Châu Khoa, TNCG - 28.4.2013: Bản án do tòa án nhân dân Nghệ An tuyên phạt 14 anh chị em thanh niên công giáo bị quy kết vi phạm điều 79 bộ luật hình sự đã khiến cho, không những anh chị em bị can, mà tất cả mọi người trong cũng như ngoài nước bàng hoàng sửng sốt xen lẫn một niềm phẫn nộ. Lý do là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, quả thật tòa án không tượng trưng cho công lý mà nó chỉ là một phương tiện trừng trị, một khí cụ đàn áp của chế độ. Với những gì ghi trong bản cáo trạng của cơ quan mang tên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao về tội trạng của các anh chị em trẻ này thì họ không có hành động nào cụ thể để có thể kết thành tội chiếu theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự, để lãnh những bản án quá nặng nề là 13 năm tù giam đối với 4 bị cáo.
Trong quá khứ, thành tích xét xử oan sai vì luật pháp bất cập hay vì thẩm phán ngu dốt đã rộ lên và khiến nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát quốc tế lại càng không tin tưởng vào nền công lý hiện nay. Đó là không kể rất nhiều trường hợp, tòa án trước khi nhóm họp đã nhận được chỉ thị hay nói cách khác, thẩm phán đã có sẵn bản án trong túi rồi. Điều này không thể xảy ra trong những nước dân chủ thực sự. Hiến pháp các nước này quy định tính độc lập giữa ba quyền ; lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự độc lập của nền tư pháp đối với hành pháp giúp cho công lý được tôn trọng. Ở nước ta, điều 4 Hiến Pháp đã kéo theo tất cả những hậu quả tai hại cho công lý trong đời sống xã hội vì trên tất cả : dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp, là một đảng độc tài, độc tôn. Vì thế những tư tưởng, phát biểu hay hành động bất đồng ý kiến với đảng độc tôn này đều bị quy kết vào tội chống lại chính quyền Nhà Nước. Đã thế, từ "nhân dân" đã bị lạm dụng và khai thác một cách tận lực, khiến cho sự kiện không đồng ý với một nhóm tư nhân, một đảng phái, đã bị quy kết thành tội chống nhân dân, chống đất nước và kéo theo những hình phạt không tương xứng với các vi phạm. Điều 79 Bộ luật hình sự là một điển hình. Điều này quy định cụ thể về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” : 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình ; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Nhằm tiêu diệt mọi sự bất đồng ý kiến, đảng cầm quyền đã cố ý tạo ra những luật pháp rất mơ hồ để mặc tình quy kết, thao túng và ấn định mức án phạt. Điều 79 trên đây cho thấy rõ tính mơ hồ này. Hoạt động nhằm lật đổ là những hoạt động gì ? Đến mức nào, hoạt động trở thành tội ? Thế nào là những hoạt động có thể lật đổ chính quyền ? Nếu luật pháp đã tùy tiện thì tòa án cũng tùy tiện với thẩm phán bất tài, với sự kiện cản trở luật sư từ lúc chuẩn bị ra tòa đến ngay cả lúc xét xử. Đã có hơn một lần chánh án ra lệnh trục xuất luật sư ra khỏi tòa. Vì bản án đã có sẵn, nên các luận cứ và bằng chứng của luật sư nêu ra đều bị bác bỏ và như thế tòa án chỉ là một sân khấu bi hài lố bịch.
Vì tất cả các bản án của các tòa án nhân dân đều bất công, đều không có cơ sở pháp lý và đều mang tính vu khống, nên hầu hết các nạn nhân bị kết án đã không "đồng tình" và đã kháng án. Họ chống án vì không công nhận bản án quy chụp cho họ.
Trong trường hợp 14 bạn trẻ bị kết án trong vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" kỳ này có trường hợp anh Đặng Xuân Diệu : Anh đã phủ nhận toàn bộ bản cáo trạng và đã viết đơn yêu cầu điều tra lại, thay vì kháng án. Vì thế Viện Kiểm Sát đã không cho anh kháng án. Cũng nên biết rằng trong các điều khoản về kháng án, không có điều nào quy định là Viện Kiểm Sát cấm bị cáo kháng án. Tòa án có thể bác đơn kháng án, nhưng không có quyền không cho kháng án. Tệ hại hơn, anh Diệu đã bị đưa đi trại tù giam, thay vì, theo yêu cầu của anh, phải điều tra lại.
Tóm lại, cho dù là kháng án, không kháng án, hay bị cấm kháng án thì chính xác là mọi người gồm các bị cáo, gia đình họ và những ai còn có lương tri yêu chuộng công lý và hòa bình đều phản đối bản án nặng nề áp đặt cho 14 bạn trẻ công giáo.
Như vậy, theo tin tức từ gia đình các nạn nhân, vào ngày 24/04/2013 tới đây, 8 bạn sau đây : Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Lê Văn Sơn (13 năm tù), Nguyễn Văn Duyệt (6 năm tù), Hồ Văn Oanh (3 năm tù), Thái Văn Dung (5 năm tù), Nguyễn Đình Cương (4 năm tù), Trần Minh Nhật (4 năm tù), Nông Hùng Anh (5 năm tù) sẽ ra tòa phúc thẩm. Được biết, đã có gần 30.000 người ký tên trong một bản lên tiếng về chuyện này, trong đó có những vị lãnh đạo tinh thần như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Cụ Lê Quang Liêm, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng… và rất đông các vị Linh Mục thuộc Giáo phận Nghệ An cũng như các nhà đấu tranh dân chủ.
Tôi nhớ đến bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ ngài cử hành hôm 15/04/2013 vừa qua. Ngài nói "thời tử đạo chưa chấm dứt… bao người, nam cũng như nữ, đang bị vu khống, đang bị bách hại… Đó chính là các huynh muội của chúng ta ngày nay đang chịu đau khổ, trong thời tử đạo này… ở đâu có vu khống, ở đó có Satan…". Chắc chắn đông đảo những người công giáo và không công giáo sẽ hiệp thông với các bạn trẻ trong cơn thử thách, khổ nạn này. Nguyện cầu cho Công Lý và Hòa Bình sớm được tôn trọng ở Việt Nam.
Trong quá khứ, thành tích xét xử oan sai vì luật pháp bất cập hay vì thẩm phán ngu dốt đã rộ lên và khiến nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát quốc tế lại càng không tin tưởng vào nền công lý hiện nay. Đó là không kể rất nhiều trường hợp, tòa án trước khi nhóm họp đã nhận được chỉ thị hay nói cách khác, thẩm phán đã có sẵn bản án trong túi rồi. Điều này không thể xảy ra trong những nước dân chủ thực sự. Hiến pháp các nước này quy định tính độc lập giữa ba quyền ; lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự độc lập của nền tư pháp đối với hành pháp giúp cho công lý được tôn trọng. Ở nước ta, điều 4 Hiến Pháp đã kéo theo tất cả những hậu quả tai hại cho công lý trong đời sống xã hội vì trên tất cả : dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp, là một đảng độc tài, độc tôn. Vì thế những tư tưởng, phát biểu hay hành động bất đồng ý kiến với đảng độc tôn này đều bị quy kết vào tội chống lại chính quyền Nhà Nước. Đã thế, từ "nhân dân" đã bị lạm dụng và khai thác một cách tận lực, khiến cho sự kiện không đồng ý với một nhóm tư nhân, một đảng phái, đã bị quy kết thành tội chống nhân dân, chống đất nước và kéo theo những hình phạt không tương xứng với các vi phạm. Điều 79 Bộ luật hình sự là một điển hình. Điều này quy định cụ thể về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” : 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình ; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Nhằm tiêu diệt mọi sự bất đồng ý kiến, đảng cầm quyền đã cố ý tạo ra những luật pháp rất mơ hồ để mặc tình quy kết, thao túng và ấn định mức án phạt. Điều 79 trên đây cho thấy rõ tính mơ hồ này. Hoạt động nhằm lật đổ là những hoạt động gì ? Đến mức nào, hoạt động trở thành tội ? Thế nào là những hoạt động có thể lật đổ chính quyền ? Nếu luật pháp đã tùy tiện thì tòa án cũng tùy tiện với thẩm phán bất tài, với sự kiện cản trở luật sư từ lúc chuẩn bị ra tòa đến ngay cả lúc xét xử. Đã có hơn một lần chánh án ra lệnh trục xuất luật sư ra khỏi tòa. Vì bản án đã có sẵn, nên các luận cứ và bằng chứng của luật sư nêu ra đều bị bác bỏ và như thế tòa án chỉ là một sân khấu bi hài lố bịch.
Vì tất cả các bản án của các tòa án nhân dân đều bất công, đều không có cơ sở pháp lý và đều mang tính vu khống, nên hầu hết các nạn nhân bị kết án đã không "đồng tình" và đã kháng án. Họ chống án vì không công nhận bản án quy chụp cho họ.
Trong trường hợp 14 bạn trẻ bị kết án trong vụ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" kỳ này có trường hợp anh Đặng Xuân Diệu : Anh đã phủ nhận toàn bộ bản cáo trạng và đã viết đơn yêu cầu điều tra lại, thay vì kháng án. Vì thế Viện Kiểm Sát đã không cho anh kháng án. Cũng nên biết rằng trong các điều khoản về kháng án, không có điều nào quy định là Viện Kiểm Sát cấm bị cáo kháng án. Tòa án có thể bác đơn kháng án, nhưng không có quyền không cho kháng án. Tệ hại hơn, anh Diệu đã bị đưa đi trại tù giam, thay vì, theo yêu cầu của anh, phải điều tra lại.
Tóm lại, cho dù là kháng án, không kháng án, hay bị cấm kháng án thì chính xác là mọi người gồm các bị cáo, gia đình họ và những ai còn có lương tri yêu chuộng công lý và hòa bình đều phản đối bản án nặng nề áp đặt cho 14 bạn trẻ công giáo.
Như vậy, theo tin tức từ gia đình các nạn nhân, vào ngày 24/04/2013 tới đây, 8 bạn sau đây : Hồ Đức Hòa (13 năm tù), Lê Văn Sơn (13 năm tù), Nguyễn Văn Duyệt (6 năm tù), Hồ Văn Oanh (3 năm tù), Thái Văn Dung (5 năm tù), Nguyễn Đình Cương (4 năm tù), Trần Minh Nhật (4 năm tù), Nông Hùng Anh (5 năm tù) sẽ ra tòa phúc thẩm. Được biết, đã có gần 30.000 người ký tên trong một bản lên tiếng về chuyện này, trong đó có những vị lãnh đạo tinh thần như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Cụ Lê Quang Liêm, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng… và rất đông các vị Linh Mục thuộc Giáo phận Nghệ An cũng như các nhà đấu tranh dân chủ.
Tôi nhớ đến bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ ngài cử hành hôm 15/04/2013 vừa qua. Ngài nói "thời tử đạo chưa chấm dứt… bao người, nam cũng như nữ, đang bị vu khống, đang bị bách hại… Đó chính là các huynh muội của chúng ta ngày nay đang chịu đau khổ, trong thời tử đạo này… ở đâu có vu khống, ở đó có Satan…". Chắc chắn đông đảo những người công giáo và không công giáo sẽ hiệp thông với các bạn trẻ trong cơn thử thách, khổ nạn này. Nguyện cầu cho Công Lý và Hòa Bình sớm được tôn trọng ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào: