Daniele Trenca, Zenit - 19.4.2013: Khiêm nhường không phải là nhân đức của kẻ yếu, Đức Hồng Y Jorge Maria Bergoglio, trong một cuốn sách mới được xuất bản ở Ý : đó là một bài hát ca ngợi nhân đức khiêm nhường, nhân đức đã đánh động dư luận ngay từ giây phút Habemus Papam, khi ngài yêu cầu "dân Chúa" tụ tập trên quảng trường Thánh Phêrô, cầu nguyện để Thiên Chúa chúc lành cho ngài.
Tác phẩm, tựa đề là "Khiêm nhường, con đường dẫn tới Thiên Chúa" ("Umilità, là Strada verso Dio"), lập lại một bài diễn văn đọc trước người công giáo thuộc giáo phận của ngài năm 2005, khi ngài còn là Hồng Y Tổng Giám Mục của Buenos Aires. Đức Hồng Y Bergoglio đã lấy ý từ một chú giải của Thánh Dorothée de Gaza, thượng phụ của Giáo Hội thế kỷ thứ VI.
Khiêm nhường được trình bày "không như một nhân đức cho kẻ yếu đuối", mà như "là con đường duy nhất để có thể hiệp thông với tha nhân, và gần gũi Thiên Chúa".
Một hành trình đòi hỏi phải bước đi suốt cả đời : không phải là một "tình cảm bẩm sinh", mà là một nỗ lực không ngừng đặt cơ sở trên một sự "xét mình" – đây là kinh nghiệm của Dòng Tên - để trụ lại trong một thái độ "phục vụ" chứ không phải thái độ "kẻ cả".
Và có thể là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện từ lúc khởi đầu triều đại của ngài : sự quan trọng của việc "trở thành người hầu hạ, thay vì để người khác hầu hạ mình".
Cuốc sách ngắn, nhưng "rất mãnh liệt" và nhắc nhở rằng nhân đức này đến từ Đức Kitô : "Đức Giêsu Kitô, bằng thông điệp cách mạng của Ngài, đã xuống thế để làm đảo lộn các động thái của thế gian biểu lộ cho thấy kẻ nào muốn đứng đầu thì phải khởi sự từ những chỗ sau chót.
Tác phẩm, tựa đề là "Khiêm nhường, con đường dẫn tới Thiên Chúa" ("Umilità, là Strada verso Dio"), lập lại một bài diễn văn đọc trước người công giáo thuộc giáo phận của ngài năm 2005, khi ngài còn là Hồng Y Tổng Giám Mục của Buenos Aires. Đức Hồng Y Bergoglio đã lấy ý từ một chú giải của Thánh Dorothée de Gaza, thượng phụ của Giáo Hội thế kỷ thứ VI.
Khiêm nhường được trình bày "không như một nhân đức cho kẻ yếu đuối", mà như "là con đường duy nhất để có thể hiệp thông với tha nhân, và gần gũi Thiên Chúa".
Một hành trình đòi hỏi phải bước đi suốt cả đời : không phải là một "tình cảm bẩm sinh", mà là một nỗ lực không ngừng đặt cơ sở trên một sự "xét mình" – đây là kinh nghiệm của Dòng Tên - để trụ lại trong một thái độ "phục vụ" chứ không phải thái độ "kẻ cả".
Và có thể là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thể hiện từ lúc khởi đầu triều đại của ngài : sự quan trọng của việc "trở thành người hầu hạ, thay vì để người khác hầu hạ mình".
Cuốc sách ngắn, nhưng "rất mãnh liệt" và nhắc nhở rằng nhân đức này đến từ Đức Kitô : "Đức Giêsu Kitô, bằng thông điệp cách mạng của Ngài, đã xuống thế để làm đảo lộn các động thái của thế gian biểu lộ cho thấy kẻ nào muốn đứng đầu thì phải khởi sự từ những chỗ sau chót.
(Mai Khôi lược dịch)
Không có nhận xét nào: