Chúa Cha, như là việc Ngài chuẩn y và bảo trợ cho sự kiện Chúa Giêsu sẽ tiến lên Giêrusalem để bắt đầu cuộc khổ nạn và chịu chết để đem ơn cứu chuộc đến cho nhân loại, Thánh Luca diễn tả sự hiện diện của Chúa Cha bằng đám mây bao phủ :
- "Ông Phêrô còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng... " (Lc 9, 34-35a).
Hình ảnh Chúa Cha hiện diện trong đám mây và phán cho những ai chứng kiến biến cố Chúa Giêsu hiển dung, gợi lại cho chúng ta điều đã xãy ra lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới sông Giordan:
- "Khi toàn dân đã chịu phép rửa , Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng :..." (Lc 3, 21-22a).
Kế đến sự hiện diện, chuẩn y và bảo trợ của Chúa Cha cho công cuộc khổ nạn Chúa Giêsu sắp phải chịu được làm cho nổi bậc bởi chính lời tuyên phán của Người :
- "Lại có tiếng từ trời phán rằng :Đây là Con Ta, người được tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 35).
Sự hiện diện và can thiệp của Chúa Cha trổi vượt hơn những gì ông Moisen và Elia làm chứng nhân, xác nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà toàn thể nhân loại đang mong đợi đã đến và hiện diện giữa họ, bằng cách hiện ra để "đàm đạo với Người" (Lc 9, 30).
Ông Moisen và Elia tượng trưng cho luật lệ và lời ngôn sứ được viết ra trong Cựu Ước để định chuẩn và hướng dẫn hành động của dân được chọn trong thời gian chờ đợi Đấng Cứu Thế.
Chúa Cha hiện diện và can thiệp một cách trỗi vượt, rỏ ràng hơn, xác thực hơn qua câu nói của Ngài, nhưng Ngài không xoá bỏ những gì được Ngài truyền cho Moisen và Elia viết ra trong Cựu Ước, mà là để minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế thực hiện hoàn hảo những gì Cựu Ước đã tiên báo:
- "Đây là Con Ta", những từ ngữ được lời Chúa Cha lấy lại trong thánh vịnh để ám chỉ vị vua xứ Giuda, vị vua cứu dân độ thế trong tương lai:
* "Tân Vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Ps 2, 7).
- "người được tuyển chọn", cũng được lời phán Chúa Cha trích lại từ thánh vịnh:
* "Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và qúy mến hết lòng" (Ps 42,1).
- "hãy vâng nghe lời Người", được trích lại trong sách Đệ Nhị Luật, khi Thánh Kinh đề cập đến Moisen, được Chúa hứa ban cho dân được Ngài chọn :
* "Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ; anh em hãy nghe vị ấy" (Dt 18, 15).
Như vậy, tất cả những lời Kinh Thánh đó đều được Chúa Cha xác nhận nơi con người Chúa Giêsu, nói lên rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà Chúa Cha đã hứa, đến để cứu chuộc nhân loại, ở trong hay ngoài biên giới Do Thái cũng vậy, nếu chúng ta đặt đoạn Phúc Âm hôm nay liên quan đến Bài Giảng Dưới Đồng Bằng của Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta đã có dịp suy niệm cách đây mấy Chúa Nhật :
- "Chúa Giêsu đi xuống cùng với các công, Người dừng lại ở một chổ đất bằng. Tại đó đông đảo môn đệ Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giudea, Giêrusalem, cũng như từ miền duyên hải Tiro và Sidone" (Lc 6, 17-18).
C - Một trong những đặc tính khác của Phúc Âm Thánh Luca là liên kết các biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu với hình ảnh Chúa Giêsu cầu nguyện.
- Chúa Giêsu cầu nguyện khi Ngài lãnh nhận phép rửa và được Chúa Cha hiện diện xác nhận tình thương của Ngài và tuyên bố thiên chức Con Thiên Chúa của Chúa Giêsu:
- "Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Lc 3, 21-22).
- Chúa Giêsu cầu nguyện trong biến cố tỏ mình ra sáng láng hôm nay :
- "Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacobê. Đang lúc Người cầu nguyện, thì dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa" (Lc 9, 28-29).
- Chúa Giêsu cầu nguyện trong khi ông Moisen và Elia xuất hiện "rạng ngời vinh hiển" :
- "Đang lúc Người cầu nguyện và kìa có hai nhân vật đến đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem" (Lc 9, 29.35).
- Chúa Giêsu cầu nguyện, khi Chúa Cha hiện diện, can thiệp và dạy bảo mọi người :
- "Đang lúc Người cầu nguyện và từ đám mây có tiếng phán rằng : Đây là Con Ta, người được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 29.35).
Nói tóm lại, đặt cử chỉ Chúa Giêsu cầu nguyện liên hệ đến sự can thiệp thiên quốc của Chúa Cha, Thánh Luca không có mục đích gì hơn là nói cho chúng ta biết Chúa Cha hiện diện, can thiệp, lên tiếng để khuyên nhủ. Người đáp ứng lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu về sứ mạng cứu chuộc Chúa Giêsu sắp thực hiện.
Còn nhiều nơi khác nữa trong Phúc Âm, Thánh Luca luôn thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu "cầu nguyện" :
- trước khi dạy chúng ta đọc kinh Lạy Cha (Lc 11, 1-2),
- dạy chúng ta gương cầu nguyện của một người bạn đến quấy rầy ban đêm (Lc 11, 5-8),
- Người cầu nguyện trong cơn khổ nạn (Lc 22-23).
Cuộc đời của Chúa Giêsu trong các Phúc Âm Nhất Lãm, nhứt là trong Phúc Âm Thánh Luca, không có gì khác hơn là một cuộc hành trình lên Đền Thánh Giêrusalem, nơi Người bắt đầu thời gian khỗ nạn, hay đúng hơn là cuộc hành trình hướng thượng, lúc nào Chúa Giêsu cũng "cầu nguyện", hướng về Chúa Cha.
Có lẽ không phải vô tình mà Thánh Luca thuật lại cho chúng ta cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời "cầu nguyện", luôn hướng về Chúa Cha.
Thuật lại cho chúng ta là để nói cho chúng ta đó là mẫu gương cuộc sống Ki Tô hữu, cuộc sống của những ai muốn theo gương Chúa Giêsu.
Và cũng không phải vô tình mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Cha của Ngài bằng Cha và dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha trong tình Cha con (Lc 11, 1-4).
Không những vậy, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta tin tưởng và phó thác vào Chúa Cha trong lời cầu nguyện của chúng ta :
- "Vậy, nếu anh em vốn là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình của tốt lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Ngài sao ?" (Lc 11, 13).
Phúc Âm hôm nay thuật lại cho chúng ta "Đang lúc Người cầu nguyện" thì Chúa Cha hiện diện làm cho
- "dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa",
- "có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển",
- "Ông Phêrô còn đang nói, thì bỗng có đám mây bao phủ các ông",
- "từ đám mây có tiếng phán rằng : Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 29.30. 34.35).
Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện, Thánh Luca thuật lại qua mẫu gương của Chúa Giêsu cho chúng ta.
Người sống đời sống Ki Tô hữu đich thực không thể nào thiếu những giây phút cầu nguyện, đặt mình trong mối liên hệ thân tình với Chúa Cha như Chúa Giêsu.
Trong đoạn Phúc Âm ngắn ngủi hôm nay, biến cố Chúa Giêsu hiển dung hay Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng, Thánh Luca kể lại cho chúng ta hai yếu tố quan trọng rất có ý nghĩa liên kết chặt chẽ nhau: Chúa Giêsu tỏ mình ra (Christofania) và Chúa Cha mạc khải sự hiện diện và đồng thuận của Ngài (Theofania).
- Chúa Giêsu tỏ mình ra sáng láng:
* "Lúc Người đang cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa. Và kìa có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra rạng ngời vinh hiễn, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem. Còn ông Phêrô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Chúa Giêsu và hai nhân vật đứng bên Người" (Lc 9, 29-33).
- Và kế đến là Chúa Cha mạc khải chính Người:
* "Ông Phêrô còn đang nói thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 34-36).
Lời mạc khải vừa kể của Chúa Cha làm chúng ta nhớ lại Người cũng hiện diện khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở dưới sông Giordan:
- "Khi toàn dân chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Lc 3, 22).
Như trên đã nói, biến cố Chúa Giêsu hiển dung hôm nay được Thánh Luca đặt trong bối cảnh trước lời tuyên bố cuộc thương khó lần thứ hai (Lc 9, 43b-45) và hành trình Chúa Giêsu hướng về Giêrusalem để chịu tử nạn (Lc 9, 51 ).
Lời tuyên bố cuộc thương khó cũng như hành trình sắp thực hiện của Chúa Giêsu là sự thật phũ phàng, làm cho các môn đệ bị đụng chạm, buồn bả và thất vọng. Thất vọng đến nỗi trong Phúc Âm Thánh Matthêu, Thánh Phêrô khuyên Chúa Giêsu làm sao thoát khỏi viễn ảnh phũ phàng đó:
- "Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy phải gặp những chuyện ấy" (Mt 16, 22).
Hiểu được hoàn cảnh như vậy, chúng ta hiểu được biến cố Chúa Giêsu hiển dung hôm nay là ân huệ hay bảo chứng của Chúa Cha, trấn an và an ủi các Môn Đệ sắp phải đối phó với việc Chúa Giêsu sắp phải chịu, cuộc đau thương và tử nạn của Ngài.
Đặc tính bảo chứng đó của Đức Chúa Cha, trước hết được chứng minh bằng sự hiện diện hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ước, ông Moisen là nhà thành lập luật và ông Elia là ngôn sứ, người được Thiên Chúa đem đi và chỉ xuất hiện trở lại trong thời giờ đã định, nói lên tính cách viên mãn của thời gian chờ đợi ơn cứu độ đã đến, với những gì Chúa Giêsu sắp thực hiện:
- "Nầy Ta sai ngôn sứ Elia đến với các ngươi, trước khi ngày của Thiên Chúa đến, ngày trọng đại và kinh hoàng. Nó sẽ đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu và đưa tâm hồn con cháu trở lại với cha ông, kẻo khi Ta đến, Ta sẽ đánh phạt xứ sở đã bị trù diệt" (Ml 3, 23-24).
Hình ảnh của Moisen và Elia đàm đạo với Chúa Giêsu về cuộc xuất hành lên Giêrusalem nói lên cho mọi người Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế họ đang trông đợi của thời viên mãn trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đang ở giữa họ và sắp thực hiện những gì ơn cứu chuộc của Thiên Chúa, theo những gì Thánh Kinh đã loan báo qua lề luật Moisen và qua các lời của ngôn sứ Elia.
B - Nhưng biến cố Chúa Giêsu hiển dung Phúc Âm hôm nay không phải chỉ có vậy.
Yếu tố quan trong của biến cố là Thiên Chúa mạc khải (Theofania) sự hiện diện của Người.
Đọc lại câu Thánh Luca tường thuật biến cố Chúa Giêsu hiển dung:
- "Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà" (Lc 9, 29) (Et pendant qu'il priait, l'aspect de son visage changea, et ses vêtements devinrent d'une blancheur fulgurante, La Sainte Bible, L'Ecole Biblique de Jérusalem, Cerf, 1961, 1366),
chúng ta thấy rằng khác với những đoạn Phúc Âm chỉ tác động của Thiên Chúa trong những biến cố khác: ở đây Thánh Luca không dùng động từ ở thể thụ động thần học (passif théologique) như thường lệ, "dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa", chớ không "dung mạo Người được đổi khác, y phục Người được trở nên trắng tinh chói lòa".
Nhưng viết như vậy không có nghĩa là không có sự hiện diện của Chúa Cha để tác động, trong biến cố Chúa Giêsu hiển dung.
Có lẽ dùng những hình thức khác với động từ ở thể thụ động như thường lệ, Thánh Luca muốn đánh động người đọc phải chú ý đến động tác can thiệp của Chúa Cha hơn, do đó để ý đến những gì Người muốn mạc khải cho chúng ta hơn.
Và đó là điều Thánh Luca viết ra trong mấy câu kế đến.
Trước hết để nói lên sự hiện diện và can thiệp của Chúa Cha, như là việc Ngài chuẩn y và bảo trợ cho sự kiện Chúa Giêsu sẽ tiến lên Giêrusalem để bắt đầu cuộc khổ nạn và chịu chết để đem ơn cứu chuộc đến cho nhân loại, Thánh Luca diễn tả sự hiện diện của Chúa Cha bằng đám mây bao phủ :
- "Ông Phêrô còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ. Và từ đám mây có tiếng phán rằng... " (Lc 9, 34-35a).
Hình ảnh Chúa Cha hiện diện trong đám mây và phán cho những ai chứng kiến biến cố Chúa Giêsu hiển dung, gợi lại cho chúng ta điều đã xãy ra lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa dưới sông Giordan:
- "Khi toàn dân đã chịu phép rửa , Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng :..." (Lc 3, 21-22a).
Kế đến sự hiện diện, chuẩn y và bảo trợ của Chúa Cha cho công cuộc khổ nạn Chúa Giêsu sắp phải chịu được làm cho nổi bậc bởi chính lời tuyên phán của Người :
- "Lại có tiếng từ trời phán rằng :Đây là Con Ta, người được tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 35).
Sự hiện diện và can thiệp của Chúa Cha trổi vượt hơn những gì ông Moisen và Elia làm chứng nhân, xác nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà toàn thể nhân loại đang mong đợi đã đến và hiện diện giữa họ, bằng cách hiện ra để "đàm đạo với Người" (Lc 9, 30).
Ông Moisen và Elia tượng trưng cho luật lệ và lời ngôn sứ được viết ra trong Cựu Ước để định chuẩn và hướng dẫn hành động của dân được chọn trong thời gian chờ đợi Đấng Cứu Thế.
Chúa Cha hiện diện và can thiệp một cách trỗi vượt, rỏ ràng hơn, xác thực hơn qua câu nói của Ngài, nhưng Ngài không xoá bỏ những gì được Ngài truyền cho Moisen và Elia viết ra trong Cựu Ước, mà là để minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế thực hiện hoàn hảo những gì Cựu Ước đã tiên báo:
- "Đây là Con Ta", những từ ngữ được lời Chúa Cha lấy lại trong thánh vịnh để ám chỉ vị vua xứ Giuda, vị vua cứu dân độ thế trong tương lai:
* "Tân Vương lên tiếng : Tôi xin đọc sắc phong của Chúa, Người phán bảo tôi rằng : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Ps 2, 7).
- "người được tuyển chọn", cũng được lời phán Chúa Cha trích lại từ thánh vịnh:
* "Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và qúy mến hết lòng" (Ps 42,1).
- "hãy vâng nghe lời Người", được trích lại trong sách Đệ Nhị Luật, khi Thánh Kinh đề cập đến Moisen, được Chúa hứa ban cho dân được Ngài chọn :
* "Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một một ngôn sứ như tôi để giúp anh em ; anh em hãy nghe vị ấy" (Dt 18, 15).
Như vậy, tất cả những lời Kinh Thánh đó đều được Chúa Cha xác nhận nơi con người Chúa Giêsu, nói lên rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế mà Chúa Cha đã hứa, đến để cứu chuộc nhân loại, ở trong hay ngoài biên giới Do Thái cũng vậy, nếu chúng ta đặt đoạn Phúc Âm hôm nay liên quan đến Bài Giảng Dưới Đồng Bằng của Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta đã có dịp suy niệm cách đây mấy Chúa Nhật :
- "Chúa Giêsu đi xuống cùng với các công, Người dừng lại ở một chổ đất bằng. Tại đó đông đảo môn đệ Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giudea, Giêrusalem, cũng như từ miền duyên hải Tiro và Sidone" (Lc 6, 17-18).
C - Một trong những đặc tính khác của Phúc Âm Thánh Luca là liên kết các biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu với hình ảnh Chúa Giêsu cầu nguyện.
- Chúa Giêsu cầu nguyện khi Ngài lãnh nhận phép rửa và được Chúa Cha hiện diện xác nhận tình thương của Ngài và tuyên bố thiên chức Con Thiên Chúa của Chúa Giêsu:
- "Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh ra Con" (Lc 3, 21-22).
- Chúa Giêsu cầu nguyện trong biến cố tỏ mình ra sáng láng hôm nay :
- "Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phêrô, Gioan và Giacobê. Đang lúc Người cầu nguyện, thì dung mạo Người đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa" (Lc 9, 28-29).
- Chúa Giêsu cầu nguyện trong khi ông Moisen và Elia xuất hiện "rạng ngời vinh hiển" :
- "Đang lúc Người cầu nguyện và kìa có hai nhân vật đến đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem" (Lc 9, 29.35).
- Chúa Giêsu cầu nguyện, khi Chúa Cha hiện diện, can thiệp và dạy bảo mọi người :
- "Đang lúc Người cầu nguyện và từ đám mây có tiếng phán rằng : Đây là Con Ta, người được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 29.35).
Nói tóm lại, đặt cử chỉ Chúa Giêsu cầu nguyện liên hệ đến sự can thiệp thiên quốc của Chúa Cha, Thánh Luca không có mục đích gì hơn là nói cho chúng ta biết Chúa Cha hiện diện, can thiệp, lên tiếng để khuyên nhủ. Người đáp ứng lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu về sứ mạng cứu chuộc Chúa Giêsu sắp thực hiện.
Còn nhiều nơi khác nữa trong Phúc Âm, Thánh Luca luôn thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu "cầu nguyện" :
- trước khi dạy chúng ta đọc kinh Lạy Cha (Lc 11, 1-2),
- dạy chúng ta gương cầu nguyện của một người bạn đến quấy rầy ban đêm (Lc 11, 5-8),
- Người cầu nguyện trong cơn khổ nạn (Lc 22-23).
Cuộc đời của Chúa Giêsu trong các Phúc Âm Nhất Lãm, nhứt là trong Phúc Âm Thánh Luca, không có gì khác hơn là một cuộc hành trình lên Đền Thánh Giêrusalem, nơi Người bắt đầu thời gian khỗ nạn, hay đúng hơn là cuộc hành trình hướng thượng, lúc nào Chúa Giêsu cũng "cầu nguyện", hướng về Chúa Cha.
Có lẽ không phải vô tình mà Thánh Luca thuật lại cho chúng ta cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời "cầu nguyện", luôn hướng về Chúa Cha.
Thuật lại cho chúng ta là để nói cho chúng ta đó là mẫu gương cuộc sống Ki Tô hữu, cuộc sống của những ai muốn theo gương Chúa Giêsu.
Và cũng không phải vô tình mà Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Cha của Ngài bằng Cha và dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha trong tình Cha con (Lc 11, 1-4).
Không những vậy, Chúa Giêsu còn dạy chúng ta tin tưởng và phó thác vào Chúa Cha trong lời cầu nguyện của chúng ta :
- "Vậy, nếu anh em vốn là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình của tốt lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Ngài sao ?" (Lc 11, 13).
Phúc Âm hôm nay thuật lại cho chúng ta "Đang lúc Người cầu nguyện" thì Chúa Cha hiện diện làm cho
- "dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa",
- "có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Moisen và ông Elia. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển",
- "Ông Phêrô còn đang nói, thì bỗng có đám mây bao phủ các ông",
- "từ đám mây có tiếng phán rằng : Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9, 29.30. 34.35).
Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện, Thánh Luca thuật lại qua mẫu gương của Chúa Giêsu cho chúng ta.
Người sống đời sống Ki Tô hữu đich thực không thể nào thiếu những giây phút cầu nguyện, đặt mình trong mối liên hệ thân tình với Chúa Cha như Chúa Giêsu.
Không có nhận xét nào: