VOA - 20.02.2013: Philippines ngày 20/2 khẳng định “đi đúng hướng” trong quyết định đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ tranh chấp Biển Đông để nhờ xác định rằng các tuyên bố dành chủ quyền của Bắc Kinh gần như toàn bộ Biển Đông là phi pháp.
Đây là phản hồi sau khi Trung Quốc trước đó một ngày chính thức lên tiếng bác bỏ hành động pháp lý của Philippines và tuyên bố rằng các cáo buộc của Manila là không thể chấp nhận được. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/02 thông báo đã trao trả lại cho Philippines công hàm thông báo về vụ kiện này.
Phụ tá của Tổng thống Philippines Rene Almendras nói Manila đã biết trước là Trung Quốc sẽ phản đối kế hoạch này, nhưng Philippines quyết tâm tiếp tục xúc tiến vụ kiện cho dù Trung Quốc có đồng ý hay không.
Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ ủng hộ các giải pháp ngoại giao và ôn hòa trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/2, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhấn mạnh:
“Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng giải pháp ngoại giao và các biện pháp ôn hòa khác để xử lý và giải quyết các bất đồng (trong tranh chấp Biển Đông), kể cả việc dùng tới tòa án trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác. Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển cho phép các bên có thể tìm kiếm sự hòa giải tranh chấp từ một bên thứ ba. Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến khích các nước ASEAN và Trung Quốc cùng lúc nhanh chóng đạt tiến bộ về một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông có ý nghĩa.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định Washington không cho rằng việc theo đuổi các tiến trình giải quyết tranh chấp như Công ước Liên hiệp quốc quy định sẽ gây trở ngại cho các cuộc thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử.
Cuối tháng rồi, Philippines khởi kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc và nói rằng đã hết cách, kể cả các biện pháp ngoại giao và chính trị.
Hạn chót là đến ngày 21/2 Trung Quốc phải trả lời về việc có đồng ý ra trước tòa án quốc tế với Philippines hay không.
Theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, việc phân xử của tòa án trọng tài quốc tế có thể xúc tiến cho dù Trung Quốc từ chối tham gia và Bắc Kinh có quyền làm ngơ trước bất kỳ phán quyết chung cuộc nào của tòa.
Tuy nhiên, nếu tòa xác định rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp thì đó sẽ là một đòn ngoại giao cho Bắc Kinh.
Manila sẽ tiếp tục vụ kiện "đường lưỡi bò" dù Bắc Kinh không đồng ý
Đây là phản hồi sau khi Trung Quốc trước đó một ngày chính thức lên tiếng bác bỏ hành động pháp lý của Philippines và tuyên bố rằng các cáo buộc của Manila là không thể chấp nhận được. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19/02 thông báo đã trao trả lại cho Philippines công hàm thông báo về vụ kiện này.
Phụ tá của Tổng thống Philippines Rene Almendras nói Manila đã biết trước là Trung Quốc sẽ phản đối kế hoạch này, nhưng Philippines quyết tâm tiếp tục xúc tiến vụ kiện cho dù Trung Quốc có đồng ý hay không.
Cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ ủng hộ các giải pháp ngoại giao và ôn hòa trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/2, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nhấn mạnh:
“Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng giải pháp ngoại giao và các biện pháp ôn hòa khác để xử lý và giải quyết các bất đồng (trong tranh chấp Biển Đông), kể cả việc dùng tới tòa án trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác. Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển cho phép các bên có thể tìm kiếm sự hòa giải tranh chấp từ một bên thứ ba. Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến khích các nước ASEAN và Trung Quốc cùng lúc nhanh chóng đạt tiến bộ về một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông có ý nghĩa.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định Washington không cho rằng việc theo đuổi các tiến trình giải quyết tranh chấp như Công ước Liên hiệp quốc quy định sẽ gây trở ngại cho các cuộc thương lượng về một bộ quy tắc ứng xử.
Cuối tháng rồi, Philippines khởi kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc và nói rằng đã hết cách, kể cả các biện pháp ngoại giao và chính trị.
Hạn chót là đến ngày 21/2 Trung Quốc phải trả lời về việc có đồng ý ra trước tòa án quốc tế với Philippines hay không.
Theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển, việc phân xử của tòa án trọng tài quốc tế có thể xúc tiến cho dù Trung Quốc từ chối tham gia và Bắc Kinh có quyền làm ngơ trước bất kỳ phán quyết chung cuộc nào của tòa.
Tuy nhiên, nếu tòa xác định rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp thì đó sẽ là một đòn ngoại giao cho Bắc Kinh.
Manila sẽ tiếp tục vụ kiện "đường lưỡi bò" dù Bắc Kinh không đồng ý
Thanh Phương, RFI - 20.2.2013:
Hôm nay, 20/02/2013, một cố vấn của tổng thống Aquino, ông Rene Almendras tuyên bố là Philippines "hành động đúng" khi kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế về bản đồ "đường lưỡi bò" áp đặt chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ông Almendras tuyên bố như trên sau khi hôm qua Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Manila đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc.
Theo lời cố vấn của tổng thống Aquino, chính phủ Manila đã dự trù là Bắc Kinh sẽ bác bỏ yêu cầu của Philippines, nhưng ông nhấn mạnh là Manila sẽ tiếp tục vụ kiện cho dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.
Vào tháng trước, Philippines thông báo đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả hai nước đều ký kết. Manila muốn tòa án Liên Hiệp Quốc tuyên bố bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc là « phi pháp ».
Nhưng Trung Quốc cho tới nay vẫn khẳng định chủ quyền « không thể tranh cãi » trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả những vùng nằm sát bờ biển của Philipines, cũng như của Việt Nam.
Hôm qua, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng hai nước nên thương lượng song phương về vấn đề này.
Chiếu theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tòa án trọng tài có thể phân xử cho dù Trung Quốc không chịu tham gia. Bắc Kinh chắc chắn là sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào của tòa án. Nhưng nếu Liên Hiệp Quốc ra phán quyết cho rằng bản đồ « đường lưỡi bò » là phi pháp, thì đây sẽ là một vố đau về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc.
Hôm nay, 20/02/2013, một cố vấn của tổng thống Aquino, ông Rene Almendras tuyên bố là Philippines "hành động đúng" khi kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế về bản đồ "đường lưỡi bò" áp đặt chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Ông Almendras tuyên bố như trên sau khi hôm qua Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Manila đưa tranh chấp này ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc.
Theo lời cố vấn của tổng thống Aquino, chính phủ Manila đã dự trù là Bắc Kinh sẽ bác bỏ yêu cầu của Philippines, nhưng ông nhấn mạnh là Manila sẽ tiếp tục vụ kiện cho dù Trung Quốc có chấp thuận hay không.
Vào tháng trước, Philippines thông báo đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả hai nước đều ký kết. Manila muốn tòa án Liên Hiệp Quốc tuyên bố bản đồ « đường lưỡi bò » của Trung Quốc là « phi pháp ».
Nhưng Trung Quốc cho tới nay vẫn khẳng định chủ quyền « không thể tranh cãi » trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả những vùng nằm sát bờ biển của Philipines, cũng như của Việt Nam.
Hôm qua, Trung Quốc đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Philippines đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng hai nước nên thương lượng song phương về vấn đề này.
Chiếu theo các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tòa án trọng tài có thể phân xử cho dù Trung Quốc không chịu tham gia. Bắc Kinh chắc chắn là sẽ không chấp nhận bất cứ phán quyết nào của tòa án. Nhưng nếu Liên Hiệp Quốc ra phán quyết cho rằng bản đồ « đường lưỡi bò » là phi pháp, thì đây sẽ là một vố đau về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc.
Không có nhận xét nào: