Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam Dưới Lăng Kính Của Nghị Viện Âu Châu - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
22 tháng 4, 2013

Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam Dưới Lăng Kính Của Nghị Viện Âu Châu

Jean-PaulMarthoz, defenthedefenders – 21.4.2013: Vào ngày thứ năm 18/4/203 trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg, Nghị Viện Âu Châu sẽ đề cập đến một vấn đề cấp bách đó là tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tự to ngôn luận.

Thực vậy, quốc gia Đông Nam Á này đang đưọc chú ý đến vì đang gia tăng đàn áp chính trị với một cường độ bất thường. Điều này không chỉ vì báo giới quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến các quốc gia “đang có những tin tức sốt dẻo” như Myanmar, Trung Quốc hay Triều Tiên, nhưng một phần cũng vì Việt Nam đang được xem như một “con cọp kinh tế”, đang mở cửa tiếp đón đầu tư nước ngoài và được đánh giá là “đang đi đúng hướng trên con đưòng cải cách và chuyển đổi cơ cấu”.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, nhiều báo cáo của các cơ quan quốc tế đang lên tiếng về những cuộc đàn áp có hệ thống của chính quyền, Cụ thể là trong tháng 9/2012, Ủy Ban Bảo Vệ Phóng Viên (Committee to Protect Journalists, New York) đã công bố một cuộc khảo sát mang tựa đề “Mặc dù mở cửa kinh tế nhưng tự do báo chí tại Việt Nam bị thu hẹp”.

Bài khảo sát này đã nhắc lại rằng ở Việt Nam tất cả các cơ quan truyền thông đều nằm dưới sự kiểm soát của Nhà Nước và vị Tổng biên tập bắt buộc phải là đảng viên (cộng sản). Những cán bộ của bộ máy tuyên truyền thường xuyên gặp gỡ giới lãnh đạo truyền thông để nhắc nhở cho họ con đường phải đi, những chủ đề được nêu lên và những chủ đề phải cho chìm xuồng. Một hệ thống cực kỳ sắt đá và không gì có thể lọt qua được.

Kiểm soát các cơ quan truyền thông nước ngoài.

Các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng bị kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Họ bắt buộc phải thuê những thư ký địa phưong, thị thực chỉ có giá trị sáu tháng và mỗi khi muốn thực hiện một phóng sự bên ngoài Hà Nội phải có sự cho phép của Bộ Ngoại Giao cũng như bắt buộc phải thuê một “trợ lý” với giá 200 USD/ngày. Viên “trợ lý” này chắc chắn phải được chính quyền công nhận.

Trong những tháng vửa qua, chính quyền tấn công dữ dội vào những người viết blog độc lập, những người phản kháng và các tín đồ Thiên Chú giáo hoạt động cho nhân quyền. Nội dung các trang blog thường đề cập về những vấn đề nóng trong xã hội như tranh chấp đất đai, tham nhũng và bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc.

Trong vài năm trước đây, giới viết blog tương đối tránh đưọc sự kiểm duyệt và đàn áp, nhưng chuyện ấy đã chấm dứt. Theo Shawn Crispin, tác giả của bản báo cáo nói trên thì “Từ năm 2009, một chiến dịch dọa nạt và truy quét đã đi đến việc bỏ tù hàng chục những người bất đồng chính kiến, những nhà hoạt động tôn giáo và người viết blog”. Chủ trương của những người này chỉ là đấu tranh cho một xã hội dân chủ đa đảng, tôn trọng nhân quyền và đòi hỏi chính phủ phải giải trình minh bạch hơn.

Cuối tháng 1/2013, trong một báo cáo do Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền (Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme – FIDH, Paris) và Ủy Ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam thực hiện đã xác nhận những sự kiện nêu trên trong một báo cáo với tựa đề “Người viết blog và phản kháng trên internet bị bỏ tù : bàn tay cai trị của nhà nước lên internet”. Theo bà Souhayr Belhassen, chủ tịch của FIDH thì “Việt Nam được biết đến với sự phát triển kinh tế và những bãi biển đẹp nhưng quyền tự to ngôn luận bị chà đạp trong sự bàng quan của truyền thông quốc tế. Đây quả là một trong những quốc gia đứng đầu trong lãnh vực này”.

Một kết quả ảm đạm.

Theo bản báo cáo của FIDH thì “Trong vòng 12 tháng qua, 22 người viết blog và phản kháng trên internet đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì đã tham gia đấu tranh bất bạo động trên mạng internet. Cụ thể ngày 9/1/2013, 14 người vị kết án 100 năm tù đơn giãn chỉ vì đã thực thi quyền tự to ngôn luận”.

Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières) thì Việt Nam đứng thứ 172 trên tồng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng liệt Việt Nam vào danh sách 12 nước “kẻ thù của internet”.

Theo Tổ chức Demdigest, vào trung tuần tháng 2/2013, có cả thảy 32 người viết blog đã bị kết án tù hoặc đang trong vòng điều tra. Phần lớn trong số này vị truy tố theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự “Chống phá nhà nước”. Với tội danh này họ có thể bị kết án lên đến 20 năm tù. Một người trong số này là ông Nguyễn Văn Hải, còn gọi là Điếu Cày. Vào năm 2007, ông Hải có viết một bài về dân chủ và quyền tự to ngôn luận. Bị bắt vào năm 2008 và đến năm 2012 bị kết án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế. Một nhân vật khác là ông Lê Quốc Quân, bị bắt vào tháng 12/2012 về tội “trốn thuế”.

Gió đã đổi chiều

Theo Dustin Roasa của tờ Dissent, một tờ báo ở New-York có khuynh hướng trung tả thì cho đến ngày hôm nay, phần lớn những lời chỉ trích chính quyền vi phạm nhân quyền đều xuất phát từ các tổ chức tôn giáo hoặc những “giới truyền thông Mỹ có khuynh hướng bảo thủ như Wall Street Journal, New York Post hayNew York Sun. Điều này có nghĩa là giới “tự do” và “tiến bộ” [hiểu ngầm là các khuynh hướng tả phái - lời người dịch] ngần ngại chỉ trích một quốc gia đã từng bị tàn phá sau hai cuộc chiến với Pháp và Mỹ và cuộc chiến thắng của miền Bắc (Việt Nam) vào năm 1975. Tuy nhiên, thái độ này đang dần thay đổi. Các nhân vật tả phái cũng đang bắt đầu có những chỉ trích chính quyền Việt Nam ngay từ khi người ta chứng kiến thảm cảnh hàng trăm ngàn thuyền nhân trốn chạy chế đố công sản đầu thập niên 70.

Nếu ngày xưa ca sĩ phản chiến Joan Baez và nhà đấu tranh người Ý nổi tiếng của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International ) là Ginetta Sagan đã bênh vực chính quyền Việt Nam :“Quý vị lấy quyền gì để chỉ trích một quốc gia mà quý vị đã dội bom napalm ?”, thì ngày nay cũng chính họ đã kết án những trại cải tạo, các cuộc tra tấn đang xảy ra trong một “nước Việt Nam được giải phóng”. Joan Baez đã tâm sự “Chúng ta phải trung thực. Đàn áp thì phải nói là đàn áp. Phải lên án các hành vi bạo hành cho dù người ấy theo chủ nghĩa xã hội hay đế quốc”.

Và để minh chứng cho sự thay đổ này, một dự thảo cho một Nghị Quyết của Nghị viện Âu châu đã được đệ trình từ Nhóm các dân biểu tả phái và Đảng Xanh vùng Bắc. Cho dù những từ ngữ trong bản dự thảo tương đối ôn hòa nhưng nó cũng nêu bật những vi phạm của chính quyền Việt Nam và mạnh mẽ yêu cầu Ủy Ban Âu Châu phải đưa vào nghị trình vấn đề tự to ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế trong các cuộc thảo luận giữa Bruxelles và Hà Nội.

Nói theo ngôn ngữ thể thao thì “trái bóng đang nằm bên phần sân của Việt Nam” và chính quyền Việt Nam hầu như khó tránh được những chỉ trích của cộng đống quốc tế.
Tự Do Ngôn Luận Tại Việt Nam Dưới Lăng Kính Của Nghị Viện Âu Châu Reviewed by Răng Ra Ri on 4/22/2013 Rating: 5 Jean-PaulMarthoz, defenthedefenders – 21.4.2013 : Vào ngày thứ năm 18/4/203 trong phiên họp toàn thể tại Strasbourg, Nghị Viện Âu Châu sẽ...

Không có nhận xét nào: