X - CAFEVN - 29.4.2013:
1 - NGƯỜI BUÔN GIÓ - ĐẠI VỆ CHÍ DỊ
Xưa nay Vệ đoàn kết, bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
1 - NGƯỜI BUÔN GIÓ - ĐẠI VỆ CHÍ DỊ
Xưa nay Vệ đoàn kết, bởi Vệ làm chư hầu cho nước lớn, không là Bạch cũng là Tề. Khi quan lại nước Vệ có mâu thuẫn. Sứ thần nước lớn như Bạch, Tề chỉ cần đứng ra dàn xếp là mọi việc ổn thỏa, quan lại Vệ có thể không nghe Vệ Vương chứ không thể trái mệnh của sứ thần thiên tử.
Hơn hai mươi năm nay khi Bạch suy yếu. Vệ quay ra thần phục Tề, dâng đất đai làm lễ chư hầu. Từ đó Vệ ổn định chính sự, khi có khó khăn chỉ cần dâng sớ báo Tề, mọi việc đều êm đẹp. Quan lại trong triều Vệ đua nhau tìm sản vật, tài nguyên dâng Tề làm quà tiến thân. Quan đầu tỉnh chỉ cần phát hiện tài nguyên, gọi người Tề đến khai thác là yên tâm kê cao gối mà ngủ, đến năm đến tháng là tuần tự lên chức. Chính sự nước Vệ vì thế mà yên bình, bốn cõi phẳng lặng.
2- GIA ĐÌNH TRẦN HUYNH DUY THỨC - NGƯỜI TA SỢ ANH CẦM VIẾT HƠN CẦM SÚNG
Đặc biệt cả nhà đều nhận thấy một sự thay đổi khác lạ trong thần sắc của Thức. Đó không chỉ là sự tự tin lạc quan thường thấy mà còn là phong thái thư thả của người không phải đang ở tù, mà tựa một người bừng sáng sau giông bão như chính điều mà Thức đã nhắn gửi: “Chỉ cần giữ được ánh lửa thì nó sẽ bừng sáng sau giông bão”. Phong thái đó rõ ràng đến mức mọi người trong nhà không thể không nghĩ rằng một vận hội mới đang đến rất tốt đẹp. Nhìn Thức bây giờ cảm thấy dường như mọi lao khổ, bão táp, phong ba đều không thể bám được vào con người Thức. Tất cả đều trôi tuột đi. Phong thái đó tương phản với hình ảnh của Thức trước khi bị bắt. Dù lúc nào cũng tự tin nhưng lúc đó trong Thức ẩn chứa những nỗi lo lắng, ưu tư. Lúc ấy gia đình không hiểu được nguyên nhân nhưng sau khi Thức bị bắt thì đọc các bài viết của Thức mới biết rằng đó là sự trăn trở cho hiện tình đất nước. Còn bây giờ dù nỗi ưu tư ấy vẫn còn nhưng lại không thấy sự lo lắng đó nữa. Thay vào đó là một thái độ điềm tĩnh đến lạ thường.
3 - HIỀN VY - 30 THÁNG TƯ, 38 NĂM NHÌN LẠI
38 năm trôi qua, những sự thật về "chiến thắng", "giải phóng", hay "xâm lăng" đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ "giải phóng" rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn Vươn, Nguyễn Đức Kiên... là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự hỏi, phải chăng "nhà nước" đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.
4 - ÔNG ĐẶNG QUỐC BẢO ĐÃ KHUYÊN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VN NHỮNG GÌ?
Trong vòng 50 năm tới, VN phải vươn lên đứng đầu Đông Nam Á, với tố chất của chúng ta. Chúng ta phải trí thức hoá đất nước, mà không trí thức hoá thì không sống nổi… Phải trí thức hoá, hiện đại hoá đất nước. Và phải nắm lấy [ASEAN], Việt Nam cùng với ASEAN là một… Đồng thời VN phải mở rộng tay ra với các nước xung quanh; bắt tay với Ấn Độ, bắt tay với Nhật Bản, kể cả bắt tay với Mỹ, bắt tay với các nước xung quanh mình thì mới kiềm chế được TQ. Chúng ta không gây chiến với TQ, mà chúng ta phải kiềm chế tham vọng của TQ. Tất nhiên, lãnh đạo hiện nay lại không nghĩ như thế, mà không nghĩ như thế là sai lầm lớn về chiến lược… Tất cả những chuyện này tôi đã nói với lãnh đạo, là nếu các anh thông minh thì các anh làm theo cái hướng như thế. Còn nếu các anh muốn giết tôi thì dễ thôi vì tôi tự giết tôi. Tôi không còn sống được bao lâu nữa. Các anh không giết tôi thì rồi tôi cũng chết thôi. Đây là tấm lòng của tôi đối với đất nước, và đây là vấn đề chiến lược. Nếu các anh không hiện thực hoá chiến lược này thì có tội…
5 - PHƯƠNG BÍCH - HÒA GIẢI DÂN TỘC CŨNG LÀ CHUYỆN CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG NƯỚC
Thực ra sau chiến tranh, không phải tất cả người Việt ở 2 phía đều căm thù nhau. Nếu không có chuyện phân biệt kẻ thắng người thua, không có chuyện “trừng phạt” dẫn đến thảm cảnh hàng triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, gây nên oán thù suốt mấy chuc năm qua làm chia rẽ lòng người, thì nước Việt ta biết đâu sẽ lớn mạnh chả kém gì nước Nhật, hay Mỹ? Chuyện hòa giải không còn là của riêng người Việt trong nước và người Việt tha phương, mà chính người Việt trong nước cũng cần hòa giải với nhau. Nếu không cố gắng tìm tiếng nói chung, vô hình chung chúng ta càng đẩy mình ra xa nhau. Đây hoàn toàn không phải là sự thỏa hiệp. Ít nhất đã có nhiều người ở cả hai phía của cuộc chiến trước đây, giờ trở thành bạn bè thân thiết qua mạng. Họ đều có chung một khao khát cho đất nước, sau ngần ấy năm đau khổ vì chiến tranh và ly tán, nay phải được bình yên và hạnh phúc. Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình.
6 - HOÀNG HƯNG - XÃ HỘI DÂN CHỦ TRUYỀN THÔNG VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
Một năm trước, người viết bài này đã dự báo về “truyền thông VN hậu Tiên Lãng” ghi nhận tác động không thể phủ nhận của truyền thông “lề trái” đối với đời sống xã hội chính trị của nước này. Cho đến hôm nay, có thể khẳng định rằng một mạng lưới truyền thông “lề trái” (cũng được gọi là “lề dân”) đã hình thành vững chắc ở VN, bất chấp mọi cố gắng ngăn chặn và đánh phá của an ninh, nhiều lúc vượt mặt cả hệ thống truyền thông “lề Đảng” trong cuộc đua “không sòng phẳng” nhất là khi xử lý những đề tài “nhạy cảm”: một bên có “trăm tay nghìn mắt vạn đầu”, mà mỗi hình ảnh con mắt ghi nhận trực tiếp mỗi ý tưởng bộc phát trong đầu lập tức được bàn tay nhắp chuột tung lên tờ đại báo có phạm vi toàn cầu; bên kia là sáu, bảy trăm tờ báo chỉ có một cái đầu, bị xiềng bởi một hệ thống kiểm duyệt chìm và nổi, ngày càng bộc lộ sự thiểu năng trong chính lý do tồn tại của truyền thông: tiếp cận và loan truyền sự thật. Vậy là trên thực tế, trong khi nhiều quyền dân chủ còn bị nhà nước toàn trị hạn chế hết sức và thậm chí tước đoạt, người dân VN đã tự tạo lập cho mình một XÃ HỘI DÂN CHỦ TRUYỀN THÔNG dưới sự “lãnh đạo” của Internet (thay vì “Internationale”!).
7 - ĐOÀN NAM SINH - BA MƯƠI TÁM NĂM NHÌN LẠI.
Hàng năm anh em cựu binh chúng tôi tụ tập nhau lại ăn bắp Mỹ bung tro dịp 30/4, để nhớ những ngày đói lả trong chiến trường, nhắc lại ai còn ai mất, ai lên hương ai tắt lửa,… Quá phân nửa đều kêu lên, ngày càng nhiều- nếu phải hy sinh tất cả để có một đất nước như thế này thì quá phí, quá tội nghiệp cho những bà mẹ, những đứa con ra đi mà chỉ biết tao bóp cò trước thì mẹ mày khóc và ngược lại. Ba mươi tám năm, gần với mốc 50 năm của “độ lùi lịch sử”- không thể lấp liếm điều gì. Anh chị em chúng tôi đã thấy, đã nhận thức lại ngày qua, đời mình và đoán định về tương lai con cháu, thấy rằng: Lòng nhân hậu đồng bào như câu “bầu ơi thương lấy bí cùng”,… mà một cộng đồng ngót trăm dân tộc, rải khắp ba miền vẫn kỳ thị nhau, xa cách nhau vì đâu; hay “gà cùng một mẹ”…mà cả bốn biển năm châu đi đâu cũng thấy sự cực đoan, cuồng tín chỉ vì những tín lý, chủ nghĩa xa lạ mà tự hay bị “bôi mặt đá nhau”, vì đâu ? Thực sự chúng ta chỉ còn những giá trị vĩnh cửu là dòng giống Lạc Hồng, văn hiến Việt Nam và giang sơn toàn vẹn biển trời. Cùng siết chặt tay nhau, nhìn thẳng vào mắt nhau, thương yêu chia sớt cho nhau. Ai cố phá ra, làm hỏng đi, xấu đi là tội đồ của dân tộc.
8 - PHẠM TRẦN - BA MƯƠI TÁM NĂM SAU 30/4/1975, VIỆT NAM ĐEN TỐI HƠN BAO GIỜ HẾT
Cứ tưởng sau 30/4/1975 khi đất nước đã quy về một mối, hết còn chiến tranh thì mọi người Việt Nam ở hai chiến tuyến Bắc-Nam sẽ tay bắt mặt mừng, cùng nhau xây dựng lại Tổ quốc để được sống hạnh phúc, nhưng 38 năm sau lòng người vẫn phân tán, hạnh phúc còn xa tầm tay và đất nước chưa thấy ngày mai. Đó là thực tế phũ phàng và đáng buồn, không ai muốn thấy nhưng nó đã xảy ra và chưa ai biết rồi vận nước và phận mình sẽ đi về đâu. Sau đây là những nguyên nhân tạo thành bức tranh u ám ấy:.......
9 - SONG CHI - 30 THÁNG TƯ, VÌ SAO CHƯA THỂ QUÊN?
Một nguyên nhân khác khiến cho quá khứ khó quên, là từ trong chính tính cách của người Việt Nam. Không chỉ riêng nhà cầm quyền là những kẻ bảo thủ và không muốn thay đổi, dường như cái tính ít chịu thay đổi, thiếu rộng lượng, khoan dung cũng nằm trong mỗi người Việt Nam. Cứ nhìn cách người Việt chúng ta hành xử với nhau trong đời thường hay quan điểm của chúng ta trước hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống thì rõ. Sở dĩ như vậy cũng bởi vì chúng ta phải sống quá lâu trong một chế độ độc tài ngu dân. Ðặc biệt khi chế độ đó lại kết hợp trong nó những cái tồi tệ nhất của chủ nghĩa phong kiến hủ lậu, chủ nghĩa tư bản thời man rợ và chủ nghĩa cộng sản khát máu, vô thần, như ở Việt Nam hay Trung Quốc.
10 - BÚT CHÌ - ĐÊM THÁNG TƯ, VIẾT CHO QUẠ VÀ EM GÁI
Em nói em đang khủng hoảng niềm tin. Giáo sư giao cho em bài tập mỗi tuần điểm một tin tức Việt Nam và bình luận về tin tức đó. Em nói, em không biết phải dẫn tin nào. Em lên mạng và không đọc được một điều gì tươi sáng. Em không biết phải kể gì với bạn bè ngoại quốc để không "mất hình ảnh" Việt Nam. Em còn nói, nhóm sinh viên mới bọn em có 4 Việt 1 Hàn, tụi Nhật nó chẳng biết gì và chẳng quan tâm gì về Việt Nam trong khi lại hào hứng thấy rõ với cô bé Hàn Quốc. Vậy thì em ơi, làm gì đã có hình ảnh nào đâu mà mất? Cũng như ở đây, tụi Mỹ ở trường anh có biết và thèm biết đếch gì về Việt Nam. Chỉ có đám giáo sư già hơi tò mò vì không biết cái gì đã xảy ra trong suốt ngần ấy năm sau khi chiến tranh chấm dứt, ra vẻ hỏi han. Còn đám trẻ? Chúng nó đang bận chơi với chó, tán láo và đi bar. Đám bạn học của anh 6/10 đứa đang vẽ Batman, Spiderman và Ironman oánh nhau tóe lửa, 3 đứa vẽ manga mắt to cộ ngân ngấn nước, đứa còn lại điên cuồng vẽ Pôkémon. Không một đứa nào quan tâm cứt gì đến cái mảnh đất tụi mình gọi là Đất Nước đâu em.
Không có nhận xét nào: