PhongTraoConDuongVietnam - 2.3.2013:
Xét rằng:
- Quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình và quyền khiếu nại - tố cáo là những quyền con người bất khả xâm phạm được Hiến pháp Việt Nam quy định và được bảo vệ bởi các luật pháp quốc tế như Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam cam kết tôn trọng.
- Quyền tham gia quản lý đất nước, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, quyền giám sát các hoạt động của Quốc hội là những quyền công dân cơ bản của nhân dân Việt Nam được Hiến pháp bảo vệ và không cho phép bất kỳ một sự hạn chế nào đối với các quyền này.
- Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng quốc gia nên phải để toàn dân quyết định mọi vấn đề liên quan đến nó. Từ việc tiếp nhận ý kiến ngay từ lúc soạn thảo ban đầu đến thời hạn đóng góp ý kiến, tranh luận và cuối cùng là phúc quyết thông qua Hiến pháp đều phải được quyết định thông qua trưng cầu dân ý.
Do vậy:
- Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ngày 27/02/2013 về việc góp ý sửa đổi hiến pháp phải theo quy định của nghị quyết của Quốc hội trên một bản dự thảo Hiến pháp duy nhất là một sự hạn chế không phù hợp với các nguyên tắc nêu trên.
- Phát biểu ngày 25/02/2013 của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng có sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp, dù có thể được hiểu là huấn thị dành riêng cho các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng với thực tế về sự ảnh hưởng bao trùm của đảng này đối với lực lượng công an thì phát biểu đó không thể không tạo ra một sự e sợ đối với người dân bình thường trong việc tham gia sửa đổi Hiến pháp. Điều này tạo ra một sự hạn chế rất đáng kể các quyền con người và quyền công dân nêu trên mà không thông qua một quy trình làm luật hợp hiến.
- Tuyên bố của cá nhân nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ngày 25/02/2013 về những nội dung liên quan đến đảng Cộng sản Việt Nam trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi là việc sử dụng đúng đắn và hợp pháp các quyền con người và quyền công dân nêu trên. Nếu có sự liên quan giữa tuyên bố cá nhân này và sự sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì đó là sự vi phạm pháp luật Việt Nam lẫn quốc tế.
Vì những lẽ trên, Phong Trào Con Đường Việt Nam yêu cầu:
1. Quốc hội Việt Nam phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện cho nhân dân Việt Nam không bị hạn chế nào để sử dụng những quyền con người và quyền công dân nêu trên cho việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Và việc này chỉ để nhằm một mục tiêu duy nhất là làm cho dân giàu nước mạnh và bảo vệ tổ quốc, chứ không nhằm bảo vệ bất kỳ một nhóm và ý thức hệ nào. Do đó phạm vi góp ý và tranh luận phải không bị hạn chế và không có bất kỳ vùng cấm nào như Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội kiêm Trưởng ban biên tập Hiến pháp Phan Trung Lý đã phát biểu.
2. Mọi cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước Việt Nam phải bảo vệ và khuyến khích công dân Việt Nam sử dụng quyền con người và quyền công dân của mình để làm chủ đất nước thông qua việc nêu lên ý muốn của mình đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan này mà còn là điều thiết yếu để chấn hưng và bảo vệ đất nước hiện nay. Hơn nữa các cơ quan này cũng phải có trách nhiệm ngăn chặn hiệu quả mọi sự trù dập và đàn áp có thể xảy ra đối với cá nhân nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nói riêng và tất cả công dân Việt Nam tham gia ý kiến, tranh luận về sửa đổi Hiến pháp nói chung.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam nếu muốn những quan điểm của mình trong Hiến pháp sửa đổi được tôn trọng thì cũng phải tôn trọng những quan điểm của bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức nào khác. Nếu không sẽ dẫn đến một sự chia rẽ sâu sắc sức mạnh đoàn kết và hòa hợp dân tộc, gây bất ổn xã hội và làm suy yếu tiềm lực quốc gia, đặt chủ quyền đất nước trước sự đe dọa nghiêm trọng hơn.
Qua tuyên bố này, Phong trào Con đường Việt Nam cũng kêu gọi nhân dân trong và ngoài nước tích cực và mạnh dạn sử dụng quyền con người và quyền công dân để thể hiện ý muốn của mình đối với một bản Hiến pháp của nhân dân Việt Nam. Đây là việc rất thiết thực để xây dựng một nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhằm làm cho xã hội công bằng, người dân giàu mạnh, đất nước văn minh.
Xét rằng:
- Quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình và quyền khiếu nại - tố cáo là những quyền con người bất khả xâm phạm được Hiến pháp Việt Nam quy định và được bảo vệ bởi các luật pháp quốc tế như Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam cam kết tôn trọng.
- Quyền tham gia quản lý đất nước, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, quyền giám sát các hoạt động của Quốc hội là những quyền công dân cơ bản của nhân dân Việt Nam được Hiến pháp bảo vệ và không cho phép bất kỳ một sự hạn chế nào đối với các quyền này.
- Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng quốc gia nên phải để toàn dân quyết định mọi vấn đề liên quan đến nó. Từ việc tiếp nhận ý kiến ngay từ lúc soạn thảo ban đầu đến thời hạn đóng góp ý kiến, tranh luận và cuối cùng là phúc quyết thông qua Hiến pháp đều phải được quyết định thông qua trưng cầu dân ý.
Do vậy:
- Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ngày 27/02/2013 về việc góp ý sửa đổi hiến pháp phải theo quy định của nghị quyết của Quốc hội trên một bản dự thảo Hiến pháp duy nhất là một sự hạn chế không phù hợp với các nguyên tắc nêu trên.
- Phát biểu ngày 25/02/2013 của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng có sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp, dù có thể được hiểu là huấn thị dành riêng cho các đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng với thực tế về sự ảnh hưởng bao trùm của đảng này đối với lực lượng công an thì phát biểu đó không thể không tạo ra một sự e sợ đối với người dân bình thường trong việc tham gia sửa đổi Hiến pháp. Điều này tạo ra một sự hạn chế rất đáng kể các quyền con người và quyền công dân nêu trên mà không thông qua một quy trình làm luật hợp hiến.
- Tuyên bố của cá nhân nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ngày 25/02/2013 về những nội dung liên quan đến đảng Cộng sản Việt Nam trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi là việc sử dụng đúng đắn và hợp pháp các quyền con người và quyền công dân nêu trên. Nếu có sự liên quan giữa tuyên bố cá nhân này và sự sa thải nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì đó là sự vi phạm pháp luật Việt Nam lẫn quốc tế.
Vì những lẽ trên, Phong Trào Con Đường Việt Nam yêu cầu:
1. Quốc hội Việt Nam phải tôn trọng và tạo mọi điều kiện cho nhân dân Việt Nam không bị hạn chế nào để sử dụng những quyền con người và quyền công dân nêu trên cho việc đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Và việc này chỉ để nhằm một mục tiêu duy nhất là làm cho dân giàu nước mạnh và bảo vệ tổ quốc, chứ không nhằm bảo vệ bất kỳ một nhóm và ý thức hệ nào. Do đó phạm vi góp ý và tranh luận phải không bị hạn chế và không có bất kỳ vùng cấm nào như Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội kiêm Trưởng ban biên tập Hiến pháp Phan Trung Lý đã phát biểu.
2. Mọi cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước Việt Nam phải bảo vệ và khuyến khích công dân Việt Nam sử dụng quyền con người và quyền công dân của mình để làm chủ đất nước thông qua việc nêu lên ý muốn của mình đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Đây không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan này mà còn là điều thiết yếu để chấn hưng và bảo vệ đất nước hiện nay. Hơn nữa các cơ quan này cũng phải có trách nhiệm ngăn chặn hiệu quả mọi sự trù dập và đàn áp có thể xảy ra đối với cá nhân nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nói riêng và tất cả công dân Việt Nam tham gia ý kiến, tranh luận về sửa đổi Hiến pháp nói chung.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam nếu muốn những quan điểm của mình trong Hiến pháp sửa đổi được tôn trọng thì cũng phải tôn trọng những quan điểm của bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức nào khác. Nếu không sẽ dẫn đến một sự chia rẽ sâu sắc sức mạnh đoàn kết và hòa hợp dân tộc, gây bất ổn xã hội và làm suy yếu tiềm lực quốc gia, đặt chủ quyền đất nước trước sự đe dọa nghiêm trọng hơn.
Qua tuyên bố này, Phong trào Con đường Việt Nam cũng kêu gọi nhân dân trong và ngoài nước tích cực và mạnh dạn sử dụng quyền con người và quyền công dân để thể hiện ý muốn của mình đối với một bản Hiến pháp của nhân dân Việt Nam. Đây là việc rất thiết thực để xây dựng một nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhằm làm cho xã hội công bằng, người dân giàu mạnh, đất nước văn minh.
Ngày 1 tháng 3 năm 2013,
TM. Phong Trào Con Đường Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
TM. Phong Trào Con Đường Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Không có nhận xét nào: