BS Nguyễn Quang Bình Tuy, BXV - 28.3.2013: Tướng Tô Lâm đã lập luận nếu “đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” thì sẽ mắc phải “các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổn định chính trị, xã hội của đất nước”. Tôi xin phản biện ý của Tướng Lâm chung quanh vấn đề “thay đổi”.
Thay đổi từ trên cao xuống là thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm soát mới tính tới ......
Thay đổi từ trên cao xuống là thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm soát mới tính tới ......
nhượng bộ (như Syria, Lybia thì đến độ không có đường lui để giữ mạng sống, buộc phải giữ “tới cùng”) thì không phải là cách làm khôn ngoan. Không một người dân nước nào muốn sống trong xã hội bị rối loạn, bất ổn, bạo lực, chiến tranh… Nhưng nếu bị buộc phải làm điều đó để có một tương lai tươi sáng hơn, thì họ sẽ làm, dù biết rõ phải hy sinh, nhưng khát vọng “tương lai tươi sáng hơn” giúp họ có nhiều nghị lực hơn gấp nhiều lần để làm bất cứ điều gì. Minh chứng cho điều này là các cuộc đánh giặc ngoại xâm, mà gần nhất là Pháp, mặc dù Pháp có cả trăm năm đô hộ với vũ khí hiện đại, nhưng cũng không làm họ nhụt chí. Chẳng phải họ muốn có một tương lai tươi sáng hơn cho không chỉ con cháu họ mà cho dân tộc Việt Nam mai sau hay sao? Họ hy sinh cả cuộc đời, hy sinh nhiều người trong gia đình, cũng là mong có được “tương lai tươi sáng hơn” cho con cháu, chứ bản thân họ cũng đâu có sống được bao lâu sau chiến tranh?
Tại sao chúng ta tốn trí tuệ, sức lực và cả xương máu để “giành độc lập cho dân tộc” nhưng rồi lại gắn thành quả ấy chỉ cho một nhóm “giai cấp”? Nay nhóm giai cấp này đã trở nên quyền lực và giàu có, và trở thành “nhóm lợi ích”. Nếu biết tình hình như hiện nay, chắc chắn không ai hy sinh cho cuộc chiến đó, bởi nó đã thành vô nghĩa, bởi những mục tiêu cao cả ban đầu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” cho “cả dân tộc Việt Nam” nay chỉ còn thu nhỏ cho “nhóm lợi ích” đó, bỏ mặc những lực lượng xã hội khác. Chẳng phải mục tiêu của chúng ta là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” đó sao? “Dân giàu” khác xa với “nhóm lợi ích giàu”. Nay chúng ta đã và đang xây dựng một xã hội “nhóm lợi ích giàu”, không khác gì “cường hào ác bá” thời phong kiến, chỉ thay đổi hình thức và tên gọi mà thôi.
Thay đổi mà người dân mong đợi là tạo một xã hội tốt đẹp hơn, có nhiều sân chơi hơn cho nhiều người chứ không giành đặc quyền cho một nhóm người, xã hội mà mọi người đều có cơ hội làm giàu, miễn là họ “có tài”, chứ không phải “có quyền” và “có đặc quyền” như hiện nay. Nếu nhiều người giàu lên vì có quyền (điển hình là “nhóm lợi ích”) thì không được xã hội kiêng nể, trọng vọng mà trong thâm tâm người dân là khinh miệt họ, bởi biết rõ tiền họ có là do bòn rút, do “trộm cắp”, “cướp giật” và “hợp thức hóa” mà ra, chứ không phải do “tài năng”.
Nếu có ai đó nghĩ rằng không cần thay đổi, như hiện tại là tốt rồi, thì hãy nhìn sang các nước lân cận, không cần nhìn sang Âu Mỹ làm gì, và chỉ ra có nước nào nghèo và lạc hậu hơn Việt Nam trong số 10 nước Đông Nam Á không? Dân ở nước nào “sướng” hơn? Có một cán bộ tập kết cao cấp tôi kêu bằng Thím Ba (bạn thân của ba mẹ tôi), đi Thái Lan chơi (năm 2012) nhờ có con làm cho công ty nước ngoài có tiền tài trợ cho ba mẹ đi du lịch. Khi qua Thái Lan, Thím Ba nói với cậu con trai: “Sao dân người ta sướng quá, mà dân mình khổ quá vậy con?”. Tôi nghe kể mà ứa nước mắt, bởi đó cũng là cảm giác của tôi cách đây gần 20 năm khi mới vừa bước xuống sân bay Bangkok (lúc đó phải khai là “thất nghiệp” mới được đi nước ngoài, còn trí thức thì khó khăn lắm, gần như không thể đi). Một cảm giác như vừa trong môi trường thiếu oxy ngột ngạt bước vô phòng dưỡng khí. Trước đây, nói tới nước “có vấn đề”, nhất ASEAN, thì ai cũng nêu đích danh Myanmar. Nhưng nay thì Việt Nam đã thay vào chỗ đó, mặc dù không ai nêu tên chỉ mặt. Lãnh đạo các nước cũng tế nhị, nhưng họ cũng rất mong muốn Việt Nam “thay đổi” để ASEAN hùng cường, có sức nặng hơn trên trường quốc tế. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nếu xem ASEAN là “gia” (một gia đình), trong gia đình còn có “đứa con” “khác người”, thì “ra ngoài đường” nói ai nghe, ai nể?
Thay đổi có “dễ sợ” như một số người vẽ ra không? Mà ngay khi họ vẽ ra điều đó, tôi tin chắc một ngày nào đó, họ sẽ phản đối lại chính điều họ đã vẽ ra, bởi lúc đó họ không còn hưởng lợi từ cái họ đã vẽ ra đó nữa. Mỗi người một nghề, một năng khiếu bẩm sinh. Làm sao để mỗi người phát huy hết khả năng của mình để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, kể cả chính trị. Chính trị, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều phải có khiếu thì mới đạt đỉnh cao, đóng góp mới nhiều. Liệu những người phản đối thay đổi bây giờ, rồi con cháu họ có được như họ không, có khả năng làm chính trị như họ không hay lại thích nghệ thuật? Vậy thì cớ sao lại phải bảo vệ cái ghế ấy cho con mình, trong khi nó không có khả năng và cũng không thích ngồi cái ghế đó. Nó có thể làm cái khác tốt hơn nhiều, trở nên giàu có hơn và được xã hội trọng vọng hơn. Con cái trong một gia đình không nhất thiết phải theo nghề cha mẹ, đôi khi “tréo cẳng ngỗng” đến nỗi cha mẹ không nghĩ tới. Tôi tin là các bậc từng làm cha làm mẹ cũng thấu hiểu điều này, bởi con người sinh ra có một thiên hướng nghề nghiệp bẩm sinh, chỉ cần gặp môi trường thuận lợi, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc và cho trái ngọt, hơn cả mong đợi. “Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh” là vậy. Có thiên tài nào trên thế giới là con của một thiên tài không?
Vậy, xin phân tích thêm những khái niệm còn chưa rõ, mà nhiều người đôi khi còn nhầm lẫn.
1. Đảng phái chính trị có bất biến theo thời gian?
Phải nói ngay, đảng phái chính trị phải thể hiện là “trí tuệ” chứ không phải thể hiện “bạo lực, cơ bắp, hay vũ lực”!
Đảng phái là tập hợp một nhóm người gọi là “tinh túy của xã hội”, có khả năng đưa ra một cương lĩnh để lèo lái đất nước. Cương lĩnh, đường lối của một đảng phái nếu phù hợp với xu thế và nhu cầu của xã hội vào một giai đoạn nhất định, thì sẽ được lòng dân và dân hết lòng ủng hộ, bao bọc, che chở, và nhờ đó có đủ sức mạnh để thực hiện ý chí đó. Hay nói cách khác, nếu chỉ dựa vào sức lực của “một nhóm đảng viên” mà không có sự ủng hộ của dân, thì đảng phái đó cũng không làm được gì, cho dù có “quyết liệt” tới đâu, cương lĩnh có hay cách mấy.
Như vậy, công việc của đảng chủ yếu là “lãnh đạo” nhà nước, còn nhân dân mới là “người làm trực tiếp”. Nếu ai từng lãnh đạo điều hành công ty hay bất kỳ tổ chức nào (kể cả bệnh viện, trường học) thì sẽ thấy tầm quan trọng của “sức dân” như thế nào, và lãnh đạo phải mẫu mực và có đủ tầm, đủ tâm như thế nào thì mới tạo được sức mạnh cho tổ chức. Đừng dùng cách tuyên truyền kiểu “bịt tai che mắt” lỗi thời để áp dụng cho thời đại thông tin ngày nay. Bởi không khó để kiểm chứng thông tin chỉ qua vài cái nhấp chuột. Nếu là lãnh đạo, cần thận trọng trong từng lời nói, cử chỉ, hành động. Đừng ngây thơ nghĩ rằng “dân ngu” không biết gì, và phát ngôn và cư xử coi thường người dân, để rồi một ngày nào đó mới vỡ lẽ và tiếc rẻ “phải chi…”.
Trong quá khứ một đảng phái tốt, không nhất thiết hiện tại nó tốt. Nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tập hợp quần chúng của đảng đó, khả năng chọn lãnh đạo là người tài trí đủ tầm và có tâm… Đó mới là sức sống của một đảng phái chính trị. Trong quá khứ, một đảng phái tập hợp được nhiều trí thức (kể cả du học nước ngoài), nhiều thành phần tiến bộ (kể cả tư sản) vào đảng và họ đã làm nên kỳ tích bởi thuyết phục được toàn dân chung sức chung lòng chống ngoại xâm. Dân thấy rõ điều đó. Nhưng hiện tại, đảng đó có lãnh đạo khác, con người khác, ban lãnh đạo đảng không phải là những tinh túy của đảng, và nội bộ đảng viên ai cũng thấy rõ điều đó. Hậu quả là ngay trong đảng cũng không đồng lòng, nói chi đến kêu gọi dân đồng lòng? Dân im lặng không phải là đồng ý, mà vì họ không muốn ảnh hưởng “miếng cơm manh áo”, vì họ sợ bị hành hung, sợ “bạo lực công quyền” mà thôi. Lãnh đạo phải sáng suốt nhận ra điều đó, thì mới là lãnh đạo có tầm và có tâm, xứng đáng lãnh đạo đất nước. Bản thân từ “chính trị” nên hiểu là “trị vì đất nước một cách chính danh” chứ không phải “tà trị” tức là “trị vì đất nước bằng bạo lực, uy hiếp, dọa dẫm”.
Không một đảng phái nào ở Mỹ khi vận động tranh cử lại đi nói “Washington từng là người của Đảng Dân Chủ (ví dụ vậy), ông ấy từng có công lập quốc, hãy bầu cho chúng tôi, chúng tôi là bản sao của ông ấy”. Thay vào đó, họ phải chứng tỏ tổ chức hiện tại của họ có đủ trí tuệ, đủ nhân lực, đủ tài, đủ phẩm chất để làm những gì người dân đang mong mỏi, đang khát khao muốn có. Việc lấy hình ảnh tốt đẹp trong quá khứ để che chắn cho thực tại thối nát (và có nguy cơ tan rã vì chính các thành viên trong đảng không còn thấy lý tưởng tốt đẹp nữa, không cảm thấy tự hào khi đứng trong tổ chức nữa, và họ cũng cảm thấy e ngại khi đi ra đường, khi về gia đình, cộng đồng) là điều tối kỵ trong chính trị. Thay vì phải “thể hiện” và “quyết tâm” làm trong sạch nội bộ, làm thuyết phục dân bằng cách đưa những gương mặt tiến bộ lên, thì họ đang “tô vẽ, sơn phết” bên ngoài cho thấy đẹp. Tiếc thay, những cách tô vẽ đó không thể nào qua được mắt dân, bởi chẳng ai “ngu” như người ta nghĩ.
2. Chính trị khác Nhà nước và Quân đội: chiến lược và chiến thuật - hành động
Chính trị khác Quân đội ở chỗ, chính trị đưa ra chiến lược, còn quân đội thi hành chiến lược đó. Chính trị sẽ có tầm bao phủ tất cả các lĩnh vực của một đất nước: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, quân đội… Như vậy quân đội cũng như các lĩnh vực khác, là một bộ phận để thực thi các chiến lược của chính trị. Chính trị mà đại diện là “chính phủ” có thể thay đổi, mục tiêu cuối cùng là để chọn lựa một chiến lược tốt nhất thông qua việc nhân dân lựa chọn một đảng chính trị tốt nhất với cương lĩnh rõ ràng nhất.
Bản chất của chính trị là phải thay đổi, vì chiến lược quốc gia sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, cần có một nhóm đủ tầm và đủ tâm để điều hành giai đoạn đó và đưa ra chiến lược phù hợp. Chiến lược không đúng, không sai, chỉ có chiến lược phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định, để giải quyết vấn đề của đất nước, của dân tộc, với mục tiêu tối thượng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bởi thế nên mới có cạnh tranh chính trị, bàn luận công khai mà không bị quy chụp kết tội là “phản động”, để mọi người, mọi giới, mọi tầng lớp trong xã hội soi xét để chọn cái nào có lợi nhất cho xã hội vào thời điểm đó. Cái khác là không đánh giá quá khứ đúng sai, mà đang tính những sách lược tương lai, đang vạch ra một con đường sáng cho mọi người, cho dân tộc mình bước tiếp.
Trong khi đó, quân đội là bất biến, với mục tiêu là bảo vệ đất nước, chủ quyền, chống ngoại xâm, giữ hòa bình để đất nước phát triển. Khi đất nước bình yên phát triển, thì chính sự giàu có chung của xã hội, sẽ có phần của quân đội trong đó, mà cụ thể là bản thân quân nhân, con cháu của quân nhân cũng sẽ được sống trong sung sướng.
3. Sự nguy hiểm của chính trị hóa quân đội
Bản chất của quân đội của bất kỳ nước nào cũng không có chính trị. Việc chính trị hóa quân đội có nghĩa là một nhóm chính trị nào đó nắm quyền điều hành quân đội để bảo vệ lợi ích chỉ của nhóm chính trị đó thôi. Việc trao cho Tổng thống quyền “tổng tư lệnh tối cao” khác hoàn toàn với việc “chính trị hóa quân đội” như hiện nay. Bởi vì Tổng thống là của đất nước, của dân, phụng sự vì dân vì nước, cho dù khi tranh cử là đảng viên của một đảng phái nào đó. Nhưng khi làm Tổng thống, ông không có quyền dùng quân đội để bảo vệ và phục vụ lợi ích của riêng đảng của mình. Tổng thống Ai Cập Mursi mắc phải sai lầm này, và đã bị phản đối.
Có lập luận cho rằng “các đảng phái đều có âm mưu tranh giành quyền điều hành quân đội”, phi chính trị hóa quân đội là “mắc bẫy”. Thực ra cách nói này không đúng, và sai về bản chất vấn đề. Việc phi chính trị hóa quân đội cũng giống như việc gỡ bỏ “vòng kim cô” trên đầu của quân đội mà thôi. Khi đó, quân đội sẽ không bị sai khiến bởi một đảng phái nào đó để phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của riêng đảng phái đó, bảo vệ sự tồn vong của nhóm người đó (thiểu số) và vô tình quay lưng lại với nhân dân (đa số). Nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân (trong đó có gia đình và người thân của quân nhân) nay không còn.
Nếu lập luận rằng “còn Đảng, còn ta” thì e rằng không thuyết phục. Bởi “Đảng” là đảng, còn “ta” là ta. “Ta” từ nhân dân mà ra, sinh ra để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Việc trả quân đội về “dân sự”, không “chính trị hóa” sẽ tăng quyền lực thực sự cho các chỉ huy, và có sức mạnh vượt bậc, không bị “một người không có chuyên môn, không biết gì về quân sự” “cỡi đầu cỡi cổ”.
Nếu chính trị hóa quân đội, thì mỗi đảng được lập ra sẽ kèm theo việc lập quân đội riêng để tăng sức mạnh cho đảng đó, nghĩa là sẽ dẫn tới nội chiến! Lúc đó, sức mạnh trí tuệ của đảng được thay thế bằng sức mạnh vũ lực của quân đội. Tức là thay vì thể hiện “trí tuệ hơn người”, thì các đảng phái sẽ tranh nhau thể hiện “cơ bắp hơn người”. Thế thì đất nước rơi vào nội chiến lần nữa chăng?
Các đảng phái tranh nhau bằng trí tuệ, chứ không phải tranh nhau bằng vũ lực. Một khi đã thể hiện vũ lực thì chỉ chứng tỏ cho dân thấy “trí tuệ mình kém hơn người khác”, và không tự tin nghĩ rằng mình sẽ thắng bằng trí tuệ.
4. Thay đổi từ cấp càng cao (chủ động thay đổi) thì càng ít rối loạn và ngược lại
Myanmar đã khôn ngoan, rất khôn ngoan để chọn một lối thoát cho sự bế tắc của họ. Cho đến giờ, sự thay đổi đó chưa tạo ra một rối loạn nào, mà ngược lại tăng uy thế trên trường quốc tế. Từ một nước bị cô lập, bị “đội sổ” trong 10 nước ASEAN, nay Myanmar đã thay đổi. Vậy ai sẽ thay thế? Việt Nam! Nói tới nước “có vấn đề” trong ASEAN, mọi ánh mắt đều dồn về “Việt Nam”. Những ánh mắt e ngại của cộng đồng quốc tế đã chuyển từ Myanmar sang Việt Nam. Sự thay đổi này không có ai “giật dây” cả, mà họ thấy cần thiết, thấy có lợi cho dân, và là lối thoát an toàn cho những lỗi lầm trước đây. Tại sao chúng ta cứ khư khư, liệu giấu mãi sai lầm được không? Sự khoan dung của người Việt sẽ an toàn cho tất cả, để cùng tự hào và không mặc cảm khi đi ra các nước.
Các nước bị rối loạn hầu hết là thay đổi chậm, và tệ hơn là thay đổi “từ dưới lên”. Bởi vì khi càng cố giữ, càng tỏ ra bạo lực, thì càng gây thù oán, càng xa dân mà thôi. Khi không có một đảng phái nào nổi trội hơn hẳn, ắt sẽ rối loạn. Cũng như phân tích trên, đảng phái cần được đa số dân ủng hộ thì mới “làm được việc”. Nếu để càng lâu, uy tín của Đảng Cộng sản (hiện nay đang ưu thế) ngày càng thấp sẽ là mối nguy cho xã hội. Thay đổi cũng chính là cơ hội để Đảng Cộng sản tự thay đổi chính tổ chức của mình, để trở nên vững mạnh và được dân tín nhiệm, thì cơ hội cầm quyền là chắc chắn. Khi nào Đảng Cộng sản còn kể công quá khứ, mà né tránh hiện tại, thì khi đó sẽ không thuyết phục được dân theo.
Một sự thay đổi gây rối loạn nữa là do gian lận và mất đi nền tảng pháp lý xã hội. Cứ nhìn những gì chính quyền đang đề nghị (công an được bắn trực tiếp vào dân khi “chỉ cần có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”) cho thấy xu hướng bạo lực hóa xã hội ngày càng tăng. Đó là mầm mống của áp bức và bạo lực tự phát sẽ diễn ra. Lúc đó không còn luật pháp (mà hiện nay đã không còn), mọi người hành xử theo cảm xúc, miễn cho mình đúng thì có quyền bắn người khác (kể cả dân sẽ bắn công an – ai biết được!). Khi có nhiều người bức xúc và “chống người thi hành công vụ” thì nên xem lại đội ngũ “công chức” có hành xử đúng mực không. Bản thân “người thi hành công vụ” cũng phải làm đúng luật thì mới “tâm phục khẩu phục” được. Cứ hỏi cánh tài xế xem, có bao nhiêu biển báo giao thông bất hợp lý trên đường quốc lộ, và họ đã bị công an “làm tiền và móc túi” như thế nào, họ sẽ kể cả mấy ngày, nghe không hết. Tại sao phải tạo “nhiều cái bẫy” để công an kiếm tiền như vậy? Nhiều “cái bẫy” rõ đến mức chẳng cần học hành gì cũng biết.
5. “Thay đổi” chứ không phải “lật đổ”, không có nghĩa Đảng phải “chết”
Nếu Đảng Cộng sản chủ động thay đổi, đừng xem thường những ý phản biện, rồi mở chiến dịch công kích và bôi nhọ, thì sẽ tốt hơn nhiều. Đừng phản ứng thái quá, bởi lãnh đạo càng cao thì phải càng sáng suốt, lời nói “trước sau như một”, đừng tỏ ra bất nhất như vừa rồi. Các ông hãy hóa trang là người dân thường, đi uống cà phê, đi ăn bình dân… sẽ thấy cả mấy bác xích lô cũng bàn chuyện thay đổi. Tại sao chúng ta quy chụp, trích đoạn để bôi nhọ? Tại sao không cho đăng toàn văn những góp ý, rồi làm một cuộc khảo sát nghiêm túc “Bạn thấy có cần giữ điều 4 không?”, sẽ nhận được câu trả lời ngay. Để đỡ tốn kém, có thể khảo sát trên VNExpress cũng được. Tôi tin là chỉ trong vòng 1 ngày, sẽ có đầy ắp bình chọn. Điều đó cho thấy người dân quan tâm tới chính trị, tới đại cuộc quốc gia, tới tồn vong dân tộc đến mức nào.
Thay đổi tức là “cho phép người khác được nói” khác ý mình mà không bị cầm tù, không bị kết tội. Để qua đó đo lường được sự cần thiết như thế nào, chứ không phải chỉ nói những gì ta muốn nói. Không ai có thể “lật đổ” được Đảng Cộng sản hiện nay, vì những “lực lượng phản động” đã đi nước ngoài hết rồi. Sao lại phải sợ một người chỉ nói mà không có súng đạn trong người? Không lẽ họ nói quá đúng hay sao mà chúng ta lại úp úp mở mở, không công khai toàn văn “họ đã nói gì”?
Nếu Đảng Cộng sản khởi xướng thay đổi bằng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, để rồi thấy “nguy cơ”, rồi “bịt miệng” lại hết, e rằng sẽ không ổn trong tình hình hiện nay. Thay vào đó, khôn ngoan hơn, tỏ ra mình có trí tuệ hơn người, bằng cách “tự thay đổi mà không cần một áp lực nào”, mới là thượng sách. Lúc đó, tôi tin rằng nhiều người sẽ vẫn bầu cho Đảng Cộng sản, chứ không phải một đảng phái nào khác, mà mình cũng không cần “ép dân bầu cho mình” bằng cách giữ điều 4. Tôi tin tỷ lệ đó vẫn là hơn 90%. Lúc đó công trạng của Đảng Cộng sản vẫn được giữ nguyên vẹn, chứ không khéo sau này, dân “tự xử” thì họ chỉ kể tội, mà quên công lao của Đảng Cộng sản là giành độc lập và thống nhất đất nước.
Đảng Cộng sản nếu chủ động tạo thay đổi, sẽ mãi “sống” trong lòng dân tộc, chứ không bao giờ “chết” như nhiều người lo sợ.
6. Gốc rễ của rối loạn xã hội sau chính biến: gian dối và tái lập lợi ích nhóm
Các cuộc chính biến gây rối loạn xã hội, nếu nhìn kỹ thì là do không có một nhóm nào áp đảo các nhóm còn lại, và xã hội đã bị chia rẽ nhiều, hoặc do gian lận với nhau, hoặc do quân đội can thiệp và thiên vị cho một nhóm chính trị nào đó.
Như đã nói trên, chính trị là phải thể hiện “trí tuệ”, phải “đấu trí” chứ không phải “đấu cơ bắp”. Khi tình hình ổn định, nên chủ động tạo ra cuộc đấu trí thực sự, chứ đừng để xã hội dẫn tới một cuộc “đấu súng” do bức xúc không được giải quyết thỏa đáng. Kinh nghiệm các nước cho thấy, rồi tới lúc quân đội cũng sẽ đứng về lẽ phải, về chính nghĩa, khi họ được biết rõ tình hình.
Sự gian dối, vì lợi ích cục bộ của nhóm mình, của riêng đảng mình… sẽ dẫn tới rối loạn sau bất kỳ một cuộc cách mạng nào, cho dù nó nhân danh mỹ miều đến mấy, để lôi kéo mọi người hy sinh giành thắng lợi. Nhưng trước sau thì người dân cũng biết, và động thái phản ứng lại, đòi thay đổi của các cựu đảng viên Cộng sản, các đảng viên hiện tại… là minh chứng cho điều đó. Đảng Cộng sản ngày càng xa dân, ngày càng gần quân đội. Đó là một sai lầm chiến lược. Và đó cũng là gốc rễ của sự chia rẽ, của rối loạn xã hội. Đảng Cộng sản cho rằng phi chính trị hóa thì quân đội sẽ trở thành “quân đánh thuê”. Nhưng đánh thuê cho ai? Cho nhân dân sao? Còn nếu chính trị hóa như hiện tại thì quân đội không phải là phục dịch, nô lệ cho Đảng Cộng sản sao? Mà nói trắng ra là toàn thể quân đội chỉ phục vụ cho một nhóm người cầm quyền của Đảng Cộng sản, những người có lợi ích, gọi là “nhóm lợi ích”. Quan hệ như vậy là “chủ tớ” rồi. Há chẳng phải là “đánh thuê” cho Đảng Cộng sản sao?
7. Thay đổi quan điểm quản lý quân đội, chứ không thay đổi bản chất quân đội
Thay đổi được kêu gọi là phi chính trị hóa quân đội, có nghĩa là trả quân đội lại về cho nhân dân - người chủ của đất nước. Tre già măng mọc, quân đội luôn từ nhân dân mà ra, luôn có sức mạnh của tuổi trẻ, trí tuệ của người già.
Quân đội vẫn là thể thống nhất chứ không hề yếu đi, không hề tan rã, mà ngược lại sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều lần. Bởi ai cũng ở đúng vị trí của họ, nên phát huy hết sức mạnh của mình, và chính vì vậy làm quân đội mạnh mẽ hơn. Việc phong hàm tướng tá không còn dựa vào ý kiến của Đảng Cộng sản, mà dựa vào thành tích và tài năng về quân sự của người đó.
Như vậy tiếng nói của các vị tướng tá sẽ được trọng vọng hơn, có sức nặng hơn, chứ không như hiện nay.
Bản chất quân đội là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân thì không hề thay đổi. Nếu quân đội lại chỉ bảo vệ Đảng Cộng sản và chống lại nhân dân, đồng nghĩa với phản bội dân tộc, phản bội tổ quốc.
8. Thay đổi có lợi cho con cháu của cả Đảng viên, quân nhân
Sự thay đổi sẽ tạo môi trường phát triển tốt hơn về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, chính trị…, sẽ làm nảy sinh ra nhiều nhân tài, và từ họ sẽ tạo ra rất nhiều ngành nghề, nhiều công ăn việc làm. Chỉ cần có tài trong bất cứ lĩnh vực nào, mọi người bất kể nghèo hèn, bất kể địa vị, bất kể xuất thân là gì, miễn là có nỗ lực hết mình, có tài thì ắt sẽ trở nên giàu có. Đó mới là “xã hội dân sự” mà chúng ta cần xây dựng. Không như hiện nay, chỉ dựa vào mỗi quyền lực chính trị thì mới giàu, còn không thì sẽ bị “đập chết”. Hay nói cách khác, nếu bạn không thuộc hai nhóm này thì bạn không thể làm giàu: nước ngoài và tư bản đỏ!
Khi một người giàu có, thì sẽ kéo theo nhiều người khác có thu nhập cao hơn, và nâng mức sống xã hội lên ngày càng cao. Singapore chỉ cần 30-40 năm đã đạt đến thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì thế giới. Người Việt Nam không phải dở, chỉ cần có môi trường tốt, thuận lợi, thì họ sẽ làm việc cật lực để thay đổi cuộc đời. Đó là khát vọng của rất nhiều người Việt. Sinh ra là người Việt, dù ở đâu, cũng phấn đấu để vươn lên vị trí cao hơn, không đời mình thì đời con cháu mình phải đạt được. Đó cũng là ý chí của người Việt. Nhiều người thành đạt ở nước ngoài là vậy. Chỉ cần tạo môi trường tốt!
Có chắc gì con cháu sẽ theo nghề cha mẹ khi nó có một năng khiếu đặc biệt khác, không phải là chính trị? Nó có thể làm giàu bằng chính năng khiếu đó mà không cần dựa dẫm vào quyền lực của cha mẹ? Đó là một xã hội dân sự. Chỉ cần giỏi đá bóng là đủ giàu có, sống xa hoa. Liệu chừng nào cầu thủ Việt Nam có thể sống cả đời bằng chính tài năng của họ?
Sự giàu có chung của xã hội, kéo theo mặt bằng lương cao hơn, và dĩ nhiên lương của quân nhân cũng tăng theo. Chứ không như bây giờ, muốn tăng 100 ngàn là cả một vấn đề. Bởi vì có quá nhiều người đang sống bám vào quyền lực mà không làm gì hiệu quả để sinh ra của cải cho xã hội. Giống như một bầy muỗi hút máu vậy.
9. Xã hội dân sự tạo nhiều ngành nghề và tăng cạnh tranh quốc tế và vị thế quốc gia
Khi đã có tự do, sự sáng tạo của người Việt không bị bó hẹp nữa, sẽ bùng phát phát triển kinh tế, chỉ cần trong vòng 10-20 năm sẽ khác xa hiện nay. Nhiều ngành nghề mà người Việt giỏi thì sẽ được phát triển tối đa.
Sự phấn khởi của xã hội lên cao, niềm tin đã có do lãnh đạo tốt, sẽ kích thích họ làm việc. Và lúc đó không cần tuyên truyền “phải yêu nước” thì tự trong mỗi người cũng sẵn có rồi. Tự hào dân tộc lúc nào cũng có. Những ánh mắt e ngại, xem thường người Việt sẽ không còn, và vị thế quốc gia cũng tăng.
Cách đây 20 năm, tôi đến sân bay Bangkok, thấy người Myanmar nghèo khó ốm yếu nhìn mọi người với ánh mắt ái ngại, nhưng giờ họ có thể ngẩng cao đầu, mà không còn bị thế giới coi thường nữa. Đó là sự thay đổi dũng cảm, ngoạn mục, và của người có tầm, có tâm với đất nước, với dân tộc.
Tại sao chúng ta tốn trí tuệ, sức lực và cả xương máu để “giành độc lập cho dân tộc” nhưng rồi lại gắn thành quả ấy chỉ cho một nhóm “giai cấp”? Nay nhóm giai cấp này đã trở nên quyền lực và giàu có, và trở thành “nhóm lợi ích”. Nếu biết tình hình như hiện nay, chắc chắn không ai hy sinh cho cuộc chiến đó, bởi nó đã thành vô nghĩa, bởi những mục tiêu cao cả ban đầu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” cho “cả dân tộc Việt Nam” nay chỉ còn thu nhỏ cho “nhóm lợi ích” đó, bỏ mặc những lực lượng xã hội khác. Chẳng phải mục tiêu của chúng ta là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” đó sao? “Dân giàu” khác xa với “nhóm lợi ích giàu”. Nay chúng ta đã và đang xây dựng một xã hội “nhóm lợi ích giàu”, không khác gì “cường hào ác bá” thời phong kiến, chỉ thay đổi hình thức và tên gọi mà thôi.
Thay đổi mà người dân mong đợi là tạo một xã hội tốt đẹp hơn, có nhiều sân chơi hơn cho nhiều người chứ không giành đặc quyền cho một nhóm người, xã hội mà mọi người đều có cơ hội làm giàu, miễn là họ “có tài”, chứ không phải “có quyền” và “có đặc quyền” như hiện nay. Nếu nhiều người giàu lên vì có quyền (điển hình là “nhóm lợi ích”) thì không được xã hội kiêng nể, trọng vọng mà trong thâm tâm người dân là khinh miệt họ, bởi biết rõ tiền họ có là do bòn rút, do “trộm cắp”, “cướp giật” và “hợp thức hóa” mà ra, chứ không phải do “tài năng”.
Nếu có ai đó nghĩ rằng không cần thay đổi, như hiện tại là tốt rồi, thì hãy nhìn sang các nước lân cận, không cần nhìn sang Âu Mỹ làm gì, và chỉ ra có nước nào nghèo và lạc hậu hơn Việt Nam trong số 10 nước Đông Nam Á không? Dân ở nước nào “sướng” hơn? Có một cán bộ tập kết cao cấp tôi kêu bằng Thím Ba (bạn thân của ba mẹ tôi), đi Thái Lan chơi (năm 2012) nhờ có con làm cho công ty nước ngoài có tiền tài trợ cho ba mẹ đi du lịch. Khi qua Thái Lan, Thím Ba nói với cậu con trai: “Sao dân người ta sướng quá, mà dân mình khổ quá vậy con?”. Tôi nghe kể mà ứa nước mắt, bởi đó cũng là cảm giác của tôi cách đây gần 20 năm khi mới vừa bước xuống sân bay Bangkok (lúc đó phải khai là “thất nghiệp” mới được đi nước ngoài, còn trí thức thì khó khăn lắm, gần như không thể đi). Một cảm giác như vừa trong môi trường thiếu oxy ngột ngạt bước vô phòng dưỡng khí. Trước đây, nói tới nước “có vấn đề”, nhất ASEAN, thì ai cũng nêu đích danh Myanmar. Nhưng nay thì Việt Nam đã thay vào chỗ đó, mặc dù không ai nêu tên chỉ mặt. Lãnh đạo các nước cũng tế nhị, nhưng họ cũng rất mong muốn Việt Nam “thay đổi” để ASEAN hùng cường, có sức nặng hơn trên trường quốc tế. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nếu xem ASEAN là “gia” (một gia đình), trong gia đình còn có “đứa con” “khác người”, thì “ra ngoài đường” nói ai nghe, ai nể?
Thay đổi có “dễ sợ” như một số người vẽ ra không? Mà ngay khi họ vẽ ra điều đó, tôi tin chắc một ngày nào đó, họ sẽ phản đối lại chính điều họ đã vẽ ra, bởi lúc đó họ không còn hưởng lợi từ cái họ đã vẽ ra đó nữa. Mỗi người một nghề, một năng khiếu bẩm sinh. Làm sao để mỗi người phát huy hết khả năng của mình để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, kể cả chính trị. Chính trị, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều phải có khiếu thì mới đạt đỉnh cao, đóng góp mới nhiều. Liệu những người phản đối thay đổi bây giờ, rồi con cháu họ có được như họ không, có khả năng làm chính trị như họ không hay lại thích nghệ thuật? Vậy thì cớ sao lại phải bảo vệ cái ghế ấy cho con mình, trong khi nó không có khả năng và cũng không thích ngồi cái ghế đó. Nó có thể làm cái khác tốt hơn nhiều, trở nên giàu có hơn và được xã hội trọng vọng hơn. Con cái trong một gia đình không nhất thiết phải theo nghề cha mẹ, đôi khi “tréo cẳng ngỗng” đến nỗi cha mẹ không nghĩ tới. Tôi tin là các bậc từng làm cha làm mẹ cũng thấu hiểu điều này, bởi con người sinh ra có một thiên hướng nghề nghiệp bẩm sinh, chỉ cần gặp môi trường thuận lợi, nó sẽ đâm chồi nẩy lộc và cho trái ngọt, hơn cả mong đợi. “Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh” là vậy. Có thiên tài nào trên thế giới là con của một thiên tài không?
Vậy, xin phân tích thêm những khái niệm còn chưa rõ, mà nhiều người đôi khi còn nhầm lẫn.
1. Đảng phái chính trị có bất biến theo thời gian?
Phải nói ngay, đảng phái chính trị phải thể hiện là “trí tuệ” chứ không phải thể hiện “bạo lực, cơ bắp, hay vũ lực”!
Đảng phái là tập hợp một nhóm người gọi là “tinh túy của xã hội”, có khả năng đưa ra một cương lĩnh để lèo lái đất nước. Cương lĩnh, đường lối của một đảng phái nếu phù hợp với xu thế và nhu cầu của xã hội vào một giai đoạn nhất định, thì sẽ được lòng dân và dân hết lòng ủng hộ, bao bọc, che chở, và nhờ đó có đủ sức mạnh để thực hiện ý chí đó. Hay nói cách khác, nếu chỉ dựa vào sức lực của “một nhóm đảng viên” mà không có sự ủng hộ của dân, thì đảng phái đó cũng không làm được gì, cho dù có “quyết liệt” tới đâu, cương lĩnh có hay cách mấy.
Như vậy, công việc của đảng chủ yếu là “lãnh đạo” nhà nước, còn nhân dân mới là “người làm trực tiếp”. Nếu ai từng lãnh đạo điều hành công ty hay bất kỳ tổ chức nào (kể cả bệnh viện, trường học) thì sẽ thấy tầm quan trọng của “sức dân” như thế nào, và lãnh đạo phải mẫu mực và có đủ tầm, đủ tâm như thế nào thì mới tạo được sức mạnh cho tổ chức. Đừng dùng cách tuyên truyền kiểu “bịt tai che mắt” lỗi thời để áp dụng cho thời đại thông tin ngày nay. Bởi không khó để kiểm chứng thông tin chỉ qua vài cái nhấp chuột. Nếu là lãnh đạo, cần thận trọng trong từng lời nói, cử chỉ, hành động. Đừng ngây thơ nghĩ rằng “dân ngu” không biết gì, và phát ngôn và cư xử coi thường người dân, để rồi một ngày nào đó mới vỡ lẽ và tiếc rẻ “phải chi…”.
Trong quá khứ một đảng phái tốt, không nhất thiết hiện tại nó tốt. Nó phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tập hợp quần chúng của đảng đó, khả năng chọn lãnh đạo là người tài trí đủ tầm và có tâm… Đó mới là sức sống của một đảng phái chính trị. Trong quá khứ, một đảng phái tập hợp được nhiều trí thức (kể cả du học nước ngoài), nhiều thành phần tiến bộ (kể cả tư sản) vào đảng và họ đã làm nên kỳ tích bởi thuyết phục được toàn dân chung sức chung lòng chống ngoại xâm. Dân thấy rõ điều đó. Nhưng hiện tại, đảng đó có lãnh đạo khác, con người khác, ban lãnh đạo đảng không phải là những tinh túy của đảng, và nội bộ đảng viên ai cũng thấy rõ điều đó. Hậu quả là ngay trong đảng cũng không đồng lòng, nói chi đến kêu gọi dân đồng lòng? Dân im lặng không phải là đồng ý, mà vì họ không muốn ảnh hưởng “miếng cơm manh áo”, vì họ sợ bị hành hung, sợ “bạo lực công quyền” mà thôi. Lãnh đạo phải sáng suốt nhận ra điều đó, thì mới là lãnh đạo có tầm và có tâm, xứng đáng lãnh đạo đất nước. Bản thân từ “chính trị” nên hiểu là “trị vì đất nước một cách chính danh” chứ không phải “tà trị” tức là “trị vì đất nước bằng bạo lực, uy hiếp, dọa dẫm”.
Không một đảng phái nào ở Mỹ khi vận động tranh cử lại đi nói “Washington từng là người của Đảng Dân Chủ (ví dụ vậy), ông ấy từng có công lập quốc, hãy bầu cho chúng tôi, chúng tôi là bản sao của ông ấy”. Thay vào đó, họ phải chứng tỏ tổ chức hiện tại của họ có đủ trí tuệ, đủ nhân lực, đủ tài, đủ phẩm chất để làm những gì người dân đang mong mỏi, đang khát khao muốn có. Việc lấy hình ảnh tốt đẹp trong quá khứ để che chắn cho thực tại thối nát (và có nguy cơ tan rã vì chính các thành viên trong đảng không còn thấy lý tưởng tốt đẹp nữa, không cảm thấy tự hào khi đứng trong tổ chức nữa, và họ cũng cảm thấy e ngại khi đi ra đường, khi về gia đình, cộng đồng) là điều tối kỵ trong chính trị. Thay vì phải “thể hiện” và “quyết tâm” làm trong sạch nội bộ, làm thuyết phục dân bằng cách đưa những gương mặt tiến bộ lên, thì họ đang “tô vẽ, sơn phết” bên ngoài cho thấy đẹp. Tiếc thay, những cách tô vẽ đó không thể nào qua được mắt dân, bởi chẳng ai “ngu” như người ta nghĩ.
2. Chính trị khác Nhà nước và Quân đội: chiến lược và chiến thuật - hành động
Chính trị khác Quân đội ở chỗ, chính trị đưa ra chiến lược, còn quân đội thi hành chiến lược đó. Chính trị sẽ có tầm bao phủ tất cả các lĩnh vực của một đất nước: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, quân đội… Như vậy quân đội cũng như các lĩnh vực khác, là một bộ phận để thực thi các chiến lược của chính trị. Chính trị mà đại diện là “chính phủ” có thể thay đổi, mục tiêu cuối cùng là để chọn lựa một chiến lược tốt nhất thông qua việc nhân dân lựa chọn một đảng chính trị tốt nhất với cương lĩnh rõ ràng nhất.
Bản chất của chính trị là phải thay đổi, vì chiến lược quốc gia sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, cần có một nhóm đủ tầm và đủ tâm để điều hành giai đoạn đó và đưa ra chiến lược phù hợp. Chiến lược không đúng, không sai, chỉ có chiến lược phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định, để giải quyết vấn đề của đất nước, của dân tộc, với mục tiêu tối thượng là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bởi thế nên mới có cạnh tranh chính trị, bàn luận công khai mà không bị quy chụp kết tội là “phản động”, để mọi người, mọi giới, mọi tầng lớp trong xã hội soi xét để chọn cái nào có lợi nhất cho xã hội vào thời điểm đó. Cái khác là không đánh giá quá khứ đúng sai, mà đang tính những sách lược tương lai, đang vạch ra một con đường sáng cho mọi người, cho dân tộc mình bước tiếp.
Trong khi đó, quân đội là bất biến, với mục tiêu là bảo vệ đất nước, chủ quyền, chống ngoại xâm, giữ hòa bình để đất nước phát triển. Khi đất nước bình yên phát triển, thì chính sự giàu có chung của xã hội, sẽ có phần của quân đội trong đó, mà cụ thể là bản thân quân nhân, con cháu của quân nhân cũng sẽ được sống trong sung sướng.
3. Sự nguy hiểm của chính trị hóa quân đội
Bản chất của quân đội của bất kỳ nước nào cũng không có chính trị. Việc chính trị hóa quân đội có nghĩa là một nhóm chính trị nào đó nắm quyền điều hành quân đội để bảo vệ lợi ích chỉ của nhóm chính trị đó thôi. Việc trao cho Tổng thống quyền “tổng tư lệnh tối cao” khác hoàn toàn với việc “chính trị hóa quân đội” như hiện nay. Bởi vì Tổng thống là của đất nước, của dân, phụng sự vì dân vì nước, cho dù khi tranh cử là đảng viên của một đảng phái nào đó. Nhưng khi làm Tổng thống, ông không có quyền dùng quân đội để bảo vệ và phục vụ lợi ích của riêng đảng của mình. Tổng thống Ai Cập Mursi mắc phải sai lầm này, và đã bị phản đối.
Có lập luận cho rằng “các đảng phái đều có âm mưu tranh giành quyền điều hành quân đội”, phi chính trị hóa quân đội là “mắc bẫy”. Thực ra cách nói này không đúng, và sai về bản chất vấn đề. Việc phi chính trị hóa quân đội cũng giống như việc gỡ bỏ “vòng kim cô” trên đầu của quân đội mà thôi. Khi đó, quân đội sẽ không bị sai khiến bởi một đảng phái nào đó để phục vụ và bảo vệ cho lợi ích của riêng đảng phái đó, bảo vệ sự tồn vong của nhóm người đó (thiểu số) và vô tình quay lưng lại với nhân dân (đa số). Nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân (trong đó có gia đình và người thân của quân nhân) nay không còn.
Nếu lập luận rằng “còn Đảng, còn ta” thì e rằng không thuyết phục. Bởi “Đảng” là đảng, còn “ta” là ta. “Ta” từ nhân dân mà ra, sinh ra để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước. Việc trả quân đội về “dân sự”, không “chính trị hóa” sẽ tăng quyền lực thực sự cho các chỉ huy, và có sức mạnh vượt bậc, không bị “một người không có chuyên môn, không biết gì về quân sự” “cỡi đầu cỡi cổ”.
Nếu chính trị hóa quân đội, thì mỗi đảng được lập ra sẽ kèm theo việc lập quân đội riêng để tăng sức mạnh cho đảng đó, nghĩa là sẽ dẫn tới nội chiến! Lúc đó, sức mạnh trí tuệ của đảng được thay thế bằng sức mạnh vũ lực của quân đội. Tức là thay vì thể hiện “trí tuệ hơn người”, thì các đảng phái sẽ tranh nhau thể hiện “cơ bắp hơn người”. Thế thì đất nước rơi vào nội chiến lần nữa chăng?
Các đảng phái tranh nhau bằng trí tuệ, chứ không phải tranh nhau bằng vũ lực. Một khi đã thể hiện vũ lực thì chỉ chứng tỏ cho dân thấy “trí tuệ mình kém hơn người khác”, và không tự tin nghĩ rằng mình sẽ thắng bằng trí tuệ.
4. Thay đổi từ cấp càng cao (chủ động thay đổi) thì càng ít rối loạn và ngược lại
Myanmar đã khôn ngoan, rất khôn ngoan để chọn một lối thoát cho sự bế tắc của họ. Cho đến giờ, sự thay đổi đó chưa tạo ra một rối loạn nào, mà ngược lại tăng uy thế trên trường quốc tế. Từ một nước bị cô lập, bị “đội sổ” trong 10 nước ASEAN, nay Myanmar đã thay đổi. Vậy ai sẽ thay thế? Việt Nam! Nói tới nước “có vấn đề” trong ASEAN, mọi ánh mắt đều dồn về “Việt Nam”. Những ánh mắt e ngại của cộng đồng quốc tế đã chuyển từ Myanmar sang Việt Nam. Sự thay đổi này không có ai “giật dây” cả, mà họ thấy cần thiết, thấy có lợi cho dân, và là lối thoát an toàn cho những lỗi lầm trước đây. Tại sao chúng ta cứ khư khư, liệu giấu mãi sai lầm được không? Sự khoan dung của người Việt sẽ an toàn cho tất cả, để cùng tự hào và không mặc cảm khi đi ra các nước.
Các nước bị rối loạn hầu hết là thay đổi chậm, và tệ hơn là thay đổi “từ dưới lên”. Bởi vì khi càng cố giữ, càng tỏ ra bạo lực, thì càng gây thù oán, càng xa dân mà thôi. Khi không có một đảng phái nào nổi trội hơn hẳn, ắt sẽ rối loạn. Cũng như phân tích trên, đảng phái cần được đa số dân ủng hộ thì mới “làm được việc”. Nếu để càng lâu, uy tín của Đảng Cộng sản (hiện nay đang ưu thế) ngày càng thấp sẽ là mối nguy cho xã hội. Thay đổi cũng chính là cơ hội để Đảng Cộng sản tự thay đổi chính tổ chức của mình, để trở nên vững mạnh và được dân tín nhiệm, thì cơ hội cầm quyền là chắc chắn. Khi nào Đảng Cộng sản còn kể công quá khứ, mà né tránh hiện tại, thì khi đó sẽ không thuyết phục được dân theo.
Một sự thay đổi gây rối loạn nữa là do gian lận và mất đi nền tảng pháp lý xã hội. Cứ nhìn những gì chính quyền đang đề nghị (công an được bắn trực tiếp vào dân khi “chỉ cần có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”) cho thấy xu hướng bạo lực hóa xã hội ngày càng tăng. Đó là mầm mống của áp bức và bạo lực tự phát sẽ diễn ra. Lúc đó không còn luật pháp (mà hiện nay đã không còn), mọi người hành xử theo cảm xúc, miễn cho mình đúng thì có quyền bắn người khác (kể cả dân sẽ bắn công an – ai biết được!). Khi có nhiều người bức xúc và “chống người thi hành công vụ” thì nên xem lại đội ngũ “công chức” có hành xử đúng mực không. Bản thân “người thi hành công vụ” cũng phải làm đúng luật thì mới “tâm phục khẩu phục” được. Cứ hỏi cánh tài xế xem, có bao nhiêu biển báo giao thông bất hợp lý trên đường quốc lộ, và họ đã bị công an “làm tiền và móc túi” như thế nào, họ sẽ kể cả mấy ngày, nghe không hết. Tại sao phải tạo “nhiều cái bẫy” để công an kiếm tiền như vậy? Nhiều “cái bẫy” rõ đến mức chẳng cần học hành gì cũng biết.
5. “Thay đổi” chứ không phải “lật đổ”, không có nghĩa Đảng phải “chết”
Nếu Đảng Cộng sản chủ động thay đổi, đừng xem thường những ý phản biện, rồi mở chiến dịch công kích và bôi nhọ, thì sẽ tốt hơn nhiều. Đừng phản ứng thái quá, bởi lãnh đạo càng cao thì phải càng sáng suốt, lời nói “trước sau như một”, đừng tỏ ra bất nhất như vừa rồi. Các ông hãy hóa trang là người dân thường, đi uống cà phê, đi ăn bình dân… sẽ thấy cả mấy bác xích lô cũng bàn chuyện thay đổi. Tại sao chúng ta quy chụp, trích đoạn để bôi nhọ? Tại sao không cho đăng toàn văn những góp ý, rồi làm một cuộc khảo sát nghiêm túc “Bạn thấy có cần giữ điều 4 không?”, sẽ nhận được câu trả lời ngay. Để đỡ tốn kém, có thể khảo sát trên VNExpress cũng được. Tôi tin là chỉ trong vòng 1 ngày, sẽ có đầy ắp bình chọn. Điều đó cho thấy người dân quan tâm tới chính trị, tới đại cuộc quốc gia, tới tồn vong dân tộc đến mức nào.
Thay đổi tức là “cho phép người khác được nói” khác ý mình mà không bị cầm tù, không bị kết tội. Để qua đó đo lường được sự cần thiết như thế nào, chứ không phải chỉ nói những gì ta muốn nói. Không ai có thể “lật đổ” được Đảng Cộng sản hiện nay, vì những “lực lượng phản động” đã đi nước ngoài hết rồi. Sao lại phải sợ một người chỉ nói mà không có súng đạn trong người? Không lẽ họ nói quá đúng hay sao mà chúng ta lại úp úp mở mở, không công khai toàn văn “họ đã nói gì”?
Nếu Đảng Cộng sản khởi xướng thay đổi bằng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, để rồi thấy “nguy cơ”, rồi “bịt miệng” lại hết, e rằng sẽ không ổn trong tình hình hiện nay. Thay vào đó, khôn ngoan hơn, tỏ ra mình có trí tuệ hơn người, bằng cách “tự thay đổi mà không cần một áp lực nào”, mới là thượng sách. Lúc đó, tôi tin rằng nhiều người sẽ vẫn bầu cho Đảng Cộng sản, chứ không phải một đảng phái nào khác, mà mình cũng không cần “ép dân bầu cho mình” bằng cách giữ điều 4. Tôi tin tỷ lệ đó vẫn là hơn 90%. Lúc đó công trạng của Đảng Cộng sản vẫn được giữ nguyên vẹn, chứ không khéo sau này, dân “tự xử” thì họ chỉ kể tội, mà quên công lao của Đảng Cộng sản là giành độc lập và thống nhất đất nước.
Đảng Cộng sản nếu chủ động tạo thay đổi, sẽ mãi “sống” trong lòng dân tộc, chứ không bao giờ “chết” như nhiều người lo sợ.
6. Gốc rễ của rối loạn xã hội sau chính biến: gian dối và tái lập lợi ích nhóm
Các cuộc chính biến gây rối loạn xã hội, nếu nhìn kỹ thì là do không có một nhóm nào áp đảo các nhóm còn lại, và xã hội đã bị chia rẽ nhiều, hoặc do gian lận với nhau, hoặc do quân đội can thiệp và thiên vị cho một nhóm chính trị nào đó.
Như đã nói trên, chính trị là phải thể hiện “trí tuệ”, phải “đấu trí” chứ không phải “đấu cơ bắp”. Khi tình hình ổn định, nên chủ động tạo ra cuộc đấu trí thực sự, chứ đừng để xã hội dẫn tới một cuộc “đấu súng” do bức xúc không được giải quyết thỏa đáng. Kinh nghiệm các nước cho thấy, rồi tới lúc quân đội cũng sẽ đứng về lẽ phải, về chính nghĩa, khi họ được biết rõ tình hình.
Sự gian dối, vì lợi ích cục bộ của nhóm mình, của riêng đảng mình… sẽ dẫn tới rối loạn sau bất kỳ một cuộc cách mạng nào, cho dù nó nhân danh mỹ miều đến mấy, để lôi kéo mọi người hy sinh giành thắng lợi. Nhưng trước sau thì người dân cũng biết, và động thái phản ứng lại, đòi thay đổi của các cựu đảng viên Cộng sản, các đảng viên hiện tại… là minh chứng cho điều đó. Đảng Cộng sản ngày càng xa dân, ngày càng gần quân đội. Đó là một sai lầm chiến lược. Và đó cũng là gốc rễ của sự chia rẽ, của rối loạn xã hội. Đảng Cộng sản cho rằng phi chính trị hóa thì quân đội sẽ trở thành “quân đánh thuê”. Nhưng đánh thuê cho ai? Cho nhân dân sao? Còn nếu chính trị hóa như hiện tại thì quân đội không phải là phục dịch, nô lệ cho Đảng Cộng sản sao? Mà nói trắng ra là toàn thể quân đội chỉ phục vụ cho một nhóm người cầm quyền của Đảng Cộng sản, những người có lợi ích, gọi là “nhóm lợi ích”. Quan hệ như vậy là “chủ tớ” rồi. Há chẳng phải là “đánh thuê” cho Đảng Cộng sản sao?
7. Thay đổi quan điểm quản lý quân đội, chứ không thay đổi bản chất quân đội
Thay đổi được kêu gọi là phi chính trị hóa quân đội, có nghĩa là trả quân đội lại về cho nhân dân - người chủ của đất nước. Tre già măng mọc, quân đội luôn từ nhân dân mà ra, luôn có sức mạnh của tuổi trẻ, trí tuệ của người già.
Quân đội vẫn là thể thống nhất chứ không hề yếu đi, không hề tan rã, mà ngược lại sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều lần. Bởi ai cũng ở đúng vị trí của họ, nên phát huy hết sức mạnh của mình, và chính vì vậy làm quân đội mạnh mẽ hơn. Việc phong hàm tướng tá không còn dựa vào ý kiến của Đảng Cộng sản, mà dựa vào thành tích và tài năng về quân sự của người đó.
Như vậy tiếng nói của các vị tướng tá sẽ được trọng vọng hơn, có sức nặng hơn, chứ không như hiện nay.
Bản chất quân đội là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân thì không hề thay đổi. Nếu quân đội lại chỉ bảo vệ Đảng Cộng sản và chống lại nhân dân, đồng nghĩa với phản bội dân tộc, phản bội tổ quốc.
8. Thay đổi có lợi cho con cháu của cả Đảng viên, quân nhân
Sự thay đổi sẽ tạo môi trường phát triển tốt hơn về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, chính trị…, sẽ làm nảy sinh ra nhiều nhân tài, và từ họ sẽ tạo ra rất nhiều ngành nghề, nhiều công ăn việc làm. Chỉ cần có tài trong bất cứ lĩnh vực nào, mọi người bất kể nghèo hèn, bất kể địa vị, bất kể xuất thân là gì, miễn là có nỗ lực hết mình, có tài thì ắt sẽ trở nên giàu có. Đó mới là “xã hội dân sự” mà chúng ta cần xây dựng. Không như hiện nay, chỉ dựa vào mỗi quyền lực chính trị thì mới giàu, còn không thì sẽ bị “đập chết”. Hay nói cách khác, nếu bạn không thuộc hai nhóm này thì bạn không thể làm giàu: nước ngoài và tư bản đỏ!
Khi một người giàu có, thì sẽ kéo theo nhiều người khác có thu nhập cao hơn, và nâng mức sống xã hội lên ngày càng cao. Singapore chỉ cần 30-40 năm đã đạt đến thu nhập bình quân đầu người cao nhất nhì thế giới. Người Việt Nam không phải dở, chỉ cần có môi trường tốt, thuận lợi, thì họ sẽ làm việc cật lực để thay đổi cuộc đời. Đó là khát vọng của rất nhiều người Việt. Sinh ra là người Việt, dù ở đâu, cũng phấn đấu để vươn lên vị trí cao hơn, không đời mình thì đời con cháu mình phải đạt được. Đó cũng là ý chí của người Việt. Nhiều người thành đạt ở nước ngoài là vậy. Chỉ cần tạo môi trường tốt!
Có chắc gì con cháu sẽ theo nghề cha mẹ khi nó có một năng khiếu đặc biệt khác, không phải là chính trị? Nó có thể làm giàu bằng chính năng khiếu đó mà không cần dựa dẫm vào quyền lực của cha mẹ? Đó là một xã hội dân sự. Chỉ cần giỏi đá bóng là đủ giàu có, sống xa hoa. Liệu chừng nào cầu thủ Việt Nam có thể sống cả đời bằng chính tài năng của họ?
Sự giàu có chung của xã hội, kéo theo mặt bằng lương cao hơn, và dĩ nhiên lương của quân nhân cũng tăng theo. Chứ không như bây giờ, muốn tăng 100 ngàn là cả một vấn đề. Bởi vì có quá nhiều người đang sống bám vào quyền lực mà không làm gì hiệu quả để sinh ra của cải cho xã hội. Giống như một bầy muỗi hút máu vậy.
9. Xã hội dân sự tạo nhiều ngành nghề và tăng cạnh tranh quốc tế và vị thế quốc gia
Khi đã có tự do, sự sáng tạo của người Việt không bị bó hẹp nữa, sẽ bùng phát phát triển kinh tế, chỉ cần trong vòng 10-20 năm sẽ khác xa hiện nay. Nhiều ngành nghề mà người Việt giỏi thì sẽ được phát triển tối đa.
Sự phấn khởi của xã hội lên cao, niềm tin đã có do lãnh đạo tốt, sẽ kích thích họ làm việc. Và lúc đó không cần tuyên truyền “phải yêu nước” thì tự trong mỗi người cũng sẵn có rồi. Tự hào dân tộc lúc nào cũng có. Những ánh mắt e ngại, xem thường người Việt sẽ không còn, và vị thế quốc gia cũng tăng.
Cách đây 20 năm, tôi đến sân bay Bangkok, thấy người Myanmar nghèo khó ốm yếu nhìn mọi người với ánh mắt ái ngại, nhưng giờ họ có thể ngẩng cao đầu, mà không còn bị thế giới coi thường nữa. Đó là sự thay đổi dũng cảm, ngoạn mục, và của người có tầm, có tâm với đất nước, với dân tộc.
Không có nhận xét nào: